TCT:12 ĐỘ CAO CỦA ÂM
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
II/ Chuẩn bị :
Các đồ dùng TN như hình 11.1;11.2;11.3;11.4;
III/ Giảng dạy :
1. Ổn định lớp :
2 .Kiểm tra :
GV: Nguồn âm là gì ? Nguồn âm có đặc điểm gì ? Tại sao khi ta đánh trống , trống lại kêu ?
3 .Tình huống bài mới :
GV đưa tình huống như đã nêu ở sgk
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - T12: Độ cao của âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Bài 11
NS: 17/11/2010
TCT:12
ĐỘ CAO CỦA ÂM
ND: 20/11/2010
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
II/ Chuẩn bị :
Các đồ dùng TN như hình 11.1;11.2;11.3;11.4;
III/ Giảng dạy :
Ổn định lớp :
2 .Kiểm tra :
GV: Nguồn âm là gì ? Nguồn âm có đặc điểm gì ? Tại sao khi ta đánh trống , trống lại kêu ?
3 .Tình huống bài mới :
GV đưa tình huống như đã nêu ở sgk
4. Các hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu dao động nhanh , chậm – tần số :
GV: Làm TN như hình 11.1 sgk
GV: Cho hs kẻ bảng như hình sgk
GV: Cho hs quan sát TN và điền vào bảng
GV: Như vậy số dao động trong 1 giây gọi là gì ?
GV: Đơn vị của tần số gọi là gì ?
GV: Quan sát TN và hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn ?
GV: Cho hs ghi phần nhận xét vào vở
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu âm cao,âm thấp
GV: Làm thí nghiệm như hình 11.2 sgk
GV: Phần tự do của thước dài hơn phát ra âm gì ? Ngắn phát ra âm gì ?
GV: Cho hs điền vào C3 cho thích hợp
GV: Làm TN như hình 1.3 sgk
GV: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống C4?
GV:Như vậy dao động càng nhanh , tần số dao động càng lớn , âm phát ra càng cao
GV; Cho hs ghi phần kết luận sgk vào vở
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu bước vận dụng GV: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70 Hz . Vật nào dao động nhanh hơn ? Vật nào phát ra âm thấp hơn ?
GV: Khi vặn dây đàn căng thì âm phát ra như thế nào so với khi nó căng ít ?
GV: Làm TN như hình 11.4 và cho học sinh giải C7
I/ Dao độngnhanh, chậm - tần số:
HS: Quan sát
HS: Thực hiện
HS: Tần số
HS: Hec(Hz)
HS: Con lắc b
Kết luận :
· Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
· Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
II/ Âm cao (âm bổng) . Âm thấp (âm trầm )
HS; Quan sát
HS: Trả lời
HS: Quan sát và nghe âm
HS: Thực hiện
Kết luận :
Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.
III/ Vận dụng :
C5:
Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn
Vật có tần số 50Hz Phát ra âm thấp hơn
C6:
Khi vặn dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp , tần số nhỏ . Khi vặn dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao , tần số dao động lớn
Dặn dò .: Học thuộc “ghi nhớ” sgk
Làm BT11.3;11.4;11.5SBT
File đính kèm:
- tiet12 do cao của am.doc