Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được vật đàn hồi
- Nắm được các đặc điểm của lực đàn hồi
- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi
2. Kĩ năng:
- Lắp ráp được thí nghiệm theo hình vẽ
- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và đặc điểm của lực đàn hồi
3.Thái độ: Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:1 lò xo, 1 giá treo, 1 thước đo, 4 quả nặng 50g,
- Bảng kết quả
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau?
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tuần 9 đến 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2013 tiết: 9 tuần: 9
Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được vật đàn hồi
- Nắm được các đặc điểm của lực đàn hồi
- Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi
2. Kĩ năng:
- Lắp ráp được thí nghiệm theo hình vẽ
- Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và đặc điểm của lực đàn hồi
3.Thái độ: Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:1 lò xo, 1 giá treo, 1 thước đo, 4 quả nặng 50g,
- Bảng kết quả
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất nào giống nhau?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Bố trí thí nghiệm và yêu cầu quan sát
GV: yêu cầu HS điền vào bảng 9.1
- Yêu cầu thảo luận nhóm để rút ra kết luận câu C1
Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l-lo
- Yêu cầu thực hiện C2
- Quan sát thí nghiệm của GV
HS: hoạt động nhóm
HS điền vào bảng 9.1
- Thảo luận nhóm để rút ra kết luận C1
- Ghi vở thông báo của GV
- C2: HS điền vào bảng 9.1
I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng
1. Biến dạng của một lò xo
Thí nghiệm:
Bảng kết quả
Kết luận
C1. (1) dãn ra
(2) tăng lên
(3) bằng
Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi.
Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo
C2: Bảng 9.1
Hoạt động 2:
GV: Giới thiệu như
- GV: yêu cầu HS trả lời C3
- GV: yêu cầu HS trả lời C4
C3: Lực đàn hồi cân bằng với trọng lượng của vật. Cường độ lực đàn hồi bằng cường độ trọng lượng.
- Trả lời C4
II/. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó
1. Lực đàn hồi
Lực lò xo tác dụng vào quả nặng trong thí nghhiem65 trên gọi là lực đàn hồi.
Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi
Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu lớp thảo luận nhóm để trả lời C5
- Gọi 1 trả lời C6
- Nhận xét
- Hoạt động nhóm C5
C5: (1) tăng gấp đôi
(2) tăng gấp ba
C6: Sợi dây cao su và lò xo cùng có tính chất đàn hồi
III/. Vận dụng
4. Củng cố:
Lực đàn hồi sinh ra khi nào?
Độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào?
5. Hướng dẫn:
- Về nhà học và làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị trước bài kế tiếp
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kí duyệt
Lương Ngọc Nam
Ngày soạn: 18/10/2013 tiết: 10 tuần: 10
Bài 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định được giới hạn đo của một lực kế và độ chia nhỏ nhất của nó.
- Biết cách đo lực bằng cách sử dụng lực kế
- Biết mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng và ngược lại
2.Kĩ năng:
- Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo
- Biết cách sử dụng lực kế trong mọi trường hợp
3.Thái độ: - Sáng tạo, cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mỗi nhóm: 1lực kế lò xo. 1 sợi dây mảnh để buộc SGK
- Cả lớp: 1 cung tên, 1 xe lăn, 1 vài quả nặng
2. Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Tại sao khi đi mua, bán người ta có thể dùng một cái lực kế để làm một cái cân?
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu Bài 10: Lực kế – Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.
- Trả lời câu hỏi
BÀI 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
Hoạt động 2:
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. Có nhiều loại lực kế, trong bài này chúng ta nghiên cứu loại lực kế lò xo là loại lực kế hay sử dụng
? Yêu cầu thảo luận C1 để tìm hiểu cấu tạo của lực kế
- Phát cho mỗi nhóm một lực kế và yêu cầu thực hiện C2
- Đọc SGK
(1) Kim chỉ thị
(2) Lò xo
(3) Bảng chia độ
- Quan sát lực kế và tìm
C2: - GHĐ: 10 N
- ĐCNN : 0,1 N
I./ Tìm hiểu lực kế:
- Lực kế là dụng cụ để đo lực.
- Có nhiều loại lực kế. Loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo
Hoạt động 3:
Hướng dẫn điều chỉnh kim lực kế về vị trí số 0
- Đọc C3 và yêu cầu lớp thảo luận để tìm hiểu để cách sử dụng lực kế để đo lực như thế nào
Hướng dẫn tiến hành đo lực và thực hiện C4
? Yêu cầu trả lời C5
C3: (1) Vạch 0
(2) Lực cần đo
(3) Phương
- Tiến hành đo trọng lượng của SGK
II./ Đo một lực bằng lực kế
- Điều chỉnh kim chỉ vị trí số 0.
- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế, hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
Hoạt động 4:
? Yêu cầu thảo luận C6
? Gọi 1 trả lời C6
- Nhận xét
? Mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng
C6: (1): 1N,
(2): 200g,
(3): 10N
- Tìm mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng
III./Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
Công thức liên hệ:
P = 10m
Trong đó:
P là trọng lượng của vật, có đơn vị là N
m là khối lượng, đơn vị là kg
Hoạt động 5:
- Yêu cầu trả lời C7, C9
- Nhận xét
- Trả lời
C7: Vì trọng lượng của một vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó
IV- Vận dụng
C7: Vì trọng lượng của một vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó
C9: 32000N
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
Hướng dẫn tự học :
a. Bài vừa học:
Học thuộc phần ghi nhớ SGK. Làm BT SBT
b. Bài sắp học: KHỐI LƯỢNG RIÊNG. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
Kí duyệt
Lương Ngọc Nam
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 25/10/2013 tiết: 11 tuần: 11
Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Hiểu khối lượng riêng là gì?
- Xây dựng được công thức m = D.V
- Sử dụng bảng khối lượng riêng của một số chất để xác định:
+ Chất đó là chất gì khi biết khối lượng riêng của chất đó hoặc tính được khối lượng hoặc trọng lượng của một số chất khi biết khối lượng riêng
2.Kĩ năng:
- Sử dụng phương pháp đo khối lượng
- Sử dụng phương pháp đo thể tích từ đó xác định trọng lượng của vật
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:1 lực kế 5N, 1 quả nặng bằng sắt, 1 bình chia độ
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Cho đọc mẩu chuyện như trong SGK.
- Đọc, trả lời câu hỏi
Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG. TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
Hoạt động 2:
? Yêu cầu trả lời C1
Hướng dẫn tính khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất rồi tính khối lượng của chiếc cột sắt ở Ấn Độ
(m = 1000. 7,8 = 7 800kg)
Khối lượng riệng mcua3 một chất là gì?
- Yêu cầu tìm hiểu Bảng khối lượng riêng của một số chất
- Hướng dẫn trả lời C2 và C3
HS trả lời
HS tóm tắt:
1dm3 = 0,001m3 sắt
có m = 7,8kg.
Vậy 1m3 có khối lượng là bao nhiêu?
.
HS đứng tại chỗ trả lời
- Tìm hiểu bảng khối lượng riêng của một số chất
- tra bảng và trả lời câu hỏi của GV như 11300 kg/m3, 13600 kg/m3, 1000 kg/m3…
- Thực hiện C2, C3
C2: 2600.0.5 = 1300kg
C3: m = D.V
I/. Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng
1. Khối lượng riêng
- C1: B
1m3 " 7 800kg.
0,9 m3 "?kg.
m = 7 800. 0,9 =7 020 kg.
Vậy khối lượng của chiếc cột là 7020 kg
Vậy 1m3 sắt có khối lương là:7800kg. Ta nói rằng 7800kg của 1m3 sắt gọi là khối lượng riêng của sắt.
- Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Trong đó
D: khối lượng riêng của chất làm vật (kg/m3)
m: khối lượng vật (kg)
V: thể tích của vật (m3)
2. Bảng khối lượng riêng một số chất
Hoạt động 3:
- Yêu cầu thực hiện C6
Bài tập vận dụng:
Cho biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5dm3. Tính khối lương riêng của nhôm?
- Về nhà làm C7
Tóm tắt
m = 13,5kg
V = 5dm3 = 0,005m3
D =?
Giải
Khối lượng riêng của nhôm là:
Đáp số: 11300kg/m3
II/.Vận dụng
- C6:
Khối lượng của chiếc dầm:
m = D.V=7800.0,04 = 312kg
Trọng lượng của chiếc dầm:
P =10m =10.312=3120 N.
Bài tập vận dụng:
Giải
Khối lượng riêng của nhôm là:
Đáp số: 11300kg/m3
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
- Học thuộc bài theo vở ghi + SGK
Kí duyệt
Lương Ngọc Nam
- Làm các bài tập trong SBT
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 01/11/2013 tiết: 12 tuần: 12
BÀI 11 : KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG (TT)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi trọng lượng riêng của một chất là gì?
2.Kĩ năng:
- Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu trọng lượng riêng của một chất
- Sử dụng được công thức để làm bài tâp
- Sử dụng phương pháp đo thể tích Để đo trọng lượng của vật
3.Thái độ: - Sáng tạo, cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- 1 lực kế 5N
- 1 quả nặng bằng sắt
- 1 bình chia độ
2. Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
? Nhắc lại khối lượng riêng của một chất.
? Có khối lương riêng của một chất ta tính được trọng lượng của chất đó hay không? Bằng cách nào?
Thông báo khái niệm trọng lương riêng.
? Thực hiện C4
? Xây dựng công thức tính trọng lượng riêng d = 10D
- Nêu khái niệm khối lượng riêng
- được, áp dụng công thức P = 10.m
- Thực hiện C4
C4:(1) trọng lượng riêng
(2) trọng lượng (N)
(3) thể tích (m3)
- d = 10.D
I- Trọng lượng riêng:
- Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó d=
d:trọng lượng riêngN/m3
P : trọng lượng ( N )
V : thể tích (m3)
- Công thức tính trọng lượng riêng d theo khồi lượng riêng D:
d = 10D
D : khối lượng riêng của chất làm vật (kg/m3)
Hoạt động 2: Bài 1
1. Một vật có khối lượng bằng 0,2 tấn và có thể tích bằng 0,25m3. Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật đó bằng bao nhiêu?
Bài 2
Biết rằng khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. Tính trọng lượng riêng của nhôm?
Tóm tắt
m = 0,2 tấn = 200 kg
V = 0,25 m3
d =? N/m3
Tóm tắt
D = 2700kg/m3
d =? N/m3
Giải
Trọng lượng riêng của nhôm
d = 10.D = 10 x 2700
= 27000N/m3
Đáp số: 27000N/m3
II/. Vận dụng
Bài 1
Giải
Ta có: P = 10.m
= 10 . 200
= 2000N
Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật là:
= 8000 : 1
= 8000N/m3
Đáp số: 8000N/m3
Bài 2
Giải
Trọng lượng riêng của nhôm
d = 10.D = 10.2700
= 27000N/m3
Đáp số: 27000N/m3
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
- Học thuộc bài theo vở ghi + SGK
- Đọc phần: Có thể em chưa biết
- Làm các bài tập trong SBT
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
Kí duyệt
Lương Ngọc Nam
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kí duyệt
Dương Bảo Minh
File đính kèm:
- GA vat ly 6 tuan 912.doc