1. Biết đo chiều dài trong một số tình huống thường gặp.
Biết đo thể tích theo phương pháp bình tràn.
2. Nhận dạng tác dụng của lực như là đẩy hoặc kéo của vật.
Mô tả được kết quả tác dụng của lực như làm biến dạng vật hay làm biến đổi chuyển động của vật.
Chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.
3. Nhận biết được biểu hiện của lực đàn hồi như là lục do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng.
So sánh lực mạnh, lực yếu dựa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít.
Biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị lực là Newton.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tuần 1 đến 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÖÔNG I: CÔ HOÏC
MUÏC TIEÂU CHÖÔNG
1. Biết đo chiều dài trong một số tình huống thường gặp.
Biết đo thể tích theo phương pháp bình tràn.
2. Nhận dạng tác dụng của lực như là đẩy hoặc kéo của vật.
Mô tả được kết quả tác dụng của lực như làm biến dạng vật hay làm biến đổi chuyển động của vật.
Chỉ ra được hai lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng vào một vật đang đứng yên.
3. Nhận biết được biểu hiện của lực đàn hồi như là lục do vật bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng.
So sánh lực mạnh, lực yếu dựa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít.
Biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị lực là Newton.
4. Phân biệt khối lượng (m) và trọng lượng (P):
- Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật, còn trọng lượng là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực.
- Khối lượng đo bằng cân, đơn vị là kilogam (kg), trọng lượng đo bằng lực kế, đơn vị là Newton,
- Trong điều kiện thông thường, khối lượng của vật không thay đổi còn trọng lượng có thay đổi chút ít tùy theo vị trí của vật đối với Trái Đất.
- Ở Trái Đất, một vật cố khối lượng 1kg trì trọng lượng được tính tròn là 10N.
- Biết cách đo khối lượng của vật bằng cân đòn.
- Biết cách xác định khối lượng riêng (D) của vật, đơn vị là kg/m3 và trọng lượng riêng (d) của vật đơn vị là N/m3.
5. Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng của lực hoặc dùng lực nhỏ để thắng lực lớn.
Tuaàn 1-Tieát 1 ĐO ĐỘ DÀI
Ngày dạy:21/08
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
-HS biết:- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo .
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo .
- Biết cách đo độ dài bằng thước
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài
1.2. Về kĩ năng:
Rèn luyện được các kỹ năng sau đây :
- Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo .
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài .
1.3. Về thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo .
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo .
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
3.2.Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
- Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện. (1phút)
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Tiến trình bi học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Vào bài mới(5 phút)
GV cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời :
´ Tại sao đo độ dài của cùng 1 đoạn dây mà hai chị em lại có kết quả khác nhau ( gang tay của hai chị em không giống nhau, gang tay của chị dài hơn của em)
GV cần khẳng định lại đơn vị, thước đo của hai chị em không giống nhau. Độ dài của gang tay trong mỗi lần đo có thể không như nhau, cách đặt gang tay cũng có thể không chính xác, nên có phần dây chưa được đo, có phần dây được đo hai lần …
GV: Như vậy để khỏi tranh cãi, hai chị em phải thống nhất với nhau về điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này .
Hoạt động 2: (5phút)
KT:Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài
´ Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là gì ?
´ Đơn vị đo độ dài lớn hơn m là gì ?
( Km, hm, dam), nhỏ hơn m là gì ?(dm, cm, mm)
GV: Hướng dẫn cho HS tìm số thích hợp điền vào chỗ trống của câu C1.
GV: Cho HS tập ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn
- Yêu cầu HS từng bàn quyết định đánh dấu độ dài ước lượng 1m trên mép bàn học.
- GV cho HS dùng thước kiểm tra xem giá trị ước lượng của em có đúng hay không ?
´ Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu cm, dùng thước kiểm tra xem ước lượng của có đúng không.
- Yêu cầu từng HS ước lượng độ dài gang tay của bản thân và tự kiểm tra xem ước lượng của em so với độ dài vừa kiểm tra khác nhau bao nhiêu
- GV có thể thông báo sự khác nhau giữa độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra của nhóm nào càng nhỏ thì nhóm đó có khả năng ước lượng càng tốt .
- Như vậy, ngoài đơn vị đo độ dài là mét (m) thì người ta còn dùng thêm một số đơn vị đo độ dài thường gặp trong sách, truyện như
1 inh (inch) =2,54 cm
1 fit (foot) = 30,48 cm
- Bên cạnh đó : để đo những khoảng cách lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị “năm ánh sáng “.
Hoạt động 3: (7 phút)
KT:Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
GV: Cho HS quan sát hình 1.1, gọi HS đọc và trả lời câu C4.
GV treo tranh vẽ to thước dài 20 cm và có ĐCNN 2mm
- Gọi HS xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo
- Thông qua đó GV giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo để trả lời câu C5.
GV cho HS thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời câu C6. (GV gọi 1 HS trong các nhóm luân phiên trả lời câu C6)
* Lưu ý : trong câu C6 điều kiện của đề bài là mỗi thước đo chỉ được chọn 1 lần .
´ Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C7: thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng ?
Giáo viên liên hệ với những nghề sữ dụng các công cụ đo như nghề may người bán hàng công việc đo đòi hỏi phài có kỷ năng đo đếm chính xác đồng thời giáo dục ý thức , phẩm chất đạo đức của người lao động . giáo viên liên hệ với các môn học khác như toán khi vẽ hình phải chú ý đến số đo cho chính xác.
Hoạt động 4: (8 phút)
KN:Đo độ dài
- GV dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ để hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng 1.1 (SGK)
* Chú ý:
- Hd cụ thể cách tính giá trị trung bình
+ Phân nhóm, giới thiệu và phát dụng cụ nhóm HS.
- TH đo độ dài theo nhóm và ghi kq vào bảng 1.1(SGK)
- Trong thời gian HS thực hành, GV quan sát các nhóm làm việc và chuẩn bị cho hđ thảo luận ở bài tiếp theo.
Hoạt động 5: (7 phút)
KN:Thảo luận về cách đo độ dài:
Cho HS thảo luận trong nhóm để đi đến trả lời câu C1 đến C5
+ Đối với câu C1: Sau khi gọi 1 vài nhóm trả lời , GV nên đánh giá kết quả ước lượng độ dài đối với từng vật của các nhóm
+ Đối với câu C2: HS thường chọn đúng dụng cụ đo
´ Dùng thước dây hoặc thước kẻ đều có thể đo được chiều dài bàn học, cũng như đo được bề dày cuốn SGK Vật Lý, tại sao em không chọn ngược lại : tức là dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học và dùng thước dây để đo bề dày cuốn SGK ? (Nếu chọn ngược lại, kết quả đo không chính xác )
+ Đối với câu C4: Em cần đặt mắt như thế nào để đọc kết quả đo ?
+ Đối với câu C5: Nên sử dụng hình minh hoạ 3 trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia (gần sau 1 vạch chia, giữa 2 vạch chia và gần trước vạch chia tiếp theo của thước ) để thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 6: (5phút)
KT:Hướng dẫn HS rút ra kết luận
Qua phần thảo luận, gọi HS trong nhóm nêu phần kết luận .
C6: GV gọi HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây. (HS làm việc cá nhân )
Hoạt động 7: (8 phút)
KN:Vận dụng
C7: Cho HS xem hình 2.1 (SGK) , hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì
a/. Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì .
b/.Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì , nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0.
c/.Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì , vạch số 0 ngang bằng với một đầu của bút chì .
C8: Cho HS xem hình 2.2 (SGK) , hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo
a/.Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
b/.Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
a/.Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật .
C9: Quan sát kỹ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng
- Gọi một HS đứng lên đọc phần “ Có thể em chưa biết
Đơn vị đo độ dài:
1/. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét .
- Ký hiệu : m .
C1: 1m = 10dm, 1m = 100cm
1cm = 10mm, 1Km= 1000m
2/. Ước lượng độ dài:
C2 : Ước lượng độ dài của 1m
C3 : Ước lượng chiều dài của gang tay.
II/.Đo độ dài :
1/. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
C4: -Thợ mộc :dùng thước dây (thước cuộn)
- Học sinh : dùng thước kẻ .
- Người bán vải : dùng thước mét (thước thẳng ).
C5: kết quả tùy theo thước của học sinh.
C6:
a/Đo chiều rộng của cuốn sách Vật Lý 6 : dùng thước 2 có GHĐ 20cm, ĐCNN:1mm.
b/Chiều dài của cuốn sách Vật Lý 6 : dùng thước 3 có GHĐ : 30cm, ĐCNN 1mm
c/Chiều dài của bàn học : dùng thước 1 có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C7: Thợ may thường dùng thước có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng .
2/. Đo độ dài :
Bảng kết quả đo độ dài.
(SGK)
III/ Cách đo độ dài:
C1:Tuỳ câu trả lời của HS
C2: Trong 2 thước đã cho (thước dây và thước kẻ ), chọn thước dây để đo chiều dài bàn học vì chỉ phải đo 1 hoặc 2 lần ; chọn thước kẻ để đo bề SGK Vật Lý 6 vì thước kẻ có ĐCNN (1mm) nhỏ hơn so ĐCNN của thước dây (0,5cm ) nên kết quả đo chính xác hơn.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật .
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật .
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng ) với vạch chia , thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
* Kết luận:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
- Đọc , ghi kết quả đo đúng quy định
C6: (1): Độ dài
(2): Giới hạn đo
(3): Độ chia nhỏ nhất
(4):Dọc theo
(5): ngang bằng với
(6):Vuông góc
(7) : Gần nhất
IV/ Vận dụng:
C7: Chọn câu c)
C8: Chọn câu c)
4.4.Tổng kết:
Qua nội dung bài học hôm nay chúng ta cần nắm những nội dung sau:
? Em cần đặt mắt như thế nào để đọc kết quả đo ?
(Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật)
- GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ.
- Gọi HS Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
4.5 Hướng dẫn học tập :
Đối với bài học ở tiết học này:
+Học bài phần ghi nhớ SGK
+Đọc phần có thể em chưa biết
+ Làm bài tập 11.1đến11.5 SBT
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Đối với bài học ở tiết học này: + Xem lại phần thực hành đã làm
- Học thuộc ghi nhớ (SGK + vở bài học)
- Làm BT 1.-2.4 đến 1.-2.13
- GV hướng dẫn HS BT 1.-2.1, 1.-2.2, 1.-2.3
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài: Đo thể tích chất lỏng
- Xem cách đo thể tích của hòn sỏi bằng bình chia độ như thế nào?
- Tìm hiểu một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng
5. PHỤ LỤC
Tuần 2-Tiết 2 ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Ngày dạy:
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
-HS biết: Kể tên 1 số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- HS hiểu: Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo .
1.2 Kĩ năng:
1.2. Về kĩ năng:
Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp
Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
1.3. Về thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo .
Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
Tranh vẽ gồm 2 ấm và 1 bình
1 bình chia độ ; 1 Xô đựng nước ; 1 vài loại ca đong ; 2 Bình chưa biết dung tích
3.2.Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
Đọc trước bài ở nhà.
- Xem cách đo thể tích của hòn sỏi bằng bình chia độ như thế nào?
- Tìm hiểu một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện. (1phút)
4.2.Kiểm tra miệng: (5phút)
? GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì ? Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước.(5 đ)
? Sữa BT 1-2.7.(3đ)
? Kể tên một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. (2đ)
Trả lời
- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước .ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước .để chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp
- BT 1-2.7; - Ca đong , chai lọ có ghi sẳn dung tích
4.3.Tiến trình bi học
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài mới (4phút)
Giáo viên treo 3.1
-Mọi vật dù lớn hay nhỏ đều chiếm một thể tích trong không gian.
´ Làm thế nào để biết chính xác cái ấm chứa được bao nhiêu nước?
Hoạt động 2(5phút)
KT:Tìm hiểu về đơn vị đo thể tích chất lỏng.
-HS: Thu thập thông tin và nhớ lại đơn vị đo thể tích.
´ Đơn vị đo thể tích là gì?
´ Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
-Trong thực tế người ta thường dùng nhiều đơn vị khác nhau để đo thể tích. Mối quan hệ giữa các đơn vị như sau:
1 lít = 1 dm3
1 ml= 1 cm3(1.cc)
-Yêu cầu học sinh áp dụng hoàn thành câu C1:
Hoạt động 3: (7phút)
Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
-HS: quan sát hình 3.2, yêu cầu học sinh quan sát.
-GV: giới thiệu bình chia độ giống hoăc gần giống như hình 3.2
-Gọi học sinh trả lời câu C2 -> C5
Giáo viên: lưu ý cho học sinh cách sữ dụng dụng cụ đo phải chính xác, cẩn thận chỉ sử dụng những dụng cụ đo đạt tiêu chuẩn chất lượng không đồng tình với những hành vi chế tạo sai và sữ dụng dụng cụ không đạt tiêu chuẩn
Nêu vài ví dụ trong thực tế minh họa
Hoạt động 4 (5phút)
KT:Tìm hiểu cách nào để đo thể tích chất lỏng.
-Hs: làm việc cá nhân sau đó thảo luận nhóm thống nhất các câu trả lời C6 -> C8
? Cách đặt bình chia độ ntn là chính xác? Vì sao?
? Cách đặt mắt nào nào đọc đúng thể tích cần đo? Vì sao?
´ Tóm lại, làm thế nào để đo thể tích chất lỏng?
-HS: hoàn thành câu C9
-Gọi 2 HS đọc hoàn chỉnh lại trọn vẹn.
Hoạt động 5 (8phút)
KN:Thực hành.
-GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và giới thiệu cách làm.
Bình 1 : - chọn dụng cụ đo, xác định GHĐ + ĐCNN.
Ước lượng thể tích nước (lít).
Lấy bình chia độ đong nước trước rồi đổ vào bình đến khi đầy .
Tính thể tích ( cm3 )
Ghi kết quả vào bảng.
- Tương tự bình 2 : Đổ nước từ bình 2 ra bình chia độ nhận định thể tích nước chứa trong bình (cm3)
-Chia nhóm học sinh thực hành ghi kết quả vào bảng
I/. Đơn vị đo thể tích.
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
C1: 1m3 =1000dm3
=1000000cm3.
1m3 =1000 l = 1000000 ml
Đo thể tích chất lỏng.
Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích
C2 : Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN O,5lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN 0,5 lít. Can nhựa có GHĐ 5 lít và ĐCNN 1 lít
C3 : Dùng chai, bình … đã biết sẵn dung tích
C4:
GHĐ
ĐCNN
Bình a :
Bình b:
Bình c:
100 ml
50ml
300ml
2ml
50ml
50ml
C5:Những dụng cụ để đo thể tích chất lỏng gồm: chai, lọ, ca đong … có ghi sẵn dung tích bình chia độ …
Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng:
C6: Bình b đặt thẳng đứng
C7: Đặt mắt ngang
C8: a)70cm3 b)50cm3 c)40cm3
C9: (1): Thể tích (4):Thẳng đứng
(2): GHĐ (5): Ngang
(3): ĐCNN (6): Gần nhất
* Kết luận:
Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng bình chia độ , ca đong …
Thực hành:
Đo thể tích nước trong hai bình .
Bình 1 chứa đầy nước, bình 2 chứa 1 ít nước
4.4.Tổng kết:
Qua nội dung bài học hôm nay chúng ta cần nắm những nội dung sau:
Câu1 :Kể tên các loại máy cơ đơn giản? Nêu ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống hằng ngày mà em biết
Đáp án:3 loại máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Câu 1: Nếu lưc kéo vật nhỏ hơn so với trọng lượng cuả vật thì sao?
Đáp án: Nếu lưc kéo vật nhỏ hơn so với trọng lượng cuả vật thì chúng ta không kéo vật lên được.
4.5 Hướng dẫn học tập :
Đối với bài học ở tiết học này:
-Yêu cầu HS mở sách BT Vật Lý 6 trang 6 và làm bài tập 3.1 và 3.2
-GV nhận xét bài làm và thống nhất câu trả lời
? làm thế nào để đo thể tích chất lỏng?
( Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng bình chia độ, ca đong …)
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Đối với bài học ở tiết học này:
? Cách đặt bình chia độ ntn là chính xác? Vì sao?
? Cách đặt mắt nào nào đọc đúng thể tích cần đo? Vì sao?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Hoàn chỉnh các bài tập còn lại
-Chuẩn bị : 1 vài hòn sỏi, đinh ốc có dây buộc.
-Xem trước nội dung bài: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
5. PHỤ LỤC
Tuần3 -Tiết 3 ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Ngày dạy:
1.MỤC TIÊU:
1.1. Về kiến thức:
-HS biết: Đo được thể tích của lượng chất lỏng, đo được thể tích của vật rắn không thấm nước
1.2. Về kĩ năng:
Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước.Biết sử dụng các dụng cụ đo chất lỏng để đo thể tích vật rắn bất kỳ không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
1.3. Về thái độ:
Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Dùng công thức toán học để xác định giá trị trung bình của phép đo
- Biết sử dụng các dụng cụ đo chất lỏng để đo thể tích vật rắn bất kỳ không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn
3. CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên
-Một số bình chia độ trong phòng thí nghiệm.
-Bình tràn, ca chứa.
-1 xô đựng nước.
- Bảng kết quả 4.1
3.2.Học sinh: (Cho mỗi nhóm HS)
-1 vài vật rắn không thấm nước (sỏi, đá xanh, đinh ốc . . ) , dây buộc.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện. (1phút)
4.2.Kiểm tra miệng: (5phút)
Câu 1: Để đo thể tích chất lỏng em dùng dụng cụ nào, nêu phương pháp (quy tắc) đo?.(5đ)? Sửa BT 3.2 & 3.5(3 đ)
Đáp án:
ca đong, bình chia độ, chai có sẳn dung tích …..
- Quy tắc: chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN, đặt bình chia độ thẳng đứng, đặt mắt nhìn ngang mực chất lỏng trong bình, đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất.
Câu 1: Cách đặt mắt nào nào đọc đúng thể tích cần đo? Vì sao?(2đ)
Đáp án:
- Đặt mắt ngang với mực chất lỏng trong bình
4.3.Tiến trình bi học
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: .Vào bài mới (3phút)
Dùng bình chia độ có thể đo được thể tích của chất lỏng. Vậy những vật rắn không thấm nước như trong hình 4.4 thì đo thể tích bằng cách nào? Để trả lời câu hỏi trên hôm nay chúng ta học sang bài học mới .
Hoạt động 2. (10 phút)
KT:Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Yêu cầu HS quan sát hình 4.2 và trả lời câu C1.
HS thảo luận nhóm
GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm thảo luận
´ Trước khi thả vật vào bình tại sao phải buộc vào dây?
´ Thể tích ban đầu bằng bao nhiêu?
´ Thể tích của bình chưa sau khi thả hòn đá vào lên đến bao nhiêu?
´ Vậy thể tích của hòn đá đã làm bình chia độ tăng thêm là bao nhiêu?
GV: thông báo ngoài cách xác định thể tích vật rắn không thấm nước bằng cách dùng bình chia độ, ta còn có thể dùng phương pháp bình tràn để đo thể tích các vật rắn lớn hơn bình chia độ =>
Hs: quan sát hình 4.3 nghiên cứu cách đo thể tích hòn đá trong hình vẽ .
Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm mô tả cách đo theo 3 bước trong hình vẽ hoàn thành câu C2
Hs: tìm từ hoàn thành kết luận câu C3:
Hoạt động 3. (12phút)
KN:Thực hành đo thể tích vật rắn không thấm nước.
GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và giới thiệu cách làm.
Quan sát hướng dẫn, chú ý yêu cầu học sinh sử dụng các vật rắn lớn
Yêu cầu các nhóm 3 lần 1 vật, xác định thể tích của vật theo giá tri
Các nhóm ghi kết quả
Hoạt động 4: (7phút)
KN:Vận dụng
GV: hướng dẫn học sinh thảo luận hoàn thành câu C4 -> C6
GV nhận xét bài làm và thống nhất câu trả lời
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Dùng bình chia độ:
C1 : Cách đo thể tích hòn đá bằng bình chia độ
Bước 1 : đổ nước vào bình chia độ V1 = 150cm3
Bước 2 :thả hòn đá vào bình V2 = 200cm3
Bước 3 : thể tích hòn đá :
Vđá = V2 – V1 = 200cm3 – 150 cm3 = 50cm3
Dùng bình tràn:
C2: Cách đo thể tích của hòn đá bằng phương pháp bình tràn
Bước 1 : đổ nước vào đầy bình tràn.
Bước 2 :thả hòn đá vào bình tràn. Hứng nước chảy từ bình tràn sang bình chứa.
Bước 3 : đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Xác định thể tích của vật
Kết luận:
a) (1) Thả vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng (2) dâng lên bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì (3)thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng (4)tràn ra bằng thể tích của vật.
Thực hành: Sgk/16
Vận dụng
C4 :
-Lau khô bát to trước khi dùng
-Khi nhấc ca ra cẩn thận, không làm đổ nước
-Đổ từ từ nước từ bát vào bình chia độ
4.4.Tổng kết:
Qua nội dung bài học hôm nay chúng ta cần nắm những nội dung sau:
Gọi HS phát biểu ghi nhớ.(để đo thể tích vật rắn không thắm nước dùng bình chia độ và bình tràn).
Gọi HS đọc to phần “Có thể em chưa biết”.
? Nêu các pp đo thể tích vật rắn không thắm nước?
Trả lời: Thả vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật
4.5 Hướng dẫn học tập :
Đối với bài học ở tiết học này:
? Nêu các pp đo thể tích vật rắn không thấm nước?Làm BT trong sách BT 4.1 => 4.3
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Tìm hiểu các loại cân
-Xem trước nội dung bài: Khối lượng – đo khối lượng
-Mỗi nhóm 1 vỏ bao bì bánh , kẹo có ghi khối lượng và trả lời câu hỏi
?Số 200gam có ý nghĩa gì?
?Trên hộp sửa Dumex ghi 900g cho biết đều gì?
5. PHỤ LỤC
File đính kèm:
- Tiet 1 2 3 mon Vat ly lop 6 Moi nhat.doc