1. MỤC TIÊU:
1.1- Kiến thức:
Học sinh biết
- Nêu các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng, công thức tính nhiệt lượng.
Học sinh hiểu:
- Xác định được vật nào thu nhiệt lượng và vật nào tỏa nhiệt.
1.2- Kỹ năng:Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
1.3- Thái độ : Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 24 tiết 29: Công thức tính nhiệt lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
Bài 24- Tiết 29
Tuần : 30
Ngày dạy
1. MỤC TIÊU:
1.1- Kiến thức:
Học sinh biết
- Nêu các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng, công thức tính nhiệt lượng.
Học sinh hiểu:
- Xác định được vật nào thu nhiệt lượng và vật nào tỏa nhiệt.
1.2- Kỹ năng:Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
1.3- Thái độ : Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận.
2. TRỌNG TÂM :
- Hiểu được các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng, công thức tính nhiệt lượng
- Vận dụng để giải một số bài tập đơn giản.
3. CHUẨN BỊ:.
3.1. Giáo viên :bảng kết quả thí nghiệm 24.1, 24.2
3.2. Học sinh : tìm hiểu yêu cầu thí nghiệm và phân tích kết quả ở nhà
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
8a1.8a2..
4.2.Kiểm tra miệng :
Câu 1:Đối lưu là gì? xảy ra ở những chất nào? - Bức xạ nhiệt là gì? (8đ)
Đáp án:Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, chủ yếu xảy ra ở chất lỏng và chất khí. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Câu 2:Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?( 2đ)
Đáp án:Tại vì mùa hè nóng nếu ta mặc áo màu đen thì khả năng hấp thụ các tia nhiệt cao nên rất nóng nực.
4.3 .Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
Đặt vấn đề:Không có dụng cụ nào đo trực tiếp được công. Để xác định công của một lực, người ta phải dùng lực kế đo độ lớn của lực và dùng thước đo quãng đường dịch chuyển, từ đó tính công. Tương tự như thế, không có dụng cụ nào đo trực tiếp nhiệt lượng. Vậy muốn xác định nhiệt lượng người ta phải làm như thế
nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc yếu tố nào.
- Gv yêu cầu hs tìm hiểu thông tin trả lời.
- Hs trả lời, Gv thống nhất.
- Để kiểm tra 3 yếu tố trên đúng hay sai ta phải làm thế nào?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệt lượng thu vào phụ thuộc vào khối lượng.
- Gv yêu cầu hs tìm hiểu thí nghiệm, cách làm thí nghiệm.
- Mời đại diện nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Hs làm thí nghiệm theo nhóm, báo cáo kết quả vào bảng 1.
- Hs làm thí nghiệm, báo cáo kết quả. Gv treo bảng 1
- Từ kết quả, hãy trả lời câu C1, C2.
- Hs trả lời, bổ sung.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên và rt.
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm nhỏ câu C3, C4
- Hs trả lời.
- GV chốt lại.
- Gv treo bảng 2, giới thiệu kết quả.
? Tử kết quả trả lời câu C5.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Q vật cần thu vào để làm vật nóng lên với chất làm vật.
- Gv yêu cầu hs thu thập thông tin bảng 3 (Gv treo) trả lời câu C6, C7.
- Hs trả lời, bổ sung, nhận xét.
- Gv chốt lại.
- So sánh nhiệt lượng? Q1>Q2.
* Hoạt động 6: Giới thiệu công thức tính Q.
- Từ kết quả của 03 thí nghiệm, Q được tính như sau:
Q = m.c. rt
- Đại lượng đặc trưng cho chất làm vật là nhiệt dung riêng.
- Gv yêu cầu hs từ công thức tính Q suy ra công thức tính m, c, rt. Từ công thức tính Q yêu cầu HS suy ra công thức tính m = ?; c = ?; rt = ?
m = c = =
Từ công thức c = cho ta biết điều gì? (Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC (hay 1K)® Vậy nhiệt dung riêng của một chất là gì?
- Gv hướng dẫn hs biết ý nghĩa của nhiệt dung riêng, bảng c
* Hoạt động 7: Vận dụng
- Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân.
- Hs trả lời, bổ sung. Gv điều khiển cả lớp thảo luận đưa ra kết quả đúng.
- Một hs lên bảng làm C9.
- Một hs làm câu C10.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Trong kĩ thuật và đời sống, người ta còn dùng Calo làm đơn vị nhiệt lượng. Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1g nước ở 40C nóng lean thêm 10C. Như vậy 1 calo = 4.2 jun
GDHN: Giáo viên trang bị cho học sinh kỹ năng tính toán các bài toán về nhiệt để vân dụng cho tương lai sau này.
I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào:
- Phụ thuộc 03 yếu tố:
+ Khối lượng vật.
+ Độ chênh lệch nhiệt độ (rt)
+ Chất cấu tạo nên vật.
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng:
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
C2: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
2. Quan hệ giữa Q vật cần thu vào để nóng lên với độ tăng nhiệt độ:
C3: Giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy, 2 cốc phải đựng cùng 1 lượng nước.
C4: Cho nhiệt độ tăng khác nhau. Muốn vậy phải cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau.
*C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để làm nóng lên với chất làm vật:
C6: m không đổi, độ tăng nhiệt độ như nhau, chất làm vật khác.
C7: Có.
II. Công thức tính nhiệt lượng:
Q = m.c. rt
Q: Nhiệt lượng vật thu vào (J)
m: Khối lượng của vật (kg)
c: Nhiệt dung riêng (J/kg)
rt = t2 – t1: Độ tăng nhiệt độ (oC) hay (K)
* Bảng nhiệt dung riêng của 1 số chất: SGK/86
III. Vận dụng:
- C8: Tra bảng để biết c, cân vật để biết m, đo nhiệt độ để biết độ tăng nhiệt độ.
- C9: Nhiệt lượng cần truyền cho Đồng là:
Q = m.c. rt = 5.380.(50-20)
Q = 57000 (J) = 57 (KJ)
C10: Nhiệt lượng cần truyền cho ấm nhôm là:
Q1=m1.c1.rt=0,5.880.(100-25)
Q1 = 33000 (J) = 33(KJ)
Nhiệt lượng cần truyền cho nước là:
Q2=m2.c2.rt = 2.4200.(100-25)
Q2 = 630000(J) = 630 (KJ)
Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước là:
Q=Q1 + Q2=33 + 630 = 663(KJ)
* Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả chân không.
4.5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, trả lời câu hỏi SBT.
- Xem phần “Có thể em chưa biết”.
- Xem kĩ câu C10 để sau này vận dụng giải bài tập. Chú ý đại lượng độä tăng nhiệt lượng (rt)
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài “Phương trình cân bằng nhiệt”. Chú ý:Phương trình cần bằng nhiệt, BT phần III và xem trước bài tập vận dụng
- Khi làm bài tập cần chú ý đọc kĩ đề, tóm tắc được đề bài và vận dụng công thức để giải.
Xem trước bài Công thức tính nhịêt lượng:
Đọc trước phần: chú ý kĩ mục 1,2,3 và bảng 1.2.3. Công thức tính nhiệt lượng
Q = m.c. rt
5. Rút kinh nghiệm :
Ưu điểm:
Nội dung
Phương pháp
Sữ dụng ĐDDH
Khuyết điểm
Nội dung
Phương pháp Sữ dụng ĐDDH
Hướng khắc phục
File đính kèm:
- tiet 29.doc