KIỂM TRA MỘT TIẾT.
A/ Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản về các cách đo: độ dài , thể tích, khối lượng; một số khái niệm: Khối lượng, lực, trọng lực;Đơn vị đo của các đại lượng; Các tác dụng của lực.
- Rèn kĩ năng trình bày; bồi dưỡng khả năng tư duy tổng hợp.
- Rèn tính cẩn thận.
B/ Chuẩn bị;
1, GV: đề kiểm tra.
2, Hs : Ôn tập các kiến thức.
C/ Phương pháp :
- Trắc nghiệm, tự luận.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 9 và 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/10/2009
Tiết 9
Ngày giảng: 22/10/2009
Kiểm tra một tiết.
A/ Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản về các cách đo: độ dài , thể tích, khối lượng; một số khái niệm: Khối lượng, lực, trọng lực;Đơn vị đo của các đại lượng; Các tác dụng của lực...
- Rèn kĩ năng trình bày; bồi dưỡng khả năng tư duy tổng hợp.
- Rèn tính cẩn thận.
B/ Chuẩn bị;
1, GV: đề kiểm tra.
2, Hs : Ôn tập các kiến thức.
C/ Phương pháp :
- Trắc nghiệm, tự luận.
D/ Tiến trình :
1, ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
6A:..................................
6B:..................................
6C:..................................
2, Nội dung;
a, Đề kiểm tra:
Họ và tên:.................................
Kiểm tra 1 tiết
ĐIểM:
Lớp:....................
Môn: Vật lý 6
Phần I: Trắc nghiệm.
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng trong các câu sau:
1, Tron câu đúng nhất trong các câu sau;
A, Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất có thể đo được bằng thước.
B, Giới hạn đo của thước là độ dài của thước.
C, Giới hạn đo của thước là khoảng cách lớn nhất giữa hai vạch chia trên thước.
D, Giới hạn đo của thước là độ dài nhỏ nhất đo được bằng thước.
2, Dùng thước đo nào là hợp lý để đo chiều dài của SGK vật lý 6?
A, Thước có GHĐ là 1m, ĐCNN là 1cm.
B, Thước có GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm.
C, Thước có GHĐ là 10cm, ĐCNN là 0,5 mm.
3,Đổi đơn vị thể tích, khi đổi 10m3 nước thành lít được:
A, 100 lít B, 1000 lít C, 10000 lít D, 10 lít.
4,Khối lượng của một vật là:
A, chỉ lượng chất chứa trong vật. B, chỉ sức nặng của vật.
C, chỉ chiều cao của vật. D, chỉ kích thước của vật.
5, Trọng lực là :
A, lực đẩy của trái đất tác dụng lên mọi vật. B, lực hút của trái đất lên mọi vật. C, lực hút của mặt trăng lên mọi vật. D, lực hút của mặt trời lên mọi vật.
6, Trọng lực có:
A, phương thẳng đứng chiều hướng từ dưới lên trên.
B, phương ngang, chiều hướng từ dưới lên trên.
C, phương ngang, chiều hướng từ trên xuống dưới.
D, phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
Câu 2: Điền từ , cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...)?
7, Khi đo độ dài, đầu tiên ta phải ước lượng.......................cần đo. Rồi chọn thước có....
..........................................và .............................................................................thích hợp.
8, Một cái búa đóng vào một cái đinh. Búa đã tác dụng vào đinh một ………………….
9, Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là..................................... của vật đó.
Phần II: Tự luận.
Câu 3: Xác định trọng lượng của vật có khối lượng là: 200 g , 5 kg , 6,5 kg.
Câu 4: Trình bày các bước để đo thể tích của vật rắn không thấm nước? ( trình bày một trong hai cách: dùng bình chia độ hoặc dùng bình tràn )
3, Đáp án và biểu điểm:
Câu 1:3 điểm= mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
C
A
B
D
Câu 2: 2,5 điểm = mỗi từ đúng cho 0,5 điểm.
7, Độ dài - GHĐ - ĐCNN.
8, Lực đẩy
9, Trọng lượng.
Câu 3: 3 điểm
P1 = 2 N
P2 = 50 N
P3 = 65 N
Câu 4: 1,5 điểm. ( nêu 1 trong 2 cách đều được)
Các bước đo thể tích bằng:
1, Dùng bình chia độ:
2, Dùng bình tràn:
E/ Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:. 24/10/2009
Tiết 10
Ngày giảng:
Bài 9: lực đàn hồi.
A/ Mục tiêu:
- Hs nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo.
- HS nắm được các đặc điểm của lực đàn hồi.
- Từ kết quả thí nghiệm, HS nắm được mối quan hệ của của lực đàn hồi và độ biến dạng của vật( lò xo).
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc theo nhóm.
B/ Chuẩn bi:
1, Giáo viên: Tranh vẽ to bảng ghi kết quả 9.1(SGK)
2, Học sinh: mỗi nhóm :
1 giá treo - 1 chiếc lò xo - 1 thước chia độ đến mm - 4 quả nặng nắng 50g.
C/ Phương pháp dạy - học:
Vấn đáp, thuyết minh, thực hành, tự luận, thảo luận nhóm.
D/ Tiến trình bài dạy:
1,ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra sĩ số.
6A:..................................
6B:..................................
6C:..................................
2, Kiểm tra bài cũ: không
3, Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. ( 2 phút )
GV : Một sợi dây cao su và một chiếc lò xo có tính chất nào giống nhau?
Điều khiển của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi. ( 29 phút)
- Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm( hình 9.1)
- Yêu cầu HS ghi các kết quả vào bảng 9.1 (SGK).
- Từ kết quả thí nghiệm hãy hoàn thành câu C1?
- Giới thiệu biến dạn đàn hồi: Biến dạng đàn hồi là biến dạng mà sau khi thôi tác dụng lực vật trở lại hình dạng ban dầu( trạng thái ban dầu)
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về độ biến dạng.
- Hoàn thành câu C2?
- Quan sát cách bố trí.
- Quan sát cách tiến hành.
- Chia nhóm, tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả.
- Thảo luân hoàn thành câu C1: 1, dãn ra.
2, tăng lên.
3, bằng.
- Ghi lại thông tin biến dạng đàn hồi.
- Đọc thông tin trong SGK.
- Hoàn thành câu C2.
I.Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng.
1, Biến dạng của một lò xo:
a, Thí nghiệm:
* Dụng cụ:
- 1 giá treo - 1 chiếc lò xo - 1 thước chia độ đến mm - 4 quả nặng nắng 50g.
*Tiến hành:
- Đo chiều dai của lò xo khi chưa treo quả nặng.
- Đo chiều dài lò xo khi treo lần lượt 1,2,3 quả nặng.
* Kết quả:
Số quả nặng
Trọng lượng
Chiều dài
lò xo
Độ biến dạng
0
1
2
3
b, Kết luận:(SGK)
2, Độ biến dạng của lò xo: SG
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm lực đàn hồi và các đặc điểm của nó. ( 7 phút )
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về lực đàn hồi.
- Thực hiện yêu cầu của câuC3?
- Yêu cầu HS thực hiện câu C4 để tìm đặc điểm của lực đàn hồi? ( dựa vào câu trả lời C3).
?: Khi lò xo bị nén thì có lực đàn hồi xuất hiện không?
- GV: khi đó lực đ/ h sẽ tác dụng lực lên các vật tiếp xúc với 2 đầu của lò xo
- Các cá nhân tự đọc thông tin và nêu lại.
- Thảo luận, hoàn thành câu C3, C4. - C3: cân bằng với trọng lượng của quả nặng. Cường độ của lực đàn hồi khi đó bằng cường độ của trọnglực.- HS khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn ra đều có lực đàn hồi.
II.Lực đàn hồi và đặc điểm của nó:
1, Lực đàn hồi:
- Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào các quả nặng trong thí nghiệm trên là lực đàn hồi.
2, Đặc điểm của lực đàn hồi:
- C4: Độ biến dạng của lò xo tăng thì lực đàn hồi tăng.
Hoạt động 4: Vận dụng. ( 3 phút )
- Yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi trong phần Vận dụng.
- Dựa vào kết quả bảng 9.1 hoàn thành câu C5.
- Thảo luận câu C6.
III. Vận dụng:
- C5: 1, tăng gấp đôi.
2, tăng gấp ba.
- C6: Sợi dây cao su và lò xo có cùng tính chất đàn hồi.
4/ Củng cố: ( 2 phút )
?: Thế nào là lực đàn hồi? Lực đàn hồi ohụ thuộc vào yếu tố nào?
Yêu cầu 1 hs đọc nghi nhớ, 1 hs khác đọc có thể em chưa biết.
5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)
Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập trong SBT. Nghiên cứu trước bài 10.
E/ Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 910.doc