Giáo án Vật lý 7 tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong

BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ

 - Nêu được thí dụ về độ to của âm

 2. Kĩ năng:

 - Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ và biên độ khi so sánh hai âm

 3. Thái độ:

 - Làm thí nghiệm nghiêm túc, báo cáo trung thực

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: bảng phụ, 1đàn ghi ta

 2. Học sinh: 1 trống + dùi, 1 giá thí nghiệm, 1 quả cầu bấc, 1 lá thép mỏng

 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 - Tần số là gì? Đơn vị tần số?

 - Am cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số?

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tuần 13 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: 09/11/13 Tiết: 13 Ngày dạy: 12/11/13 BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ - Nêu được thí dụ về độ to của âm 2. Kĩ năng: - Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ và biên độ khi so sánh hai âm 3. Thái độ: - Làm thí nghiệm nghiêm túc, báo cáo trung thực II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ, 1đàn ghi ta 2. Học sinh: 1 trống + dùi, 1 giá thí nghiệm, 1 quả cầu bấc, 1 lá thép mỏng III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ. - Tần số là gì? Đơn vị tần số? - Am cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Có người thường có thói quen nói to, nói nhỏ. Song khi người ta hét to thấy đau cổ. Vậy tại sao lại nói được to hoặc nhỏ? Tại sao nói to quá lại thấy đau ở cổ họng? Hoạt động 2: Biên độ dao động, mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm - Yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1 SGK - Tiến hành TN như thế nào? - Yêu cầu hs điền vào bảng 1 - Yêu cầu hs nêu thí dụ khác để minh hoạ kết quả trên - GV thông báo về biên độ dao động và cho hs ghi vở - Yêu cầu hs làm C2 - Gọi 3 hs trả lời C2, GV nhận xét và thống nhất câu trả lời - GV: bằng 1 chiếc trống và 1 quả bóng treo trên sợi dây, hãy nêu phương án làm TN để kiểm tra nhận xét trên - Yêu cầu hs làm TN quan sát và nhận xét - Yêu cầu hs làm C3 - Yêu cầu hs làm kết luận - Đọc phần thu thập thông tin, nắm vững nội dung y/c của thông tin - Nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm ghi kết quả theo câu C1 - Nghe thông báo về biên độ dao động và ghi vở - C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít) thì biên độ dao động càng lớn ( nhỏ ) -> âm phát ra càng to(nhỏ) - Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít) chứng tỏ biên độ dao động càng lớn (nhỏ) -> tiếng trống càng to (nhỏ) * KL: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn I/ Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động 1/ Thí nghiệm 1: C1: - Nâng đầu thước lệch nhiều Đầu thước dao động mạnh âm phát ra to - Nâng đầu thước lệch ít đầu thước dao động yếu âm phát ra nhỏ * Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động C2:….. nhiều (ít)…..lớn (nhỏ) …..to(nhỏ) 2/ Thí nghiệm 2: C3 :….. nhiều (ít)…..lớn (nhỏ) …..to(nhỏ) * Kết luận : Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm - Yêu cầu HS đọc SGK ; cho biết đơn vị đo độ to của âm là gì? Kí hiệu? - Để đo độ to của âm người ta sử dụng máy đo. Gv giới thiệu độ to của một số âm - Tiếng sét to gấp mấy lần tiếng ồn? - Độ to của âm là bao nhiêu thì làm đau tai? - Độ to của âm được đo bằng đơn vị Đêxiben ( kí hiệu là dB) - Theo di bảng 2: độ to của một số âm - Hs trả lời - Độ to của âm là 130 dB thì làm đau tai II/ Độ to của một số âm Độ to của âm được đo bằng đơn vị Đêxiben Kí hiệu là dB Hoạt động 4: Vận dụng - Yêu cầu hs làm C4, C6 - Giáo viên kiểm tra, nhận xét và thống nhất câu trả lời C4: Gảy mạnh dây đàn Âm to vì biên độ dao động của dây đàn lớn C6 : Biên độ dao động của màng loa lớn (nhỏ) khi máy thu thanh phát ra âm to(nhỏ). III/ Vận dụng C4 ; Gảy mạnh dây đàn Âm to vì biên độ dao động của dây đàn lớn C6 :Biên độ dao động của màng loa lớn (nhỏ) khi máy thu thanh phát ra âm to(nhỏ). IV. CỦNG CỐ - Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc như thế nào vào nguồn âm? - Đơn vị đo độ to của âm là gì? - Tìm hiểu phần “ cĩ thể em chưa biết” - Người dân thường có động tác gì để bảo vệ tai trong trận đánh bom của địch? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 13: Môi trường truyền âm Tuần: 13 Ngày soạn: 09/11/13 Tiết: 25 Ngày dạy: 12/11/13 BÀI 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dịng điện có tác dụng từ. 2. Kĩ năng: - Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. 3. Thái độ: - Trung thực, yêu thích tìm hiểu hiện tượng vật lý II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sơ đồ hình 22.1 2. Học sinh Mỗi nhóm : 2 giá thí nghiệm, 1 nguồn điện - 1 Kim nam châm được đặt trên giá, có trục thẳng - 1 công tắc, 1 đoạn đây constantan dài 40cm. - 5 đoạn dây nối bằng đồng, có vỏ bọc cách điện dài 30cm - 1 biến trở, 1 Ampe kế có giới hạn đo 1,5A, độ chia nhỏ nhất 0,1A III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu từ tính của nam châm mà em biết ? - Nêu sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm? - Nêu cấu tạo và hoạt động của la bàn? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Như SGK hoặc đặt câu hỏi: Giữa điện và từ có gì liên quan với nhau không? - HS suy nghĩ dự đoán câu trả lời Hoạt động 2: Phát hiện tính chất từ của dòng điện - Nghiên cứu thí nghiệm hình 22.1 SGK/ 81 và trả lời câu hỏi: ? Nêu mục đích thí nghiệm, cách bố trí, tiến hành thí nghiệm? - Làm thí nghiệm như hình 22.1 - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm yếu nếu cần *Giáo viên chú ý: Bố trí thí nghiệm sao cho đoạn dây AB// với trục của kim nam châm kiểm tra điểm tiếp xúc trước khi đóng công tắc à quan sát hiện tượng của kim nam châm. Ngắt công tắc à quan sát vị trí của kim nam châm lúc này. - Giáo viên thông báo mục 2 ( phần kết luận ) - Hoạt động cá nhân nêu được + Mục đích thí nghiệm : Kiểm tra xem dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có tác dụng từ hay không . + Bố trí thí nghiệm : Như hình 22.1 ( đặt dây dẫn // với trục của kim nam châm) + Làm thí nghiệm: Cho dòng điện chạy qua dây dẫn à quan sát thí nghiệm . - Thu thập thông tin của giáo viên, hoạt động nhóm làm C1, cử đại diện nhóm nêu kết quả, nhận xét . - Rút ra được kết luận về tác dụng từ của dòng điện à ghi vào vở. I. Lực từ 1. Thí nghiệm C1: Không 2. Kết luận - Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lực ( gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ Hoạt động 3: Tìm hiểu từ trường - Vậy có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không ? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi này - Yêu cầu HS làm C2,C3,C4? - Cho HS của lớp làm 2 phần . +1 nửa làm thí nghiệm với dây dẫn có dòng điện +1 nửa làm thí nghiệm với thanh nam châm ? *Giáo viên gợi ý: Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm trong thí nghiệm chứng tỏ không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có gì đặc biệt? - Đọc kết luận ở mục 2 phần II - Học sinh trao đổi, nêu phương án làm thí nghiệm + Có thể đưa kim nam châm đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn . - Hoạt động nhóm làm thí nghiệm , đại diện nhóm trả lời đưa ra kết quả đúng của C2 à C4. Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại - Rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm. - Hoàn thiện các nội dung trên vào vở . II.Từ trường 1.Thí nghiệm C2: Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc . C3 :Kim nam châm luôn chỉ 1 hướng xác định . C4: Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại . 2. Kết luận Khơng gian xung quanh nam chm, xung quanh dịng điện tồn tại một từ trường Hoạt động 4: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường - Giáo viên: Ta không thể nhận biết từ trường bằng giác quan à Vậy có thể nhận biết từ trường bằng cách nào? - Gợi ý: dùng kim nam châm thử để phát hiện từ trường từ các thí ngjiệm ở trên - Căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường? - Dụng cụ đơn giản nhất để nhận biết từ trường là gì? - Học sinh nêu được : Dùng kim nam châm thử đưa vào không gian cần kiểm tra à để phát hiện lực từ à nhờ đó phát hiện ra từ trường. - Rút ra được kết luận về cách nhận biết từ trường: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường - Dụng cụ để nhận biết từ trường là kim nam châm 3. Cách nhận biết từ trường - Người ta dùng kim nam châm ( gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường - Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường Hoạt động 5: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C4, C5, C6 ? Nếu có kim nam châm, làm thế nào để phát hiện trong dây dẫn có dịng điện hay không? ? Thí nghiệm chứng tỏ xung quanh Trái đất có từ trường? ? Kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm? - GV thống nhất câu trả lời đúng - Học sinh thảo luận, đưa ra đáp án đúng vào vở C5 : Thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc C6: Không gian xung quanh có từ trường III. Vận dụng C5: Thí nghiệm đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc C6: Không gian xung quanh có từ trường. IV. CỦNG CỐ - Nêu cách thí nghiệm để phát hiện các tác dụng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng? - Ơ xtét đã làm thí nghiệm như thế nào để chứng tỏ rằng điện “sinh ra” từ ? - Đọc phần: có thể em chưa biết V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Chuẩn bị mạt sắt và 1 số dạng nam châm Tuần: 13 Ngày soạn: 11/11/13 Tiết: 26 Ngày dạy: 14/11/13 BÀI 23: TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách dùng mạt sắt tạo từ phổ của thanh nam châm. - Biết vẽ các đường sức từ xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. 2. Kĩ năng: - Vẽ đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U 3. Thái độ: - Trung thực, cẩn thận , khéo léo khi thí nghiệm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bộ thí nghiệm đường sức từ ( trong không gian ) 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong, mạt sắt, 1 bút dạ, 1 số nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sỹ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Đặc điểm của nam châm ? Cách nhận biết từ trường? 3. Tiến trình: GV TỔ CHỨC CÁC HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Ta không thể nhìn thấy từ trường bằng mắt thường. Vậy làm thế nào để hình dung từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi? - HS theo di, lắng nghe Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm. - Tự thu thập thông tin và trả lời câu hỏi sau: Nêu dụng cụ thí nghiệm ? Cách tiến hành thí nghiệm ? Làm thí nghiệm theo nhóm - So sánh với sự sắp xếp của mạt sắt lúc ban đầu chưa đặt lên nam châm. - Nhận biết độ mau, thưa của mạt sắt khi ở gần và xa nam châm ? - Giáo viên thông báo kết luận ( SGK) - Hoạt động cá nhân thu thập thông tin. - Dụng cụ thí nghiệm : nam châm , mạt sắt - Hoạt động nhóm để tạo ra từ phổ của thanh nam châm, quan sát hình ảnh mạt sắt làm C1. - Đại diện nhóm trả lời C1 và ghi vào vở - Rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm . I. Từ phổ 1. Thí nghiệm (SGK) C1: Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm các cực này càng thưa dần. 2. Kết luận SGK – Trang 63 Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ - Nghiên cứu phần a theo hướng dẫn SGK, hướng dẫn thảo luận chung để có hình biểu diễn đúng như hình 23.2. -Thông báo: Các đường nét mà các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ . - Hướng dẫn học sinh dùng kim nam châm nhỏ được đặt trên trục thẳng đứng có giá hoặc dùng la bàn làm thí nghiệm . Làm C2? - GV thông báo chiều qui ước của đường sức từ à yêu cầu học sinh dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ vừa vẽ được . Làm C3. - Yêu cầu HS rút ra quy ước về chiều đường sức từ - Hoạt động nhóm, dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt, vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng ( hình 23.2) - Hoạt động nhóm thu thập thông tin ở phần b và làm thí nghiệm ( hình 23.3) - Hoạt động nhóm trả lời C2. C2: Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định C3: Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam - Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó . II. Đường sức từ 1.Vẽ và xác định chiều đường sức từ: - Các đường liền nét vẽ được ở hình 23.2 gọi là đường sức từ . C2: Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định. C3: Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam *Qui ước: Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó . Hoạt động 4: Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm - Qua thực hành, vẽ và xác định chiều đường sức từ nêu đặc điểm đường ức từ của thanh nam châm. Nêu chiều qui ước của đường sức từ. - Giáo viên thông báo cho học sinh qui ước vẽ độ mau, thưa của các đường sức từ biểu thị độ mạnh, yếu của từ trường tại mỗi điểm . - Nêu được kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm . - Thu thập thông tin về qui ước của đường sức từ à ghi vào vở 2. Kết luận - Các đường sức từ có chiều nhất định, chiều của đường sức từ là chiều định hướng bắc - nam của các nam châm thử đặt trên đường cảm ứng từ. - Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm. Hoạt động 5: Vận dụng - Tổ chức HS trả lời C4, C5, C6 ? Ở khoảng giữa 2 từ cực nam châm hình chữ U, các đường sức từ có đặc điểm gì ? - GV thống nhất câu trả lời đúng C4 : Ở khoảng giữa 2 từ cực nam châm hình chữ U, các đường sức từ gần như // với nhau. C5: Đầu B của thanh nam châm là cực Nam C6: Các đường sức từ được biểu diễn trên hình 23.6 SGK có chiều từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực nam của nam châm bên phải . III. Vận dụng C4 : Ở khoảng giữa 2 từ cực nam châm hình chữ U, các đường sức từ gần như // với nhau. C5: Đầu B của thanh nam châm là cực Nam C6: Các đường sức từ được biểu diễn trên hình 23.6 SGK có chiều từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực nam của nam châm bên phải . IV. CỦNG CỐ - Từ phổ l gì? Cĩ thể thu được từ phổ bằng cách nào? - Quy ước chiều đường sức từ? - Đọc phần: có thể em chưa biết V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài, làm bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài 24: Từ trường của ống dây có dịng điện chạy qua

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 13.doc