BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được thuật ngữ âm cao, âm thấp và tần số khi so sánh hai âm
3. Thái độ:
- Làm thí nghiệm nghiêm túc, báo cáo trung thực
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh
Mỗi nhóm: - Hai lá thép mỏng
- Một con lắc đơn 20cm, một con lắc đơn 40cm, một đĩa quay có đục những hàng lỗ cách đều nhau và được gắn chặt vào trục động cơ, nguồn điện, một tấm bìa mỏng, một giá đỡ.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tuần 12 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 02/11/13
Tiết: 12 Ngày dạy: 05/11/13
BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được thuật ngữ âm cao, âm thấp và tần số khi so sánh hai âm
3. Thái độ:
- Làm thí nghiệm nghiêm túc, báo cáo trung thực
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh
Mỗi nhóm: - Hai lá thép mỏng
- Một con lắc đơn 20cm, một con lắc đơn 40cm, một đĩa quay có đục những hàng lỗ cách đều nhau và được gắn chặt vào trục động cơ, nguồn điện, một tấm bìa mỏng, một giá đỡ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nguồn m l gì? Các nguồn âm có đặc điểm gì giống nhau?
- Lấy ví dụ về một số nguồn âm và chỉ ra được vật dao động trong nguồn âm?
3. Tiến trình:
GV TỔ CHỨC CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Các bạn trai thường có giọng trầm, các bạn gái thường có giọng bổng. Khi nào âm phát ra trầm, khi nào âm phát ra bổng?
- HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời
Hoạt động 2: Dao động nhanh, chậm – tần số dao động
Yêu cầu hs quan sát h11.1 dụng cụ TN gồm những dụng cụ nào?
- Yêu cầu hs đọc TN và C1
Gv hướng dẫn cho hs cách xác định 1 dao động, đếm số dao động của từng con lắc trong 10s
- Yêu cầu hs các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành làm TN
- Yêu cầu 1 hs theo dõi thời gian, 1 hs xác định số dao động
Gv chú ý hai con lắc lệch một góc như nhau
- Yêu cầu hs tính số dao động trong 1s?
Gv thông báo khái niệm về tần số, đơn vị và ký hiệu của tần số
*Số dao động trong một giây gọi là tần số
* Đơn vị tần số là Héc (Hz)
- Yêu cầu hs làm C2 và rút ra nhận xét sau khi làm Tn
- Hs trả lời: hai con lắc có chiều dài khác nhau
- HS theo di v biết cách xác định 1 dao động để đếm số dao động của từng con lắc trong 10s
- Hoạt động nhóm , làm thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm vào bảng
a) Dao động chậm hơn
b) Dao động nhanh hơm
- Hs tính số dao động trong 1s của hai con lắc
- Tiếp thu kiến thức và ghi vở khái niệm về tần số, đơn vị và ký hiệu của tần số
*Số dao động trong một giây gọi là tần số
* Đơn vị tần số là Héc (Hz )
C2 : Con lắc b (chiều dài dây ngắn hơn)
Nhận xét : Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động trong một giây càng lớn (nhỏ)
I/ Dao động nhanh – chậm – tần số:
1. Thí nghiệm 1
C1:
*- Tần số là số dao động trong một giây
- Đơn vị là héc(Hz)
C2: Con lắc b
2. Nhận xét:
Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ
Hoạt động 3: âm cao(bổng), âm thấp(trầm)
- Gv giới htiệu cách làm TN2 và hs chú ý một đầu thước phải được đặt cố định
- Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành Tn – trả lời C3
Gv nhận xét vàthống nhất câu trả lời đúng
- GV hướng dẫn hs làm TN3 và hướng dẫn cách làm thay đổi vận tốc của đĩa quay
- Hs các nhóm nhận dụng cụ tiến hành Tn
- Thảo luận nhóm trả lời C4
- Yêu cầu hs làm kết luận
Gv : âm phát ra cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào?
- Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
- C3: Phần tự do của thước dài, dao động của thước chậm , âm phát ra thấp .Phần tự do của thước ngắn , tần số dao động lớn ,âm phát ra cao
- Các nhóm tìm hiểu, nhận dụng cụ thí nghiệm, tiến hành làm TN3
C4 :-Đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm âm phát ra thấp
- Đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh âm phát ra cao
- Tần số dao động của vật lớn thì m pht ra cao, gọi l m cao hay m bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì m pht ra thấp gọi l m thấp hay m trầm
II/ Am cao (bổng),
âm thấp (trầm)
1. Thí nghiệm 2
C3:….. chậm ..... thấp
…..nhanh….. cao
2. Thí nghiệm 3
C4: :….. chậm ..... thấp
…..nhanh….. cao
3. Kết luận:
Tần số dao động của vật lớn thì m pht ra cao, gọi l m cao hay m bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì m pht ra thấp gọi l m thấp hay m trầm
Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu hs đọc C5, C6 và trả lời
GV nhận xét
- Yêu cầu hs đọc C7
Gv làm TN C7 cho hs quan sát và lắng nghe âm phát ra
- Yêu cầu hs trả lời C7
Gv nhận xét và thống nhất câu trả lời
C5 : Vât có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn ; vật có tần số 50 Hz dao động chậm hơn
- Quan thí nghiệm của
C6: Khi vặn cho dây đàn càng nhiều thì âm phát ra cao và tần số lớn , khi vặn dây đàn căng càng ít thì âm phát ra thấp và tần số nhỏ
C7: Am phát ra cao hơn khi chạm miếng bìa vào lỗ hàng gần vành đĩa (vòng ngoài)
III/ Vận dụng
C5: - vật dao động nhanh có tần số 70Hz - vật phát ra âm trầm có tần số 50Hz
C6: Dây đàn căng nhiều phát ra âm cao tần số dao động lớn
Dây đàn căng ít: phát ra âm thấp, tần số dao động nhỏ
C7: Am phát ra cao hơn khi chạm miếng bìa vào lỗ hàng gần vành đĩa (vòng ngoài)
IV. CỦNG CỐ
- Tần số là gì? Đơn vị tần số?
- Am cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số?
- Tìm hiểu phần “ cĩ thể em chưa biết”
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 12: Độ to của âm
Tuần: 12 Ngày soạn: 04/11/13
Tiết: 24 Ngày dạy: 07/11/13
CHƯƠNG II : ĐIỆN TỪ HỌC
BÀI 21 : NAM CHÂM VĨNH CỬU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.
2. Kĩ năng:
- Xác định được các từ cực của kim nam châm.
- Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.
- Biết sử dụng được la bàn để tìm hướng địa lí .
3. Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học, ý thức thu thập thông tin.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các loại nam châm: thanh nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm đặt trên mũi
nhọn thẳng đứng, la bàn
2. Học sinh
Mỗi nhóm: 2 thanh nam châm ( 1 thanh bọc kín để che phần màu sơn, tên cực )
- 1 ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa, xốp.
- 1 nam châm chữ U, 1 kim nam châm đặt trên mũi nhọm thẳng đứng, 1 la bàn , 1 giá thí nghiệm , 1 sợi dây để treo thanh nam châm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV nhận xét về bài kiểm tra 1 tiết của học sinh
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Tiến trình:
GV TỔ CHỨC CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Yêu cầu học sinh đọc mục tiêu của chương 2 ?
- GV vào bài mới như SGK
- HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời
Hoạt động 2: Nhớ lại kiến thức ở lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm
- Gv: Tổ chức cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ:
? Phương án loại sắt ra khỏi hỗn hợp: sắt, gỗ, nhôm, đồng, nhựa, xốp.
? Nam châm là vật có đặc điểm gì ?
- Yêu cầu HS làm C1.
--> Giáo viên nhấn mạnh : Nam châm có đặc tính hút sắt, thép.
-Thảo luận nhóm đưa ra phương án đúng
- Hoạt động nhóm, báo cáo kết quả thí nghiệm của C1.
Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn lận vụn nhôm, đồng ….Nếu thanh kim loại hút vụn sắt
--> Nó là nam châm
I.Từ tính của nam châm
1. Thí nghiệm
C1: Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm, đồng ….Nếu thanh kim loại hút vụn sắt
--> Nó là nam châm .
Hoạt động 3: Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm
- Nêu nhiệm vụ C2?
- Giáo viên phát dụng cụ, yêu cầu các nhóm trình bày C2, thảo luận chung cho cả lớp để rút ra kết luận
- Đọc mục 2 – SGK?
-Yêu cầu học sinh quan sát và nhận biết các nam châm thường gặp ở phòng thí nghiệm, đưa ra 1 số màu sơn để học sinh phân biệt từ cực của nam châm.
+ Cực Nam màu ghi nhạt
+ Cực Bắc màu đậm.
- Dựa vào hình 21.2 (SGK) và nam châm ở phòng thí nghiệm hãy nêu tên các loại nam châm
- Hoạt động nhóm làm C2, ghi kết quả thí nghiệm vào vở.
- Rút ra được kết luận về từ tính của nam châm
- Cá nhân đọc mục 2
+ Qui ước cách đặt tên, đánh dấu bằng màu sơn các cực từ của nam châm
+ Tên các vật liệu từ
- Quan sát, kể tên các loại nam châm: thanh nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm
C2:
- Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm vẫn chỉ hướng Nam – Bắc .
- Khi đã đứng cân bằng trở lại, nam châm vẫn chỉ hướng Nam – Bắc như cũ .
2.Kết luận
- Mọi nam châm đều có hai cực là cực Bắc và cực Nam - - Khi đứng cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tương tác giữa 2 nam châm
- Đọc nội dung C3, C4 ?
- Hướng dẫn các nhóm thảo luận C3, C4 qua kết quả thí nghiệm
- Đại diện nhóm trả lời C3, C4. - Yêu cầu HS rút ra kết luận
- Hoạt động nhóm làm thí nghiệm hình 21.3 SGK và trả lời C3, C4.
C3: Cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm
C4 :Các cực cùng tên của 2 nam châm thì đẩy nhau.
+ Rút ra các kết luận tương tác giữa các cực của 2 nam châm
II.Tương tác giữa 2 nam châm
1.Thí nghiệm
C3.
C4.
2.Kết luận
Khi đặt hai nam châm gần nhau thì chng tương tác với nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì ht nhau
Hoạt động 5: Vận dụng
- Tổ chức HS trả lời C5, C6
? Giải thích tại sao hình nhn luôn chỉ hướng Nam?
? Bộ phận nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng? Giải thích?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C7, C8
? Xác định tên từ cực của các loại nam châm: thanh nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm?
- GV gọi đại diện các nhóm HS trả lời và thống nhất câu trả lời đúng
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV
C5: Có thể ông ta lắp đặt trên xe 1 nam châm
C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm .
C7: - Đầu của nam châm ghi chữ N là cực Bắc , đầu ghi chữ S là cực Nam .
- Đối với các nam châm không ghi chữ, chỉ có màu sơn do mỗi nhà sản xuất có thể sơn màu theo cách riêng .
C8: Sát với cực có ghi chữ N
( cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm
III. Vận dụng
C5: Có thể ông ta lắp đặt trên xe 1 nam châm
C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm .
C7: - Đầu của nam châm ghi chữ N là cực Bắc , đầu ghi chữ S là cực Nam .
- Đối với các nam châm không ghi chữ, chỉ có màu sơn do mỗi nhà sản xuất có thể sơn màu theo cách riêng .
C8: Sát với cực có ghi chữ N ( cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm
IV. CỦNG CỐ
- Nêu từ tính của nam châm mà em biết ?
- Nêu sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm?
- Nêu cấu tạo và hoạt động của la bàn?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Đọc phần: có thể em chưa biết
- Học bài, làm bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 22: Tác dụng từ của dịng điện – Từ trường
File đính kèm:
- giao an tuan 12.doc