Giáo án vật lý 7 tuần 27 tiết 27 bài: Ôn tập

Kiến thức : Các loại điện tích . Sự tương tác giữa các vật nhiễm điện

 Cấu tạo của nguyên tử . Khi nào nguyên tử mang điện ?

 Dòng điện là gì ? Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện .

 Chất dẫn điện , chất cách điện là gì ?

 Bản chất của dòng điện trong kim loại ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án vật lý 7 tuần 27 tiết 27 bài: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 Tuần 27 Tiết 27 Bài: ÔN TẬP I./ Mục đích , yêu cầu : 1/ Kiến thức : Các loại điện tích . Sự tương tác giữa các vật nhiễm điện Cấu tạo của nguyên tử . Khi nào nguyên tử mang điện ? Dòng điện là gì ? Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện . Chất dẫn điện , chất cách điện là gì ? Bản chất của dòng điện trong kim loại ? HS nắm được các kí hiệu trong sơ đồ mạch điện , vẽ được các sơ đồ mạch điện và từ sơ đồ có thể lắp được các mạch điện đơn giản tương ứng. Các tác dụng của dòng điện và ứng dụng của nó trong thực tế ? 2/ Kỹ năng : Vẽ sơ đồ và lắp được các mạch điện đơn giản Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích hiện tượng , thiết bị điện liên quan . 3/ Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu . Thói quen sử dụng điện an toàn II./ Đồ dùng dạy học : Mỗi nhóm : Các bảng cứng (bằng giấy) để đưa đáp án câu trắc nghiệm III./ Hoạt động dạy và học : 1./ Ổn định lớp . 2./ Kiểm tra bài cũ (5’) Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã học ? cho ví dụ 3./ Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đưa ra hệ thống câu hỏi: A. Tủ lạnh B. Bếp ga C. Quạt trần D. Máy vi tính E. Ti vi F. Xe đạp Câu 1: Trong các thiết bị sau đây, hãy cho biết thiết bị nào chỉ có thể hoạt động được khi có dòng điện chạy qua: Câu 2: Trong cacù trường hợp sau, dòng điện đang chạy trong những vật nào? Một đũa thuỷ tinh đã được cọ sát vào lụa. Một quạt máy đang chạy. Một viên pin đặt trên bàn. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. Bóng đèn của bút thử điện đang đặt trên bàn Câu 3: Trong các chất sau đây, chất nào là chất cách điện? Chất nào là chất dẫn điện? A. Bạc C. Thép C. Giấy D. Thuỷ tinh E. Bêtông F. Dung dịch đồng sunphat G. Than chì H. Nước cất Câu 4: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào là ứng dụng tác dụng từ của dòng điện : Nam châm vĩnh cửu Aám đun nước bằng điện Bàn ủi điện Chuông điện Bóng đèn điện. Nam châm điện. Câu 5: Một học sinh đưa ra các kết luận sau đây khi nói về tác dụng từ của dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt : Có thể hút hoặc đẩy một nam châm khi đặt gần nó. Có thể hút hoặc đẩy một đinh thép khi đặt gần nó. Có thể hút một mẫu giấy vụn như một vật nhiễm điện. Có thể hút vật bằng kim loại, dù vật này đặt gần hay xa cuộn dây. Hãy chọn kết luận đúng Câu 1: - Đặt một câu với các từ : cọ xát, nhiễm điện Câu 2: - Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau? Câu 3: - Đặt câu với cụm từ : vật nhiễm điên dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electrôn, mất bớt electrôn Câu 4: - Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây: a) Dòng điện là dòng ……………………………có hướng b) Dòng điện trong kim loại là dòng …………………… có hướng Câu 5: - Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường: a) Mảnh tôn b) Đoạn dây nhựa c) Mảnh pôliêtilen (ni lông) d) Không khí e) Đoạn dây đồng f) Mảnh sứ Câu 6: - Kể tên 5 tác dụng chính của dòng điện - Câu 7: - Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện? A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở B. Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm C. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô Câu 8: Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm electrôn, vật nào mất bớt electrôn 14/ A nhiễm điện (+), B nhiễm điện chưa biết. Theo hình vẽ, em hãy cho biết B nhiễm điện gì? Vì sao? 15/ A nhiễm điện chưa biết, B nhiễm điện (-). Theo hình vẽ, em hãy cho biết A nhiễm điện gì? Vì sao? 16/ A nhiễm điện (-), B nhiễm điện chưa biết. Theo hình vẽ, em hãy cho biết B nhiễm điện gì? Vì sao? 17/ A nhiễm điện chưa biết, B nhiễm điện (+). Theo hình vẽ, em hãy cho biết A nhiễm điện gì? Vì sao? 18/ Trong các sơ đồ mạch điện hình dưới đây, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? 19/ Trong bốn thí nghiệm được bố trí như trong hình dưới đây, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng? 20/ Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích? một ống bằng gỗ một ống bằng thép một ống bằng giấy một ống bằng nhựa Đáp án Câu 1: A. Tủ lạnh C. Quạt trần D. Máy vi tính E. Ti vi Câu 2: B. Một quạt máy đang chạy D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. Câu 3: - Chất cách điện: C. Giấy D. Thuỷ tinh E. Bêtông H . Nước cất - Chất dẫn điện: A. Bạc C. Thép F. Dung dịch đồng sunphat G. Than chì Câu 4: D. Chuông điện F. Nam châm điện. Câu 5: A. Có thể hút hoặc đẩy một nam châm khi đặt gần nó. Câu 1: - Có thể là một trong các câu sau: + Thước nhựa nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô + Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát + Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát + Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật Câu 2 - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm + Điện tích khác loại ( dương và âm) thì hút nhau + Điện tích cùng loại ( cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau Câu 3 - Vật nhiễm điện dương do (thì) mất bớt electrôn - Vật nhiễm điện âm do (thì) nhận thêm electrôn Câu 4: a) Dòng điện là dòng ( các điện tích dịch chuyển) có hướng b) Dòng điện trong kim loại là dòng ( các electrôn tự do dịch chuyển) có hướng Câu 5: - Các vật hay vật liệu dẫn điện ở điều kiện bình thường là: a) Mảnh tôn e) Đoạn dây đồng Câu 6: - Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí Câu 7 : D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô Câu 8: - Mảnh nilông bị nhiễm điện âm, nhận thêm electrôn - Miếng len bị mất bớt electrôn (dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilông) nên thiếu electrôn (nhiễm điện dương) -Vật B nhiễm điện (-). Vì A và B hút nhau. -Vật A nhiễm điện (-). Vì A và B đẩy nhau. -Vật B nhiễm điện (+). Vì A và B hút nhau. -Vật A nhiễm điện (+). Vì A và B đẩy nhau. -Sơ đồ c) có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện. -Thí nghiệm c) tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng. - D. một ống bằng nhựa.

File đính kèm:

  • docOn tap chuong I Hay.doc
Giáo án liên quan