1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
Học sinh biết: Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh
Học sinh hiểu: Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
1.2Kỹ năng: rèn kỹ năng hoạt động nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi
1.3Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh
-Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 20 tiết 23: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
Bài 20 - Tiết 23
Tuần dạy :24
Ngày dạy
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
Học sinh biết: Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh
Học sinh hiểu: Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
1.2Kỹ năng: rèn kỹ năng hoạt động nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi
1.3Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh
-Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 .Giáo viên: ống nghiệm, Cuso4
3.2. Học sinh: tiến hành thí nghiệm ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
8A1 8A2 8A3 8A4 8A5
4.2. Kiểm tra miệng :
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Làm bài 19.5 SBT? (8đ)
Đáp án câu 1- Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử. Giữa chúng có khoảng cách
- Bài 19.5: Các phân tử muối tinh xen vào khoảng cách của các phân tử nước
Câu 2: Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng khuếch tán?(2đ)
- Đáp án câu 2: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trễnen vào khoảng cách của các phân tử nước và ngược lại
4.3 .Tiến trình :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:giới thiệu bài 2’
Mục tiêu: Đặt vấn đề kích thích tính học tập của học sinh
GV yêu cầu HS quan sát hình 20.1 và tưởng tượng giữa sân bóng đã có một quả bóng khổng lồ và rất nhiều HS từ mọi phía chạy đến xô đẩy quả bóng. Vì những xô đẩy này không cân bằng nên quả bóng lúc bay lên lúc hạ xuống, lúc bật sang trái, khi lăn sang phải Trò chơi này tưởng như chẳng có liên quan gì đến phân tử, nguyên tử, thế mà lại có thể giúp ta hiểu một trong những tínnh chất quan trọng nhất của phân tử, nguyên tử sẽ học trong bài này.Trước tiên ta tìm hiểu thí nghiệm Bơrao
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về thí nghiệm Bơrao 7’
Mục tiêu: Xây dụng kiến thức nguyên tử, phân tử chuyển động khơng ngừng.
- GV: thí nghiệm Bơrao, là do nhà bác học Bơrao người Anh thực hiện.
- HS: Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi
? Bơrao đã quan sát gì?
HS: Bơrao đã quan sát các hạt phấn hoa trong nước
I. Thí nghiệm Bơrao:
? Ơng quan sát bằng gì?
+ Ơng quan sát bằng kính hiển vi
? Kết quả quan sát của ông như thế nào?
+ Ơng quan sát thấy các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía
- GV: Kết quả quan sát Bơrao không giải thích được vì lí thuyết về vật chất được cấu tạo từ nguyên tử, phân tử chưa ra đời
? Hãy mô tả lại toàn bộ thí nghiệm Bơrao
- HS: Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi thấy các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía
- GV chốt lại
* Hoạt động 3: 10’
Mục tiêu: Tìm hiểu chuyển động của các nguyên tử, phân tử
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trả lời C1.C2, C3
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. GV chốt lại
- GV yêu cầu HS đọc phần thông tin SGK/ 72
? Tóm lại, các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- HS: Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ. 7’
Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa vận tốc phân tử và nhiệt độ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm làm thí nghiệm để nhận biết nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh
- Mỗi nhóm nhận 1 cốc nước nóng và 1 cốc nước lạnh,
* Hoạt động 4: Vận dụng 7’
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích hện tượng và làm bài tập.
GV hướng dẫn cả lớp thảo luận. GV giới thiệu thí nghiệm hình 20.4
HS quan sát kết hợp đọc thông tin cho biiết khi nước và đồng sunfat hoà lẫn vào nhau thành 1 thể đồng nhất thì được gọi là hiện tượng gì?
Hs: hiện tượng khuếch tán
? Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng khuếch tán?
- Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trễnen vào khoảng cách của các phân tử nước và ngược lại
- GV nhận xét câu trả lời và yêu cầu HS trả lời tiếp câu C5 C6
- GV chốt lại nội dung đúng
* Ở nhiệt độ Oo các phân tử hiđrô chuyển động với vận tốc trung khoảng 1700m/s, nghĩa là khoảng 6120km/h, nhanh gấp hơn 5 lần các máy bay phản lực hiện đại.
* Mở rộng:Tại sao một số hoá học xảy ra nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao?(Vì khi nhiệt độ cao thì các nguyên tử, phân tử có vận tốc càng lớn, thì số va chạm xảy ra càng nhiều khi số hạt tham gia phản ứng càng nhiều.
*GDHN: GV giải thích các hiện tượng vật lý cho học sinh nắm được qúa trình và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của người làm công tác nghiên cứu trong ngành vật lý. Từ đó có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
- Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi thấy các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
C1: Hạt phấn hoa
C2: Phân tử nước
C3: Do các phân tử nước chuyển động hổn độn không ngừng về mọi phá. Trong khi chuyển động đã va chạm vào các phân tử phấn hoa làm các hạt phấn hoa chuyển động
III. Chuyển động của phân tử và nhiệt độ
- Nhiệt độ càng cao thì các phân tử , nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
IV. Vận dụng
C4: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trễnen vào khoảng cách của các phân tử nước và ngược lại
C5 : Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía
C6 : Có vì các phân tử chuyển động nhanh hơn
C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn
4.4. Tổng kết bài :
Câu 1 : Qua nội dung bài học chúng ta cần ghi nhớ điều gì ?
-Đáp án : Ghi nhớ SGK.
Câu 2 : Làm bài 20.1 SBT; Làm bài 20.2 SBT
- Đáp án: câu C 20.1 ; câu D 20.2
4.5. Hướng dẫn hs tự học :
+Đối với bài học ở tiết học này : - Học bài, học kĩ ghi nhớ đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Làm các bài tập còn lại trong SBT.
+Đối với bài học ở tiết tiếp theo : - Chuẩn bị: “Nhiệt năng”
- Đọc trước nội dung bài và chú ý: cách làm thay đổi nhiệt năng bằng cách nào?
- Nhiệt lượng là gì?
5. PHỤ LỤC
File đính kèm:
- Tiet 23.doc