Tuần: 01
Tiết: 01
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC - VẬN TỐC
I.MỤC TIÊU:
- Cũng cố lại các kiến thức đã học trong hai bài:
+ Các khái niệm về chuyển động – vận tốc
+ Các loại chuyển động thường gặp
+ Đơn vị đo vận tốc
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập đơn giản
31 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 cả năm (47), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết: 01
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC - VẬN TỐC
I.MỤC TIÊU:
- Cũng cố lại các kiến thức đã học trong hai bài:
+ Các khái niệm về chuyển động – vận tốc
+ Các loại chuyển động thường gặp
+ Đơn vị đo vận tốc
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập đơn giản
II. HOẠT DỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi sau.
-.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- .Tính tương đối của chuyển động và đứng yên như thế nào?
-Nêu một số chuyển động thường gặp
-.Định nghĩa vật tốc
-Nêu công thức - Đơn vị vật tốc
I.Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên
- Để biết một vật chuyển động ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc (hay hệ quy chiếc )
- khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian ta nói vật chuyển động so với vật mốc: Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học
II.Tính tương đối của chuyển đọng và đứng yên
-Một vật chuyển đọng hay đứng yên tuỳ thuộc vào việc chúng ta chọn vật mốc
-Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối
II. Một số chuyển động htường gặp
Quỹ đạo của một vật
-Quỹ đạo của một vật là đường mà vật đó vạch ra khi chuyển động
2. Một số chuyển động thường gặp
a.Chuyển động thẳng: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng
b.Chuyển động cong : là chuyển động có quỹ đạo là một đường cong
c.Chuyển động tròn :là chuyển động cong đặc biệt: có quỹ đạo là một đường tròn
IV.Định nghĩa vật tốc
Vật tốc của một vật là quãng đường vật đó đi được trong một đơn vị thời gian
V.Công thức - Đơn vị vật tốc
V = S/t (m/s) ;(km/h).
Bài tập 1: Tính vật tốc trung bình của một người đi xe gắn máy tren quãng đường AB = 60km,mất hai giờ
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS: S=60km
t= 2h
v= ?
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: v = S/t
GV: y/c một học sinh lên bảng tính
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt:
S = 60km Giải
t = 2h Vận tốc trung bình của người
v = ? đi xe gắn máy là :
v = = = 30km/h
Đs ; 30km/h
Bài tập 2: Một xe hơi khởi hành từ A về B hết 3h ,biết vận tốc của xe hơi là 60km/h. Tính quãng đường AB.
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS:t= 3h
v= 60km/h
S = ?
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: S = v.t
GV: y/c một học sinh lên làm
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt:
t = 3h Giải
v= 60km/h Quãng đường xe hơi đi được
S = ? là:
S = v.t = 60.3 = 180km
Đs: 180km
Bài tập 3: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội – Hải Phòng với vận tốc trung bình là 50km/h. Biết quãng đường từ Hà nội đến Hải Phòng là 100km. Tính thời gian của xe ôtô đã đi
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS:S = 100km
v= 50km/h
t = ?
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: t = S/v
GV: y/c một học sinh lên bảng làm
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt:
S = 100km Giải
v= 50km/h Quãng đường xe hơi đi được
t = ? là:
t = = = 2h
Đs: 2h
Bài 4.
a. Vận tốc của một ô tô là 36km/h ; của một người đi xe đạp là 10,8km/ h; của một tàu hoả là 10m/s. điều đó cho biết gì?
b. Trong ba chuyển động trên , chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất?
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS: Quãng đường đi được trong một giờ
GV: Muốn biết chuyển động nào nhanh nhất ta làm thế nào?
HS: Ta phải đổi ra cùng một đơn vị đo,sau đó so sánh kết quả
GV: y/c một học sinh lên bảng trình bầy
GV: Y/c học sinh nhận xét
a. Mỗi giờ ô tô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km. Mỗi giây tàu hoả đi được 10m.
b. Muốn biết chuyển động nào nhanh nhất , chgậm nhất cần so sánh số đo vận tốc của ba chuyển động trong cùng một đơn vị vận tốc:
Ô tô: v = 36km/h = 36000m : 3600s = 10m/s.
Người đi xe đạp: v = 10800m : 3600s = 3m/s.
Tàu hoả có v = 10 m/s.
Ô tô, tàu hoả chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất.
Bài tập 5: Một ôtô khởi hành từ A lúc 7h đến B lúc 9h30phút.Biết quãng đường AB dài 100km. Tính vận tốc trung bình của xe Ôtô
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS: S=100km
t= ?h
v= ?
GV:Ta cần phải xác định đại lượng nào trước
HS: thời gian
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: v = S/t
GV: y/c một học sinh lên bảng làm.
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt:
S = 100km Giải
v = ?
Thời gian xe Ôtô đi quãng đường AB là
t = 9h 30 – 7h = 2h30phút = 2,5h
Vận tốc trung bình của người
đi xe gắn máy là :
v = = = 40km/h
Đs ; 40km/h
IV. KINH NGHIỆM
Tuần: 02-03-04 .
Tiết:02-03-04
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I.MỤC TIÊU:
- Cũng cố lại các kiến thức đã học trong bài: Chuyển động đều – Chuyển động không đều
- Từ công thức tính vận tốc Tb suy ra được công thức tính quãng đường ; thời gian
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập đơn giản và bài tập nâng cao
II.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Bài cũ:
- Thế nào là chuyển động đều ? chuyển động không đều?
- Viết công thức tính vận tốc Tb ;
- Từ công thức tính vận tốc Tb suy ra được công thức tính quãng đường ; thời gian
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS cho biết:
- Thế nào là chuyển động đều?
- HS :.
- Có mấy hai chuyển động thường gặp?
- Thế nào là chuyển động không đều?
-Thế nào là chuyển động khôn nhanh dần?
-Thế nào là chuyển động chậm dần?
-Thế nào là vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
GV lưu ý cho HS cho biết:
1. Chuyển động đều:
Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
Hay chuyển động đều là chuyển động có vận tốc là một hằng số
Có hai loại chuyển động thường gặp
Chuyển động thẳng đều
Chuyển động tròn đều
2.Chuyển động không đều
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Nếu độ lớn của vận tốc tăng theo thời gian , ta có chuyển động nhanh dần
Nếu độ lớn của vận tốc giảm theo thời gian , ta có chuyển động chậm dần
Nếu vận tốc bằng o: vật đứng yên.
3.Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Trong khoảng từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 , vật đi được quãng đường AB = S
Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian đó là
Cũng trên quãng đường AB này mà vật đi trong khoảng thời gian khác thì vận tốc trung bình có thể khác đi.
2.Bài tập:
Bài tập 1.Một người đi bộ đều trên một quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s .quãng đường tiếp theo dài 1,95km , người đó đi hết 0,5h . tính vận tốc trung bình người đó trên cả hai quãng đường .
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS: S1 = 3km
S2 = 3km
t1 = 0.5h
v = 2m/s
vTB = ?
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: lấy tổng quãng đường chia cho tổng thời gian
GV: y/c một học sinh lên bảng làm
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt:
s1 = 3km = 3000m
s2 = 1,95km = 1950m
t1 = 0.5h = 1800s
v = 2m/s
vTB = ?
Giải
Thời gian đi hết quãng đường đầu là:
t1 = = = 1500s
Vận tốc trung bình của người đó là
vTB = = = 1.5m/s
Bài tập 2: kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim – người Mĩ - đạt được là 9,78giây
a.chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều?tại sao?
b.tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS: S = 100m;
t = 9,78s
vTB = ?
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: vtb = S/t
GV: y/c một học sinh lên bảng làm
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt:
S = 100m;
t = 9,78s
vTB = ?
Giải
Không đều
Vận tốc tb trên cả đoạn đường là:
vtb == = 36,51km/h
Đáp số : 36,51km/h
Bài tập 4.Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hịên cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau: Quãng đường từ A đến B dài 45km trong 2h 15 phút. Quãng đường từ B đến C dài 30km trong 24 phút. Quãng đường từ C đến D dài 10 km trong 1/4 giờ.
Hãy tính a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường
b.Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đua
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS: S1 = 45km
S2 = 30km
S3 = 10km
t1 = 2h15ph
t2 = 24ph
t3 = 15ph
a. vtb ; AB;BC;CD = ?
b. vtb = ?
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính câu a
HS: vtb = S/t
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính câu b
lấy tổng quãng đường chia cho tổng thời gian
GV: y/c một học sinh lên bảng làm
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt:
S1 = 45km
S2 = 30km
S3 = 10km
t1 = 2h15ph = 2,25h
t2 = 24ph = 0,4h
t3 = 15ph = 0,25h
a. vtb ; AB;BC;CD = ?
b. vtb = ?
Giải
Vận tốc Tb trên quãng đường từ A đến B là :
v1 = = = 20km/h
Vận tốc Tb trên quãng đường từ B đến C là :
v2 = = = 75km/h
Vận tốc Tb trên quãng đường từ C đến D là :
v3 = = = 40km/h
Vận tốc Tb trên toàn bộ đường đua là:
vtb = = = 29,3km/h
IV. KINH NGHIỆM:
Tuần: 05-06-07
Tiết: 05- 06-07
BIỄU DIỄN LỰC - LỰC MA SÁT
SỰ CÂN BẰNG LỰC - QUÁN TÍNH
I.MỤC TIÊU:
- Cũng cố lại các kiến thức đã học trong hai bài:
+ Cách biểu diễn lực
+ Cách nhận biết lực ma sát
+ Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào?
+ Tại sao vận tốc của vật lại không thể thay đổi một cách đột ngột?
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập đơn giản
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Bài củ: Em hãy nêu các yếu tố của lực?kí hiệu của lực ? đơn vị đo lực?
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS cho biết:
- Lực là gì?
- Trình bầy cách biểu diễn lực?
-Điểm gốc của véc tơ là điểm nào?
- Phương của véc tơ như thế nào?
- Hai Lực cân bằng là hai lực như thế nào?
- Lực ma sát suất hiện khi nào?
- Lực ma sát trượt suất hiện khi nào?
- Lực ma sát lăn suất hiện khi nào?
-Vai trò của lực ma sát nghĩ là gì?
GV lưu ý chop học sinh?
1.Lực:
- Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động , làm thay đổi trạng thái chuyển động , làm biến dạng vật.
2.Biễu diễn lực: Lực là một đại lượng có hướng nên chúng ta có thể biễu diễn một lực bằng một véc tơ, gọi là véc tơ lực
- Điểm gốc của véc tơ: là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật )
- Phương của véc tơ: là phương của lực
- Chiều của véc tơ :biểu thị cường độ của lực (theo một tỉ xích cho trước )
- véc tơ F , F biễu biễn lực F
- Cường độ của lực F, kí hiệu là F
3.Lực cân bằng
.Hai lực F và Fđược gọi là cân bằng khi chúng cùng tác dụng lên một vật
có phương nằm trên cùng một đường thẳng ( gọi là cùng phương )
ngược chiều nhau
có cường độ bằng nhau.
F +F = 0
Hai lực F và F gọi là hai lực trực đối nhau.
4.Quán tính
Dưới tác dụng của các lực cân bằng :
- Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên
- Một vật đang chuyển động với vận tốc thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc V( chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính )
- L ưu ý rằng khi có lực tác dụng thì các vật không thể thay đổi vận tốc ngay tức khắc được vì có quán tính .
5.Lực ma sát
Lực ma sát là lực do hai vật khi cọ sát với nhau khi chúng tác dụng lên nhau.
-Lực sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của một vật khác , làm giảm vận tốc của vật .
-Lực sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác , làm thay đổi vận tốc của vật.
Lực giữ cho vật không trượt khi vật bị một lực khác tác dụng .
-Lực ma sát có thể có hại mà cũng có thể có ích cho đời sống con người nếu chúng ta biết cách sử dụng nó.
2.Bài tập 1: Đặt một viên gạch lên mặt đất . viên gạch chịu những lực tác dụng nào?
GV:- Hướng dẫn HS vẽ hình biểu diễn
Khi vật nằm cân bằng chịu những lực nào tác dụng?
HS: - Trọng lực và phản lực
GV: yêu cầu HS lên bảng chỉ phương ,chiều của các lực
HS: Lên bảng hoàn thành
GV: Lưu ý với HS:
N
Một là : Trọng lực P của vật , theo phương thẳng đúng , hướng xuống
Hai là : Phản lực N của mặt đất , theo phương thẳng đứng , hướng lên .
Lưu ý:
Hai véc tơ bằng nhau biễu diễn hai lực bằng nhau.
Hai véc tơ đối nhau biễu diễn hai lực đối nhau.
Ta suy ra tổng của hai lực đối nhau là bằng 0
F = (-F!) = 0
Bài tập 2.
Trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát ?Hãy giải thích vì sao?
-Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
-Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
-Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
-Lực xuất hiện giữa dây cua roavới bánh xe truyền chuyển động.
-Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
đây là lực đàn hồi
Bài tập 3.
Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ?Vì sao?
- Tăng độ mhám của mặt tiếp xúc.
- Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
- Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
- Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
Vì lực ma sát suất hiện khi vật này tiếp xúc với một vật khác
Bài tâp 4.
Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
Vì sao?
Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật .
Khi vật chuyển động nhanh dần lên , lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia
Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia
Bài tập 5.
Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N
a, tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xeô tô (bỏ qua lực cản của không khí)
b, khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát kà không thay đổi?
C, khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?cần phải xđ đại lượng nào?
GV: Ôtô đang chuyển động trên đường thì chịu những lực nào tác dụng lên?
HS; Lực kéo và lực ma sát
GV:Trong trường hợp này chuyển động của ôtô là chuyển động gì?
HS: Chuyển động đều
GV: Vậy hai lực này có độ lớn nhưthế nào?
HS: Fms = Fkéo
GV:
GV: y/c một học sinh lên bảng làm
GV: Y/c học sinh nhận xét
Giải
a.Ôtô chuyển động thẳng đều thì lực kéo cân bằng với lực ma sát
Vậy : Fms = Fkéo = 800N
b.Lực kéo tăng (Fk > Fms) thì ôtô chuyển động nhanh dần
c..Lực kéo giảm (Fk < Fms) thì ôtô chuyển động chậm dần
Bài tập 6.
Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N , nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N .
a, Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt . biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn . hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng của đầu tàu.
b, Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì ? tính độ lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành.
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?
HS: F1 = 10000N
F2 = 5000N
P = 100000N
GV: Cần phải xác định những đại lượng nào?
HS: a. Fms = ?
b. F(Hợp lực td lên tàu)
GV: y/c một học sinh lên bảng làm
GV: Y/c học sinh nhận xét
Giải
a. Khi bánh xe lăn trên đường sắt thì lực kéo cân bằng với lực cản,khi đó lực kéo bằng 5000N
So với trọng lượng đầu tầu,lực ma sát bằng:
= 0,05lần
Đoàn tàu chịu các lực tác dụng là:
Lực phát động và lực cẩn
b.Độ lớn của lực làm tàu chạy nhanh dần khi khởi hành bằng
Fk - Fms = 10000 - 5000 = 5000N
IV. KINH NGHIỆM
Tuần: 08
Tiết: 08
ÁP SUẤT - ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU
I.MỤC TIÊU
+ Các khái niệm về áp suất,áp lực,công thức tính áp suất,công thức tính áp suất chất lỏng
+ Bình thông nhau
+ Đơn vị đo áp suất
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập đơn giản
II. CHUẨN BỊ
-Các dạng bài tập liên quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi sau.
- áp lực là gì?
- áp suất là gi?
Nêu công thức tính áp suất, đơn vị đo và ý nghĩa của các đại lượng trong cong thức?
1.áp lực :áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép (mặt bị ép là mặt chịu tác dụng vào)
2.áp suất :áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức tính áp suất : P =
Đơn vị của áp suất :
Đơn vị của Lực là Niu tơn (N)
Đơn vị diện tích là m2
Đơn vị của áp suất là N/m2, còn gọi là pa xcan, kí hiệu là Pa - 1Pa = 1N/m2
2.Bài tập:
Tác dụng một áp lực 20N lên một diện tích 25cm2 . Tính áp suất .
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?cần phải xđ đail lượng nào?
HS : tóm tắt đề bài
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: P =
GV: y/c lên bảnh trình bày
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt :
F = 20N
S =25cm2 = 25.10-4 m2
P= ?
Giải
áp suất do áp lực F tác dụng lên diện tích S là:
P = = = 8 .103 ( Pa )
Vậy : P = 8 .103 ( Pa )
Bài tập 2: Một vật có trọng lượng 200N tạo một áp suất 1250 Pa lên mặt đất . tính diện tích tiếp xúc cua vật với mặt đất .
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?cần phải xđ đail lượng nào?
HS : tóm tắt đề bài
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: S =
GV: y/c hs lên bảng hoàn thành và nhận xét
Tóm tắt :
F = 20 N
P = 1250 Pa ;S = ?
Giải
Diện tích tiếp xúc của vật với mặt đất là:
S = = = 0,16 m2
Bài tập 3
Một người nặng 600N , bàn chân trái có diện tích là 15 cm2 , đứng thẳng hai chân trên một cái ghế , gây một áp suất là 18,75 . 10 4 Pa .
tính diện tích bàn chân phải của người đó.
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?cần phải xđ đail lượng nào?
HS: Tóm tắt đề bài
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: S =
GV: y/c lên bảng hoàn thành
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt :
F= 600 N ; S1 = 15 cm2 ; P =18,75.10 4 Pa
S2 = ?
Giải
Diện tích của cả hai bàn chân
S = == 32 . 10- 4 m2= 32 cm2
Ta suy ra diện tích bàn chân phải là:
S2 = S – S1 = 32 – 15 = 17cm2
Đáp số: 17cm2
Bài tập 4
1. Một xe tăng có trọng lượng 340000N, có diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đường là 1,5 m2. tính áp suất P của xe tăng lên mặt đường .
2. một ô tô có trọng lượng 20000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường là 250 cm2. gọi p là áp suấtn của ô tô tác dụng lên mặt đường . so sánh p với p .
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?cần phải xđ đail lượng nào?
HS: áp suất của ôtô lên mặt đường,
áp suất của xe tăng lên mặt đường
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: P =
GV: y/c lên bảng hoàn thành.
GV: Y/c học sinh nhận xét
Tóm tắt : Giải
F2 = 340000N áp suất của xe tăng lên mặt đường là:
S1 = 1,5 m2 P1 = F1 = = 226667 Pa
P1 = ?
F2 =20000 N áp suất của ô tô lên mặt đường là:
S2 = 250cm2 P2 = F2 = = 8 .105Pa
= 25 . 10- 3m2
P2 = ? nhận xét : P2 > P1
Bài tập 5
Một người nặng 450N , mỗi bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất là 150 cm2 . tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất trong các trường hợp sau:
1.người đó đứng cả hai chân ?2. người đó đứng một chân , một chân co.
3. người đó đứng trên một cái ghế 4 chân , diện tích mỗi chân ghế tiếp xúc với mặt đất là 15cm2. bỏ qua trọng lượng của ghế
GV; Y/c HS đọc đề bài
GV: Đề bài cho ta biết gi?cần phải xđ đail lượng nào?
HS: tóm tắt đề bài
GV: Ta áp dụng công thức nào để tính?
HS: P =
GV: y/c lên bảng hoàn thành
GV: Y/c học sinh nhận xét
Giải
1. Nếu người đó đứng cả hai chân thì diện tích tiếp xúc với mặt đất là:
S = 150 . 2 = 300cm2 = 300 .10- 4m2
áp suất người đó tác dụng lên mặt đất là :
P = = 15000 N / m2
2. áp suất phải tìm khi người đó đứng một chân , một chân co là:
P = 2P =30000 N/m2
(áp suất tỉ lệ thuận với áp lực và tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc)
diện tích tiếp xúc của ghế với mặt đất là:
S = 15 . 4 = 60cm2 = 60 .10 – 4m2
áp suất phải tìm là:
P3 = F = = 75000 N/m2 .
III. KINH NGIỆM
Tuần: 09
Tiết: 09
ÁP SUẤT - ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I.MỤC TIÊU:
+ Các khái niệm về áp suất,áp lực,công thức tính áp suất,công thức tính áp suất chất lỏng
+ Bình thông nhau
+ Đơn vị đo áp suất
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập đơn giản
II. CHUẨN BỊ : SGK VL 8 ;SBT VL 8
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Tìm hiểu về sự tồn tại của
áp suất khí quyển
- GV giải thích sự tồn tại của lớp khí quyển.
- Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Thảo luận về kết quả và trả lời các câu C1, C2 & C3.
- GV mô tả thí nghiệm 3 và yêu cầu HS giải thích hiện tượng (trả lời câu C4)
1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
- HS nghe và giải thích được sự tồn tại của áp suất khí quyển
+ Khí quyển là lớp không khí dày hành ngàn km bao bọc quanh trái đất.
+ Không khí có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất chịu áp suất của lớp khí quyển này gọi là áp suất khí quyển.
- HS làm thí nghiệm 1 và 2, thảo luận kết quả thí nghiệm để trả lời các câu hỏi
C1: áp suất trong hộp nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài nên hộp bị méo đi.
C2: áp lực của khí quyển lớn hơn trọng lượng của cột nước nên nước không chảy ra khỏi ống.
C3: áp suất không khí trong ống + áp suất cột chất lỏng lớn hơn áp suất khí quyển nên nước chảy ra ngoài.
C4: áp suất không khí trong quả cầu bằng 0, vỏ quả cầu chịu áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt với nhau.
Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển
- GV nói rõ cho HS vì sao không thể dùng cách tính độ lớn áp suất chất lỏng để tính áp suất khí quyển.
- GV mô tả thí nghiệm Tôrixenli (Lưu ý HS thấy rằng phía trên cột Hg cao76 cm là chân không.
- Yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm để tính độ lớn của áp suất khí quyển bằng cách trả lời các câu C5, C6, C7.
2. Độ lớn của áp suất khí quyển
C12: Vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí thay đổi theo độ cao.
a. Thí nghiệm Tôrixenli
- HS nắm được cách tiến hành TN
b. Độ lớn của áp suất khí quyển
C5: áp suất tại A và B bằng nhau vì hai điểm này cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng.
C6: áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển, áp suất tác dụng lên B là áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76 cm.
C7: áp suất tại B là:
pB = d.h =136 000.0,76 = 103 360 N/ m2
Vậy độ lớn của áp suất khí quyển là 103 360 N/ m2
C10: áp suất khí quyển có độ lớn bằng áp suất ở đáy cột thuỷ ngân cao 76cm.
Vận dụng
- Yêu cầu trả lời các câu C8, C9, C11.
- Nói áp suất khí quyển 76cm Hg có nghĩa là thế nào? (C10)
- Tổ chức thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời.
3. Vận dụng
- HS trả lời và thảo luận theo nhóm các câu C8, C9, C11.
C9: Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được, bẻ cả hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng,...
C11: p = d.h h ===10,336m
Vậy ống Torixenli dài ít nhất 10,336 m
IV. KINH NGHIỆM
Tuần: 12-13
Tiết: 12-13
LỰC ĐẨY ACSIMÉT
I. MỤC TIÊU
Thông qua buổi ôn tập giúp HS cũng cố lại kiến thức đã học trong bài Lực đẩy Acsimét
Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong chất lỏng – Lực đẩy Acsimét
Công thức tính lực đẩy Acsimét
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Tổ chức cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi nhúng một vật vào trong lòng chất lỏng:
HS: Trả lời
GV: tổ chức nhận xét ,chính xác lại và ghi lên bảng
- Lực đó gọi là lực gì?
- Độ lớn,phương và chiều của nó như thế nào ?
- Viết công thức tính Acsimét
HS: Tiếp thu bài tập ví dụ
-Lưu ý cách đổi đơn vị thể tính từ cm3 lên m3.
I.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó
1. Một vật nhúng trong lòng chất lỏng xẽ bị chất lỏng tác dụng lức lên vật đó
2. Gọi là lực đẩy: Acsimét
3. - Theo phương thẳng đứng
Có chiều hướng từ dới lên
Có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật đó chiếm chỗ
II.Công thức tính Acsimét
F = d . V
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. (m3)
F: lực đẩy Acsimét ( N)
Chú ý: Nếu vật hoàn toàn chìm trong chất lỏng thì thể tích V chính là thể tích của vật
VD: : Một vật có thể tích là 0,2m3 được nhúng chìm trong nước .Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu.
Giải
F = d.V = 10 000.0,2 = 2000N
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
Bài tập 1
Tính lực đẩy tác dụng lên các vật khi được nhúng chìm hoàn toàn trong nước, biết thể tích của các vật lần lượt như sau: 2m3; 0,50m3; 100cm3; 450cm3.
Hướng dẫn
-Cần đổi đơn vị phù hợp
-Vận dụng công thức tính lực đẩy
Bài tập 2
a)Hai vật có cùng thể tích. Một vật làm bằng sắt và một vật làm bằng chì. Nhúng chìm hai vật trên vào nước thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật này như thế nào ?
b) Một vật bằng sắt và một vật bằng gỗ có cùng khối lượng và được nhúng chìm trong nước. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nào lớn hơn.
Hướng dẫn
a)Như nhau vì chúng có cùng thể tích.
b) Vật có khối lượng riêng nhỏ hơn nếu có cùng khối lượng thì có thể tích lớn hơn do đó nếu được nhúng chìm hoàn toàn trong cùng một chất lỏng thì vật có thể tích lớn hơn chiu lực đẩy lớn hơn. ( gỗ)
Bài tập 3
Một vật có thể tích là 2cm3 được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật
Hướng dẫn
-Đổi đơn vị phù hợp và vận dụng công thức tính.
Bài tập 4
Một vật nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì chị một lực đẩy có độ lớn là 500N. Tính thể tích của vật trên.
Hướng dẫn
-Từ công thức tính lực đẩy suy ra công thức tính thể tích.
Bài tập 5
Một vật có thể tích là 9000cm3 được nhúng chìm hoàn toàn trong một chất lỏng. Lực đẩy tác dụng lên vật lúc này là 10 000N. Tính trọng lượng của chất lỏng trên.
]Hướng dẫn
-Từ công thức tính lực đẩy ruy ra công thức tính trọng lượng riêng.
Bài tập 6
Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 15N. Khi nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 8N.
Tính thể tích và khối lượng riêng của vật.
Hướng dẫn
-Khối lượng cua vật:
-Khi nhúng chìm trong nước:
-Lực đẩy :
-Khối lư
File đính kèm:
- GIAO LY 8 HOAN CHINH.doc