Giáo án Vật lý 6 tuần 23 tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

BÀI 19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : Nắm được thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau. Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Giải thích được một số ví dụ đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

 2. Kỹ năng : Làm được thí nghiệm hình 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng

 3. Thái độ : Ham học hỏi, yêu thích môn học, trung thực, ý thức tập thể trong thu thập thông tin và làm thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ :

 Mỗi nhóm:1 bình thuỷ tinh đáy bằng ;1 ống thuỷ tinh thẳng;1 nút cao su đục lỗ;1 chậu nhựa;nước có pha màu;1 phích nước nóng; 1 chậu nước lạnh

 Cả lớp :tranh vẽ hình 19.3.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tuần 23 tiết 23: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn: Tiết 23 Ngày dạy: Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nắm được thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau. Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Giải thích được một số ví dụ đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 2. Kỹ năng : Làm được thí nghiệm hình 19.1, 19.2 chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng 3. Thái độ : Ham học hỏi, yêu thích môn học, trung thực, ý thức tập thể trong thu thập thông tin và làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị : Mỗi nhóm:1 bình thuỷ tinh đáy bằng ;1 ống thuỷ tinh thẳng;1 nút cao su đục lỗ;1 chậu nhựa;nước có pha màu;1 phích nước nóng; 1 chậu nước lạnh Cả lớp :tranh vẽ hình 19.3. III. Tiến trình bài dạy : 1/ ổn định: 2/ KTBC HĐ của GV và HS Ghi bảng BS GV nêu yêu cầu kiểm tra HS1 : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? Chữa BT sau: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì : A. Khối lượng của vật tăng. B. Thể tích của vật tăng. C.Thể tích của vật giảm. D. KLR của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm. HS2: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? Chữa BT sau: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn: A. Trọng lượng của vật tăng. B. TLR của vật tăng. C. TLR của vật giảm. D. Cả ba hiện tượng trên đều không xảy ra. ?Trong các chất nhôm, đồng, sắt chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất ? Gv nhận xét cho điểm 3/ Bài mới Tạo tình huống bằng cách dựa vào mẩu đối thoại trong SGK HS1 nêu kết luân như SGK và làm BT và giải thích được HS2:trả lời và chữa bài tập HS khác theo dõi và nêu nhận xét Lắng nghe và dự kiến câu trả lời BT Chọn C BT:Chọn C Nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất. Sắt nở vì nhiệt ít nhất. Hoạt động 1: Làm thí nghhiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không? ? Yêu cầu học sinh đọc phần yêu cầu tiến hành thí nghiệm, nhắc nhở Hs làm đúng yêu cầu và cẩn thân khi làm thí nghiệm. ? dụng cụ thí nghiệm gồm những dụng cụ nào? Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, Phát dồ dùng cho Hs Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hiện tượng xảy ra khi làm thí ngiệm Cho thảo luân câu hỏi C1 và C2 Yêu cầu học sinh nêu dụ đoán với C2 à Làm thí nghiệm để rút ra nhận xét. Gv: Nước và hầu hết các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Với các chất lỏng khác nhau sự nở ví nhiệt có giống nhau không? 1 Hs đọc yêu cầu trước lớp 1 Hs nêu dụng cụ thí nghiệm,đại diện các nhóm nhận đồ dùng thí nghiệm. Các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng để thu thập thông tin. Thảo luân theo nhóm và đại diện nhóm trả lời: HS dự đoán câu C2 Sau đó làm thí nghiệm kiểm chứng. 1. Làm thí nghiệm 2. Trả lời câu hỏi C1. Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra. C2. Mực nước hạ suống, vì nước nguội đi, co lại. Hoạt động 2: Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Yêu cầu học sinh thảo luận để đưa ra phương án làm thí nghiệm kiểm tra. ? Tại sao lượng chất lỏng ttrong cả ba bình phải như nhau? ? Tại sao phải nhúng cả ba bình trong cùng một chậu nước? ? Đối với các chất lỏng khác nhau sự nở vì nhiệt giống nhau hay khác nhau? Hoạt động 3 : Rút ra kết luận ? Yêu cầu học sinh Hs hoàn thành C4 và cho một số Hs trả lời. -Đưa ra kết luận đúng Thảo luận và đưa ra phương án làm thí nghiệm xem chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt có khác nhau không. HS: Để kiểm tra sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau HS trả lời câu C3 Hoạt động cá nhân tìm từ thích hợp và hoàn thành kết luận 1-2 Hs trả lời, Hs khác nêu nhận xét. C3. Đối với các chất lỏng khác nhau sự nở vì nhiệt khác nhau. 3. Rút ra kết luận C4a) (1) tăng (2) giảm b) (3) không giống nhau. Hoạt động 4: Vận dụng Yêu cầu học sinh tự vận dụng kiến thức để hoàn thành phần vận dụng. Hoạt động cá nhân vận dụng kiến thức trả lời C5, C6, C7. 4. Vận dụng C5.Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. C6. Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt,vì khi chất lỏng nở bị nắp chai cản trở nên gây ra lực lớn đẩy nắp bật ra. C7. Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở 2 bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn. 4/ Củng cố ? Y/C HS đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận của bài Y/C HS chữa BT 19.1 và BT19.2 1;2 HS đọc phần ghi nhớ HS cả lớp suy nghĩ làm BT Bài 19.1 Chọn C Bài 19.2.Chọn A 5/ Dặn dò - Tự tìm ví dụ thực tế liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất lỏng và giải thích. - BTVN: Làm các bài tập còn lại trong SBT - Đọc phần “có thể em chưa biết” 6/ Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctuan23-tiet23.doc
Giáo án liên quan