Giáo án Vật lý 7

I. Mục tiêu

1. Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

2. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

II. Chuẩn bị

1 số hộp kín bên trong có bóng đèn pin

III. Tổ chức hoạt động dạy học

 

doc68 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: QUANG HỌC Tiết 1: Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG I. Mục tiêu 1. Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. 2. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. II. Chuẩn bị 1 số hộp kín bên trong có bóng đèn pin III. Tổ chức hoạt động dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động1: Ổn định tổ chức - Đặt vấn đề 1. Giới thiệu sơ bộ về bộ môn, cách học, ghi chép, làm BTVN.8Giới thiệu sơ lược chương trình vật lí 7 (gồm 3 chương) 8Yêu cầu HS đọc xem chương I nêu ra mấy vấn đề cần giải quyết. 2. Đưa ra 1 chiếc đèn pin, bật đèn và chiếu về phía HS đế HS thấy đèn có thể bật sáng hay tắt đi. 8 Để đèn pin ngang mặt và nêu câu hỏi: “ Mắt em có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn pin phát ra không?”. 3. Từ TN đã chứng tỏ, kể cả khi đèn pin bật mà ta cũng không nhìn thấy được ánh sáng phát ra từ đèn pin. Vậy khi nào ta nhận biết được có ánh sáng? 8Vào bài mới. 1. Đọc và trả lời câu hỏi 2. Mắt không nhìn t hấy ánh sáng từ đèn phát ra. 3. Ghi bài mới Chương I: Quang học Tiết 1: Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng Hoạt động2: Tìm hiểu điều kiện để nhận biết ánh sáng 1. Yêu cầu HS đọc I , thảo luận nhóm 2 HS để rút ra điều kiện ở C1. 8 Ghi sơ lược các ý 1,2,3,4 lên bảng 2. Yêu cầu 1,2 HS trả lời 8 Yêu cầu 1,2 HS khác nhận xét 8 Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng 8 Yêu cầu HS ghi vào vở. 1. Đọc, thảo luận (2,3) 2. KL: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. I. Nhận biết ánh sáng 1. Không có as, mở mắt 2. Có as, mở mắt 3. Có as, mở mắt 4. Có as, tay che mắt KL:... ánh sáng... Hoạt động3: Tìm hiểu điều kiện nhìn thấy vật 1. ĐVĐ: Ta nhận biết được as khi có as truyền đến mắt ta, nhưng điều quan trọng không phải là nhìn thấy as chung2 mà là nhìn thấy , nhận biết được bằng mắt các vật xung quanh ta. Vậy khi nào nhìn thấy 1 vật? 2. Yêu cầu HS đọc TNC28Phát dụng cụ TN, yêu cầu HS làm sau đó trả lời C2 3. Nếu đặt một tấm bìa giữa mắt và ống TN thì mắt có nhìn thấy hình trong ống nữa không? 8Vậy mắt chỉ nhìn được vật khi nào?8 Yêu cầu HS hoàn thành KL 8 Yêu cầu 2 HS đọc lại KL này. 4. Yêu cầu HS vận dụng làm BT1.1SBT 2,3. Làm TN, trả lời C2: Ta nhìn thấy hình trong ống khi đèn sáng. Vì vật được chiếu sáng và giữa vật và mắt không có vật cản. 8 KL: Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. 4. BT1.1: C II. Nhìn thấy một vật Thí nghiệm KL: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ truyền đến mắt ta. Hoạt động4: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng 1. Yêu cầu HS đọc C3 và trả lời (trong TN trên hình ở đáy ống và dây tóc bóng đèn) 2. TB: Vật mà tự nó phát ra ánh sáng được gọi là nguồn sáng. Nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó gọi chung là vật sáng. 8 Yêu cầu HS trên cơ sở TB trên hoàn thành kết luận 8Yêu cầu 2 HS đọc lại KL. 3. Yêu cầu HS vận dụng làm BT1.2 với câu hỏi sau: Vật nào trong những vật dưới đây là nguồn sáng, vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó? 4. Nhận xét, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS 1. Vật tự phát ra ánh sáng: dây tóc bóng đèn, Vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: mảnh giấy. 2. KL: ..phát ra..hắt lại... 3. Làm BT1.2 III. Nguồn sáng và vật sáng KL: Nguồn sáng là... Vật sáng là.. Hoạt động5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 1. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi tình huống ở đầu bài. (C4). 2. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 HS C5. (Lưu ý HS bám sát gợi ý cuối cùng và kiến thức về vật sáng, nguồn sáng để trả lời) 3. Hãy nêu điều kiện để nhận biết được ánh sáng và nhìn thấy vật? Nguồn sáng, vật sáng là gì? 4. Yêu cầu HS về học bài, xem lại các C4,5 và làm các BT 1.3-1.5 SBT 1. bạn Thanh đúng vì tuy đèn có bật sáng nhưnh ánh sáng từ đèn không truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy. 2. C5: Khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng, khi được chiếu sáng chúng sẽ trở thành những vật sáng li ti, những vật sáng li ti được xếp sát cạnh nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy. 3. Trình bày như ghi nhớ Sgk 4. Ghi BTVN IV. Vận dụng C4: C5 BTVN: Tiết 2: Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I. Mục tiêu 1. Biết thực hiện 1 thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng. 2. Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng. 3. Biết vận dụng định luật để ngắm các vật thẳng hàng. 4. Nhận biết được 3 loại chùm sáng. II. Chuẩn bị: Chia 4 nhóm HS, mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 ống thẳng, 1 ống cong, 3 màn chắn. III. Tổ chức hoạt động dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động1: Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề 1. Yêu cầu HS phát biểu điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy vật. Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Chữa BT 1.3,1.5 2. Yêu cầu 1,2 HS nhận xét 8Nhận xét, đánh giá điểm HS. 3. ĐVĐ: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta, nhưng ánh sáng truyền vào mắt ta theo đường thẳng hay đường cong. 8Vào bài mới (có thể vẽ minh họa 1người& nguồn sáng cùng đường truyền ánh sáng đến mắt người đó trong 2 TH trên) 1. Trả lời và chữa BT theo yêu cầu của GV 3. Ghi bài mới Tiết 2: Bài 2: Sự truyền của ánh sáng Hoạt động2: Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng 1.Hãy quan sátTN H2.1 cho biết mục đích TN này? Hãy thử dự đoán xem bạn nào sẽ nhìn thấy as từ đèn pin? 2. Phát dụng cụ TN yêu cầu HS làm để kiểm tra dự đoán.8 Yêu cầu HS trả lời C1 8 Vậy as truyền đi theo đường thẳng hay đường cong? 3. Yêu cầu HS bố trí TN như ở C2, sau đó nêu cách kiểm tra xem 3 lỗ có thẳng hàng không? (Gợi ý: dùng kim chỉ xâu qua 3 lỗ xem có tạo thành đoạn thẳng với 2 điểm giới hạn là bóng đèn pin và mắt người quan sát không?) 4. Kết quả 2 TN trên cho phép ta KL gì về đường truyền của ánh sáng? 5. TB: KL trên cũng đúng cho các môi trường trong suốt và đồng tính khác như thuỷ tinh, nước (gt từ đồng tính) Vì thế ta có thể phát biểu thành định luật truyền thẳng của as 8 Yêu cầu 2 HS đọc to định luật. 8 Yêu cầu 2 HS phát biểu lại ĐL không nhìn sgk 1. Mục đích kiểm tra xem as truyền đi theo đường thẳng hay đường cong. 8 Dự đoán 2. Làm TN 8C1: Ánh sáng truyền đến mắt theo ống thẳng 8 Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. 3. Thảo luận cách kiểm tra. 4. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng 5. Đọc định luật I. Đường truyền của ánh sáng * Thí nghiệm: C1: C2: * Kết luận: * Định luật: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Hoạt động 3: Thông báo về tia sáng và chùm sáng 1. Vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. 2. Quan sát tia sáng SM biểu diễn ở H2.3 cho biết hướng của tia sáng xuất phát từ đâu đến đâu? 3. Yêu cầu HS quan sát H2.4 8 Thông báo như sgk 4. TB: Trên thực tế, ta không thể nhìn thấy 1 tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hẹp. 1chùm sáng hẹp gồm nhiều tia sáng song2 có thể coi là 1 tia sáng. 5. Yêu cầu HS quan sát TN về 3 loại chùm sáng hoặc quan sát H2.5sgk để nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng. 8 Yêu cầu 2 HS đọc lại, HS thứ 3 đọc không nhìn sgk. 2. Hướng mũi tên xuất phát từ nguồn sáng đến vật được chiếu sáng. 5. Quan sát trả lời C3: a. không giao nhau b. giao nhau c. loe rộng ra II. Tia sáng và chùm sáng * Biểu diễn đường truyền as S M : Tia sáng * Ba loại chùm sáng C2: Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 1. Có 1 vật A, mắt đặt ở vị trí B, hãy vẽ đường truyền của ánh sáng để mắt nhìn thấy được vật A. (Hãy nhớ lại điều kiện để nhìn thấy vật ở bài trước) 8 Chỉ vào tia sáng HS vẽ trên bảng nói lại điều kiện nhìn thấy vật 8 Vận dụng làm BT2.1 SBT. (Gợi ý: Hãy vẽ chùm sáng xuất phát từ đèn ló ra khỏi hộp, ánh sáng ló ra có tới mắt không?) 2. Yêu cầu HS vận dụng làm C5 3. Yêu cầu HS phát biểu định luật truyền thẳng của as, biểu diễn đường truyền của as. 4. Khi ngắm phân đội em xếp thẳng hàng, em phải làm ntn? Giải thích 5. Hướng dẫn về nhà làm : Học bài và làm BT2.1 đến 2.4 SBT. B A 1. BT2.1: Mắt không nhìn thấy vì mắt nằm dưới chùm as ló ra khỏi hộp. C5: Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại. GT: Kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3. Do as truyền theo đt nên as từ kim 2,3 bị chắn bởi kim 1 nên không tới mắt và mắt không nhìn thấy 2 kim 2,3 3. Phát biểu và vẽ tia sáng 4. Cách làm như C5. III. Vận dụng Tiết 3: Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. Mục tiêu 1. Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích. 2. Giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. 3. Biết vận dụng định luật để ngắm các vật thẳng hàng. 4. Nhận biết được 3 loại chùm sáng. II. Chuẩn bị: 1. Chia 4 nhóm HS, mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 đèn 220V-40W, 1 vật cản, 1 màn chắn sáng. 2. Cả lớp: Mô hình nhật thực, nguyệt thực. III. Tổ chức hoạt động dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động1: Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề 1. Yêu cầu HS1: Phát biểu định luật truyền thẳng của as, nêu quy ước biểu diễn đường truyền của as, chùm sáng, chữa BT 2.8,9 (VLCL7) HS2: Nêu đặc điểm của 3 loại chùm sáng. Chữa BT 2.4,7(VLCL7) 2. Yêu cầu HS nhận xét 8 Nhận xét, đánh giá điểm 3. ĐVĐ: Như sgk 8 Vào bài mới 1. HS1,2 đọc bài và chữa BT 3. Ghi bài mới Tiết 3: Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng Hoạt động2: Làm TN , quan sát và hình thành khái niệm bóng tối 1. Yêu cầu HS đọc TN1 và C1. 8 Yêu cầu HS làm TN, trả lời C1. 2. Từ TN, yêu cầu HS hoàn thành nhận xét. 8Yêu cầu 1,2 HS đọc nhận xét. Hoạt động 3: Làm TN , quan sát và hình thành khái niệm bóng nửa tối 1. Yêu cầu HS đọc TN2 và C2. 8 Yêu cầu HS làm TN, trả lời C2. 2. Làm 2 TN song2, yêu cầu HS so sánh để thấy sự khác giữa hai hiện tượng. 8Hãy dùng dấu >,< để so sánh độ sáng của 3 vùng quan sát được. 3. Hãy giải thích vì sao có hiện tượng đó? (Giữa TN1 và 2 bố trí dụng cụ TN có gì khác nhau?) 4. TB: Vùng nhận được 1 phần ánh sáng đó được gọi là bóng nửa tối. 8 Yêu cầu HS hoàn thành nhận xét 8 Yêu cầu 1,2 HS đọc nhận xét. 3. Nguồn sáng ở TN2 rộng hơn ở TN1 nên xuất hiện 1 vùng nhận được 1 phần ánh sáng từ nguồn chiếu tới nên mờ tối. Hoạt động 4: Vận dụng giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Tiết 7: Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI I. Mục tiêu 1. Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. 2. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. 3. Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi. II. Chuẩn bị: Chia 4 nhóm HS, mỗi nhóm: 1 gương phẳng, 1 gương cầu lồi, 2 pin III. Tổ chức hoạt động dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động1: Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề 1. Yêu cầu HS nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 2. Yêu cầu HS nhận xét 8 Nhận xét. 3. ĐVĐ: Phát gương cầu lồi, yêu cầu HS quan sát và cho biết gương có đặc điểm gì? 8 TB: Gương có mặt phản xạ là 1 phần mặt cầu như vậy được gọi là gương cầu lồi. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi và ứng dụng của nó trong thực tiễn cuộc sống. 1. Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phảng 3. Ghi bài mới Tiết 7: Bài 7: Gương cầu lồi Hoạt động2: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi 1. Phát dụng cụ, yêu cầu HS làm TN như hình 7.1 nêu nhận xét ban đầu theo 2 ý sgk. 2. Nhận xét trên chỉ là dự đoán, muốn kiểm tra xem có đúng không ta phải làm TNKT. 3. Hãy nhớ lại ở tiết 5, muốn kiểm tra xem ảnh tạo bởi gương phẳng có phải là ảnh ảo không ta làm ntn? Từ đó vận dụng, kiểm tra xem ảnh tạo bởi gcl có phải là ảnh ảo không? 8 Yêu cầu làm TNKT, sau đó báo cáo kết quả. 4. Yêu cầu HS đọc phần TNKT 8 Cho biết việc dùng thêm gương phẳng trong TNKT này nhằm mục đích gì? 8 Yêu cầu HS làm TNKT. 8 Yêu cầu báo cáo kết quả TN. (Hướng dẫn HS bố trí TN: đặt 2 gương sát gáy quyển vở, 2 viên sát đặt đối diện sát mép quyển vở như vậy 2 viên pin sẽ cách 2 gương 1 khoảng bằng nhau.) 5. Căn cứ kết quả TNKT ở trên hoàn thành kết luận. 8 Yêu cầu 2 HS đọc KL. 1. Làm TN 8 nhận xet 3. Đưa màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán. 8 Làm TN 8 Kq: không hứng được ảnh trên màn à ảnh ảo. 4. Vì ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật nên ta so sánh ảnh tạo bởi gương phẳng với ảnh tạo bởi gương cầu lồi, sử dụng tính chất bắc cầu sẽ so sánh được ảnh với vật ở gcl. 5. KL: Ảnh của một vật tạo bởi gcl có những tính chất sau đây: 1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. 2. Ảnh nhỏ hơn vật. I. Ảnh của 1 vật tạo bởi gcl *Quan sát: * Dự đoán: - Ảnh ảo. - Ảnh nhỏ hơn vật * TNKT: * KQ: - Ảnh không hứng được trên màn. ảnh gcl < vật - Ảnh gp= vật - Ảnh gp > ảnhgcl * KL: Hoạt động 3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi 1. Yêu cầu HS đọc TN2 và C2 cho biết mục đích của TN này? vở HS gương phẳng(gcl) pin 2. Với những dụng cụ đã cho em có thể bố trí TN khác đơn giản hơn mà vẫn có thể so sánh được? 8Hướng dẫn HS bố trí TN như hình dưới đây lần lượt dùng gương phẳng và gcl để quan sát ảnh của 2 viên pin? Từ đó hoàn thành kết luận 3. Yêu cầu 2 HS đọc lại kết luận. 1. Đọc 8 Mục đích của TN là so sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng với vùng nhìn thấy của gcl. 2. Làm TN 8 KL: Nhìn vào gcl, ta quan sát được một vùng lớn hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. 3. Đọc KL II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi * TN: Sgk * KL: Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 1. Lấy 1 gương xe máy để làm giáo cụ trực quan, yêu cầu HS nhìn vào và cho biết đây là gương phẳng hay gương cầu lồi? tại sao em biết điều đó? 2. Tại sao người ta không lắp gương phẳng mà lại lắp gương cầu lồi trên xe máy, ôtô? 3. Ở trên đường đèo những vị trí rẽ đường bị che khuất bởi núi non thì ở những nơi đó người ta thường lắp một chiếc gương cầu lồi? Chiếc gương này giúp ích gì cho người lái xe? (Có thể treo tranh hoặc vẽ hình minh hoạ). 4. Giới thiệu cách vẽ gương cầu lồi. Yêu cầu HS về nhà đọc CTECB để biết thêm cách vẽ các tia phản xạ trên gương cầu lồi. 5. Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gcl, so sánh vùng nhìn thấy của gcl với gương phẳng, nêu ứng dụng của gcl trong thực tế mà em biết. 6. Hướng dẫn về nhà: yêu cầu HS học bài, xem lại sgk phần bố trí TN so sánh độ lớn của vật và ảnh, làm BT 1. Gương này là gcl vì thấy ảnh nhỏ hơn vật. 2.Vì vùng nhìn thấy của gcl rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng nên dùng gcl có lợi hơn. 3. Chiếc gương này có tác dụng giúp cho người lái xe nhìn thấy các xe đi ngược lại, các xe này đang bị các vật cản như núi non che khuất và như vậy tránh được các tại nạn có thẻ xảy ra. 5. Nêu các tính chất và ứng dụng của gcl. 6. Ghi BTVN III. Vận dụng C3: C4: CHƯƠNG II: ÂM HỌC Tiết 11: Bài 10: NGUỒN ÂM I. Mục tiêu 1. Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm 2. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: Chia 4 nhóm HS, mỗi nhóm: 1 sợi dây chun mảnh, 1 cốc không có nước, 1cốc nước III. Tổ chức hoạt động dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động1: Ổn định tổ chức - Đặt vấn đề 1. Yêu cầu HS tìm hiểu mục tiêu của chương. 2. ĐVĐ: như Sgk 1. Đọc và tìm hiểu mục tiêu của chương 2. Ghi bài mới Chương II: Âm học Tiết 11: Nguồn âm Hoạt động2:Nhận biết nguồn âm 1. Yêu cầu HS đọc 1 sau đó trả lời C1. 2. TB: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm 8 Yêu cầu HS lấy VD về các nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. 1. C1: Tiếng quạt.... 2. VD: Trống, loa phát thanh,... I. Nhận biết nguồn âm Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. VD: Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm 1. Yêu cầu HS đọc yêu cầu TN. 2. Cùng 1 HS căng ngang sợi dây 8 Dùng phấn vẽ dọc theo sợi dây 8 TB: Lúc này sợi dây đang ở vị trí cân bằng. Yêu cầu HS tiến hành TN1 trả lời C3.8 Mô tả lại quá trình chuyển động của sợi dây và nhận xét. 8 Căn cứ phần trả lời TN của HS, GV cùng 1 HS tiến hành TN trên bảng và GV vẽ ra quá trình chuyển động của sợi dây. 3. Yêu cầu HS tiến hành TN gõ vào thành cốc 8 Thảo luận trả lời C4. 4. Chỉ vào hình vẽ trên bảng và thông báo: Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống... gọi là dao động. 8 Yêu cầu HS tìm một số chuyển động có thể gọi là dao động trong cuộc sống hàng ngày. 5. Yêu cầu HS tiến hành TN , dùng búa gõ vào một nhánh âm thoa và lắng nghe âm do âm thoa phát ra. 8 Thảo luận trả lời C5. 6. Căn cứ vào phần trả lời ở trên yêu cầu HS hoàn thành kết luận. 8 Yêu cầu HS đọc kết luận. 1. Đọc. 2. HS quan sát và lắng nghe âm thanh phát ra từ sợi dây cao su. Sợi dây cao su chuyển động qua lại vị trí cân bằng. 3. Thảo luận: Đổ nước vào cốc và quan sát mặt nước khi gõ vào thành cốc. 4. VD về sự dao động: dao động của con lắc đồng hồ... 5. Tiến hành TN 8 Thảo luận trả lời C5: Gõ vào âm thoa rồi nhúng vào cốc nước, quan sát mặt nước hoặc chạm một nhánh âm thoa vào thành cốc. 6. Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động. II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? C2: C3: C4: Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động. Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 1. Yêu cầu HS thảo luận trả lời C7. 2. Lấy một ống nghiệm yêu cầu HS làm TN như C8 để trả lời. 3. Làm đàn ống nghiệm 8 Gõ nhẹ từng ống nghiệm yêu cầu HS lắng nghe trả lời C9 So sánh 2 trường hợp để thấy được sự khác nhau khi vật phát ra âm khác nhau. 4. Yêu cầu HS về nhà học bài và làm Bài 10 SBT 1. Sáo: Cột không khí trong ống sáo. Trống: Mặt trống 2. C8: Dán 1 tua giấy xung quanh miệng ống và quan sát. 3. C9: TH1: Thành ống dao động phát ra âm. TH2: Cột không khí dao động phát ra âm. 4. Ghi BTVN III. Vận dụng C7: C8: C9 Tiết 12: Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM I. Mục tiêu 1. Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm. 2. Sử dụng được thuật ngữ âm cao(âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh 2 âm. II. Chuẩn bị: Chia 4 nhóm HS, mỗi nhóm: 2 thước đàn hồi và hộp cộng hưởng Cả lớp: 1 giá đỡ TN, 1 con lắc đơn dài 20cm, 1 con lắc đơn dài 40cm, 1 đĩa quay, 1 miếng mica, đồng hồ bấm thời gian III. Tổ chức hoạt động dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động1: Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề 1. Yêu cầu HS nêu định nghĩa về nguồn âm và nêu đặc điểm chung của các nguồn âm. Chữa BT11.1 2. Yêu cầu 1,2 HS nhận xét 8 Nhận xét, đánh giá cho điểm HS 3. ĐVĐ: Như sgk 1. HS trả lời và chữa BT theo yêu cầu của GV 3. Ghi bài mới Tiết 12: Bài 11: Độ cao của âm Hoạt động2:Quan sát dao động nhanh chậm - Tần số 1. Yêu cầu HS đọc TN 1 8 Thông báo cách xác định 1 dao động: quá trình con lắc đi từ biên bên phải sang biên bên trái và trở lại biên bên phải. 2. Yêu cầu 1 HS bấm đồng hồ phân dãy HS bên phải đếm số dao động của con lắc a, bên trái đếm số dao động của con lắc b chú ý đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến kết quả của nhau. 3. Hết 10s yêu cầu HS báo cáo kết quả, GV ghi bảng 8 Yêu cầu HS tính số dao động trong 1 giây. 8 Thông báo: Số dao động trong 1 giây được gọi là tần số. Tần số đơn vị là Héc KH: Hz 8 Từ bảng trên trả lời C2. 8 Vận dụng trả lời C5 ý 1. 4. Chỉ vào bảng, chuẩn hoá lại kiến thức: con lắc a dao động chậm hơn nên tần số dao động của nó nhỏ hơn, con lắc b dao động nhanh hơn nên tần số dao động của nó lớn hơn. Căn cứ vào đó yêu cầu HS hoàn thành kết luận. 1. Đọc TN1 2. Đếm dao động 3. Báo cáo kết quả và điền vào bảng. 8 Ghi khái niệm tần số, đơn vị 8 Hoàn thành C2: Con lắc b có tần số lớn hơn. 4. Kết luận: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ). I. Dao động nhanh, chậm- Tần số * Thí nghiệm 1: C1: a chậm b nhanh * Số dao động trong 1 s gọi là tần số. Đơn vị tần số là Héc, KH Hz C2: Nhận xét Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ). Hoạt động 3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số 1. Yêu cầu HS đọc TN 2 sau đó tiến hành TN, chú ý phải đặt thước lên hộp cộng hưởng chú ý quan sát và lắng nghe âm thanh phát ra trong 2 trường hợp. 8 Hoàn thành C3 2. Yêu cầu HS đọc TN3 để nắm được yêu cầu của TN8 Tiến hành TN yêu cầu HS lắng nghe và rút ra nhận xét C4. \ 3. Căn cứ kết quả TN1,2,3 yêu cầu HS hoàn thành kết luận. 8 Yêu cầu 2 HS đọc kết luận. 1. Đọc TN2 8 Hoàn thành C3: Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp. Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao. 2. Đọc TN3 quan sát và lắng nghe âm phát ra. 8 C4: Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm âm phát ra thấp. Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh âm phát ra cao. 3. Kết luận: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) * Thí nghiệm 2: C3: * Thí nghiệm 3: C4: * Kết luận: Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 1. Yêu cầu HS trả lời C5. 2. Yêu cầu HS trả lời C6, lưu ý HS tránh nhầm lẫn căng ít(trùng), căng nhiều (rất căng). 3. Yêu cầu HS dự đoán âm phát ra ở C7. Để kiểm tra dự đoán GV tiến hành TN kiểm tra. 4. Yêu cầu HS về nhà học và làm BT 11SBT. 1. C5: Vật dao động nhanh hơn là vật có tần số 70Hz. Vật phát ra âm thấp hơn là vật cón tần số 50Hz. 2. Dây căng ít phát ra âm trầm, dây căng nhiều âm phát ra bổng. Dây căng nhiều tần số lớn căng ít tần số nhỏ. 3. Ở gần vành đĩa âm phát ra trầm ở xa vành đĩa âm phát ra bổng. 4. Ghi BTVN III. Vận dụng C5: C6: C7: Tiết 13: Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM I. Mục tiêu 1. Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra. 2. Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh 2 âm. II. Chuẩn bị: Chia 4 nhóm HS, mỗi nhóm: 1 thước đàn hồi và hộp cộng hưởng Cả lớp: 1 trống,1 con lắc. III. Tổ chức hoạt động dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động1: Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề 1. Yêu cầu HS nêu khái niệm tần số. Đơn vị. Âm cao (âm thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số? Chữa BT 11.4. 2. Yêu cầu 1,2 HS nhận xét 8 Nhận xét, đánh giá cho điểm HS 3. ĐVĐ: Như sgk 1. HS trả lời và chữa BT theo yêu cầu của GV 3. Ghi bài mới Tiết 13: Bài 12: Độ to của âm Hoạt động2:Nghiên cứu về biên độ dao động, mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra. 1. Yêu cầu HS đọc TN1 8 Phát dụng cụ TN yêu cầu HS tiến hành, quan sát và lắng nghe âm phát ra trong hai trường hợp. 8 Hoàn thành bảng 1 2. Vẽ lại quá trình dao động của thước 8 Yêu cầu HS so sánh xem ở vị trí nào thước lệch so với vị trí cân bằng nhiều hơn8 TB: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. 8 Cho biết ở THa và b trường hợp nào biên độ dao động lớn hơn? vì sao? 3. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm và TB trên hoàn thành C2. 8 Yêu cầu 1,2 HS đọc C2 4. Bố trí TN như hình 12.2, gõ nhẹ vào trống để HS thấy quả cầu bấc nẩy lên 8 Quả cầu bấc dao động chứng tỏ điều gì? 5. Yêu cầu HS quan sát TN trong 2 trường hợp gõ nhẹ và gõ mạnh. 8 Hoàn thành C3 8 Yêu cầu 1,2 HS đọc C3. 6. Căn cứ kết quả 2 thí nghiệm trên yêu cầu HS hoàn thành kết luận. 1. Đọc sgk 8 Tiến hành TN1 8 Hoàn thành bảng 1. 2. So sánh a>b Biên độ dao động ở THa > THb vì độ lệch của đầu thước ở THa nhiều hơn THb 3.C2...nhiều (ít).... lớn (nhỏ)... to (nhỏ)... 4. Quan sát và trả lời: quả cầu bấc dao động chứng tỏ mặt trống dao động. 5. Quan sát và lắng nghe âm phát ra 8 C3: ....nhiều(ít)... lớn (nhỏ)... 6. Kết luận: I. Biên độ dao động *Thí nghiệm 1: C1: * Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng. C2: *Thí nghiệm 2: C3: * Kết luận: Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của âm 1. Độ to của âm đo bằng đơn vị gì? Kí hiệu? 2. Giới thiệu bảng 2 độ to của 1 số âm. Yêu cầu HS cho biết tiếng nói chuyện bình thường có độ to bằng bao nhiêu? Nếu cộng các tiếng nói chuyện lại độ to vào khoảng bao nhiêu? Như vậy có gây khó chịu cho người nghe không (lồng ghép nhắc nhở ý thức kỉ luật của hs). 3. Trong chiến tranh Mỹ thả bom những người dân ở gần chỗ bom nổ không bị chết nhưng họ lại bị điếc do tiếng nổ có độ to lớn hơn 130dB làm thủng màng nhĩ. 1. Đơn vị độ to: đêxiben KH dB 2. II. Độ to của âm Đơn vị độ to: đêxiben KH: dB Bảng 2: Độ to của 1 số âm Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 1. Yêu cầu HS vận dụng trả lời C4,C5,C6,C7. 2. Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc như thế nào vào nguồn âm? Đơn vị độ to của âm. 3. Yêu cầu HS về nhà học và làm BT 12SBT. 1. C5: C6: C7: 70 ®80dB 2. Đọc ghi nhớ. 3. Ghi BTVN III. Vận dụng C4: C5: C6: C7: Tiết 14: Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I. Mục tiêu 1. Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm. 2. Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí. II. Chuẩn bị: Cả lớp: 1 bình nước, 2 trống, 2 con lắc, 1 nguồn phát âm, Tn13.4 III. Tổ chức hoạt động dạy học GIÁO VIÊN HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động1: Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề 1. Yêu cầu HS1: Chữa BT12.1,2 – Biên độ dao động là gì? HS2: Chữa BT 12.3- Đơn vị độ to là gì? KH? 2. Yêu cầu 1,2 HS nhận xét 8 Nhận xét, đánh giá cho điểm HS 3

File đính kèm:

  • docGiao an vat li 7 chia 3 cot.doc