Giáo án Vật lý 8 HK 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 8

Trong chương trình Vật lý THCS được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: lớp 6 và lớp 7.

Giai đoạn 2: lớp 8 và lớp 9.

Ở giai đoạn 1, vì khả năng tư duy của HS còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều, nên chương trình chỉ đề cập đến những hiện tượng vật lý quen thuộc, thường gặp hằng ngày thuộc cáclĩnh vực cơ, nhiệt, quang, âm và điện. Việc trình bày những hiện tượng này chủ yếu là theo quan điểm hiện tượng, thiên về định tính hơn là định lượng.

Ở giai đoạn 2, vì khả năng tư duy của HS đã phát triển, HS đã có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng vật lý ở xung quanh hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ về học tập vật lý, do đó việc học tập vật lý ở giai đoạn này phải có mục tiêu cao hơn giai đoạn 1.

 

doc40 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 HK 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 8 Trong chương trình Vật lý THCS được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1: lớp 6 và lớp 7. Giai đoạn 2: lớp 8 và lớp 9. Ở giai đoạn 1, vì khả năng tư duy của HS còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều, nên chương trình chỉ đề cập đến những hiện tượng vật lý quen thuộc, thường gặp hằng ngày thuộc cáclĩnh vực cơ, nhiệt, quang, âm và điện. Việc trình bày những hiện tượng này chủ yếu là theo quan điểm hiện tượng, thiên về định tính hơn là định lượng. Ở giai đoạn 2, vì khả năng tư duy của HS đã phát triển, HS đã có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng vật lý ở xung quanh hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ về học tập vật lý, do đó việc học tập vật lý ở giai đoạn này phải có mục tiêu cao hơn giai đoạn 1. Chương trình Vật lý 8 là phần mở đấu của giai đoạn 2, nên những yêu cầu về khả năng tư duy trìu tượng, khái quát cũng như những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lý đều cao hơn các lớp ở giai đoạn 1. Sau đây là chương trình Vật lý 8, trong đó trình bày cấu trúc nội dung của chương trình. TÓM LƯỢC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 1: Cơ học A. Nội dung: 1. Chuyển động cơ học. 2. Vận tốc. 3. Chuyển động đều. Chuyển động không đều. 4. Biểu diễn lực. 5. Cân bằng lực. Quán tính. 6. Lực ma sát. 7. Áp suất. 8. Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau. 9. Áp suất khí quyển. 10. Lực đẩy Archimede. 11. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Archimede. 12. Sự nổi. 13. Công cơ học. 14. Định luật về công. 15. Công suất. 16. Cơ năng. 17. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng. 18. Bài tập, ôn tập, tổng kết. B. Mục tiêu: Mô tả được chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động. Nêu ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong. Biết vận tốc là đại lượng biểu diễn sự nhanh chậm của chuyển động. Biết cách tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều. Nêu được ví dụ thực tế của tác dụng của lực làm biến đổi vận tốc. Biểu diễn lực bằng vectơ. Mô tả được sự xuất hiện của lực ma sát. Nêu được một số cách làm tăng giảm ma sát trong đời sống và kỹ thuật. Mô tả sự cân bằng lực. Nhận biết tác dụng của lực cân bằng lên vật đang chuyển động. Nhận biết được hiện tượng quán tính và giải thích được một số hiện tượng trong đời sống và kỹ thuật bằng khái niệm quán tính. Biết áp suất là gì và mối quan hệ giữa áp suất lực tác dụng và diện tích tác dụng. Giải thích được một số hiện tượng tăng, giảm áp suất trong đời sống hằng ngày. Mô tả được các thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển. Tính áp suất chất lỏng theo độ sâu và trọng lượng riêng của chất lỏng. Giải thích nguyên tắc của bình thông nhau. Nhận biết được lực đẩy Archimede và cách tính độ lớn của lực này theo trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần vật ngập trong lòng chất lỏng. Giải tích sự nổi, điều kiện nổi. Phân biệt được khái niệm công cơ học và khái niệm công dùng trong cuộc sống, tính công của lực tác dụng. Nhận biết sự bảo toàn công trong máy cơ đơn giản, từ đó suy ra định luật về công áp dụng cho máy cơ đơn giản. Biết ý nghĩa của công suất. Sử dụng công thức để tính công , công suất. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật chuyển động có động năng, một vật ở trên cao có thế năng, một vật đàn hồi có thế năng đàn hồi. Mô tả được quá trình chuyển hóa cơ năng và định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ năng. C. Chú thích: Phần chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động ở mức độ như SGK THCS cũ. Khi phân biệt các dạng chuyển động cần đề cập đến một dạng chuyển động thường gặp là dao động. Trong phần vận tốc cần rèn luyện cho HS sử dụng công thức , đổi đơn vị vận tốc về về đơn vị đo lường hợp pháp (m/s). Có thể tổ chức cho HS thực hành đo vận tốc trung bình. Rèn luyện cho HS biểu diễn lực bằng vectơ. Trình bày thí nghiệm cho HS thấy tác dụng của lực cân bằng, lực không cân bằng lên vật đang chuyển động. Phần quán tính được trình bày thông qua các ví dụ thực tế. Dùng khái niệm quán tính giải thích một số hiện tượng trong đời sống và kỹ thuật. Thông qua các ví dụ cho HS thấy áp suất tỉ lệ thuận với lực tác dụng và lệ nghịch với diện tích mặt bị ép : ; Đơn vị ; l Pa = lN/m2. Có thể giới thiệu một số đơn vị khác dùng trong kỹ thuật. Từ công thức tính áp suất suy ra công thức tmh áp suất của chất lỏng p=hd. Mỗi nhánh của bình thông nhau gây áp suất lên đáy bình bằng tổng áp suất của cột chất lỏng với áp suất khí quyển. Khi cân bằng, mặt chất lỏng ở mỗi nhánh đều cùng một độ cao. (Chỉ xét trường hợp bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng. Tuy nhiên, đối với HS giỏi có thể ra bài tập về bình thông nhau chứa các chất lỏng khác nhau không tan vào nhau. Phần vận dụng định luật Archimede để giải thích điều kiện nổi có thể trình bày như sách giáo khoa THCS cũ. Phân biệt ý nghĩa của công thường dùng trong đời sống với công cơ học. Chỉ xây dựng công thức tính công trong trường hợp phương của lực trùng với phương dịch chuyển A=Fs. HS cần biết vận dụng công thức để giải các bài tập liên quan đến công, công suất và thời gian thực hiện công. Không đưa ra công thức tính động năng, thế năng. Chỉ cần hiểu một cách định tính hai khái niệm trên. HS cần thực hiện thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên (GV) làm về mối quan hệ giữa công với lực và quãng đường dịch chuyển, đo lực và quãng đường dịch chuyển để tính công ở một trong những máy cơ đơn giản. Nếu có điều kiện, cần cho HS xem hoặc tự làm các thí nghiệm bán định lượng về mối quan hệ giữa động năng với khối lượng và vận tốc; thế năng với trọng lượng và độ cao; sự chuyển hoá qua lại giữa động năng và thế năng. Cần cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học để GV và HS tiến hành thí nghiệm. Đặc biệt là các dụng cụ đo thời gian, độ dài, lực ; các máy cơ đơn giản; máy Atwood; các dụng cụ dùng để nghiên cứu định tính áp suất chất lỏng, áp kế, bình thông nhau, dụng cụ nghiên cứu định luật Archimede và sự nổi; các dụng cụ dừng để nghiên cứu bán định lượng về động năng và thế năng, sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng. Ngoài ra, còn cán có một số tranh vê các dạng chuyển động, các động cơ nhiệt... Chương 2. Nhiệt học A. Nội dung 1. Cấu tạo phân tử của các chất. 2. Nhiệt độ và chuyển động phân tử. Hiện tượng khuếch tán. 3. Nhiệt năng và nhiệt lượng. 4. Các cách truyền nhiệt năng (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt). 5. Công thức tính nhiệt lượng. 6. Phương trình cân bằng nhiệt. 7. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt. 8. Động cơ đốt trong bốn kỳ và giới thiệu một số động cơ nhiệt khác. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. Hiệu suất của động cơ nhiệt. Bài tập, ôn tập, tổng kết B. Mục tiêu: Nhận biết các chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng, mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử: Biết nhiệt năng là gì. Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng. Giải thích một số hiện tượng về ba cách truyền nhiệt trong tự nhiên và trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được nhiệt lượng của một vật thu vào hay toả ra. Dùng công thức tính nhiệt lượng phương trình cân bằng nhiệt để giải những bài tập đơn giản và gần gũi với thực tế về sự trao đổi nhiệt giữa hai vật. Nhận biết sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ nhiệt, thừa nhân sự bảo toàn năng lượng trong các quá trình này. Mô tả hoạt động của động cơ nhiệt bốn kỳ. Nhận biết một số động cơ nhiệt khác. Biết năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hết. Biết cách tính hiệu suất của động cơ nhiệt. C. Chú thích Tổ chức cho các nhóm HS tiến hành các thí nghiệm đơng giản về hiện tượng hòa tan và khuếch tán, trao đổi và thảo luận về các thí nghiệm này, từ đó nhận biết các chất được ấu tạo từ các phân tử, giữa các phân tử có khoảng cách, các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. Không yêu cầu tìm hiểu về lực liên kết phân tử cũng như sự khác biệt về cấu tạo phân tử giữa các trạng thái rắn, lỏng và khí. Dựa vào khái niệm động năng đã học trong phần cơ học để mô tả khái niệm nhiệt năng của một vật. Không cần đưa ra khái niệm nội năng. Tổ chức cho các nhóm HS tiến hành các thí nghiệm đơn giản về các cách làm biến đổi nhiệt năng và các cách truyền nhiệt. Từ đó mô tả và phân biệt được chúng. Về thí nghiệm xác định nhiệt lượng theo khối lượng, nhiệt dung riêng và độ biến thiên nhiệt độ chỉ thực hiện ở mức bán định lượng và thừa nhận công thức . Nếu có điều kiện, tổ chức cho HS quan sát các thí nghiệm về sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt. Chỉ mô tả cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt 4 kỳ. Với các động cơ nhiệt khác chỉ cần kể tên, cho xem mô hình hoặc ảnh, tranh vẽ và giới thiệu ứng dụng của chúng. Giới thiệu ý nghĩa của năng suất tỏa nhiệt và năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu thông dụng. Giới thiệu ý nghĩa của hiệu suất và tính hiệu suất cho một hai trường hợp. Chú ý đảm bảo an toàn cho HS khi làm thí nghiệm với nguồn nhiệt và các dụng cụ dễ vỡ như nhiệt kế, bình thủy tinh... Và sau đây là tập bài giảng các bài dạy ở học kỳ 1 (không bao gồm các bài kiểm tra), nội dung được soạn theo từng đơn vị Bài, rất mong quý thầy cô, bạn đọc góp ý. Còn phần học kỳ 2 xin phép đưa lên sau. Tác giả NGUYỄN NGỌC QUANG Điện thoại: 091.9081105 BÀI MỘT CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC MỤC TIÊU Biết được vật đang đứng yên hay đang chuyển động so với vật mốc. Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên, và nắm được các dạng của chuyển động. Nêu được các ví dụ về chuyển động, về tính tương đối của chuyển động. CHUẨN BỊ Hình vẽ 1; 2; 3 (SGK) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Cho học sinh quan sát Hình 1 và đặt câu hỏi như SGK: Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng tây, như vậy có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên? Hình 1 2. Hoạt động 2: Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đang đứng yên? I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? Tổ chức cho học sinh đọc thông tin trong SGK để thu thập thông tin, hướng dẫn học sinh hoàn thành câu hỏi C1. Làm thế nào để nhận biệt được một ôtô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời... đang chuyển động hay đứng yên? GV thông báo nội dung 1. C2. Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc. C3. Khi nào một vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc. Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học, gọi tắt là chuyển động. Ví dụ: Xe đạp chuyển động so với cột điện. Chiếc thuyền chuyển động so với bờ sông. Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì được gọi là vật đứng yên. Ví dụ: Cột điện đứng yên bên vệ đường. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. II. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN Cho học sinh quan sát hình 2 : Hành khách đang ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga. C4. So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động hay đứng yên? Tại sao? C5. So với toa tàu thì hành khách đang chuyển động hay đứng yên? Tại sao? C6. Dựa vào những câu trả lời ở trên điền từ vào các chỗ trống trong câu C6. C7. Hãy tìm ví dụ minh họa nhận xét trên. Giáo viên chốt lại nội dung của vấn đề và cho học sinh ghi vào vở. C8. Trả lời câu hỏi đã nêu ở đầu bài. Hình 2 - So với nhà ga thì hành khách càng ngày càng rời xa nhà ga, do đó hành khách sẽ chuyển động so với nhà ga. - Vị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi theo thời gian do đó hành khách đứng yên trên toa tàu. Nhận xét: Một vật có để chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Ví dụ: Một bạn học sinh đi học thì chiếc cặp của bạn học sinh ấy thì đứng yên so với bạn học sinh ấy nhưng lại chuyển động so với mặt đường. Từ những ví dụ ở trên ta thấy rằng vật là chuyển động hay đứng yên sẽ phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Do đó chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. - Mặt Trời thay đổi vị trí so với vật mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể coi Mặt Trời chuyển động so với Trái Đất. 4. Hoạt động 4: Một số chuyển động thường gặp. III. MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP Hình 3 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và phân tích cho học sinh một số khái niệm và các chuyển động thường gặp trong thực tế theo động hình 3. C9. Hãy tìm thêm ví dụ thực tế về các dạng chuyển động. Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động, người ta phân biệt ra các loại chuyển động thẳng, chuyển động cong. Chuyển động tròn là một dạng đặc biệt của chuyển động cong. Ngoài các ví dụ trong SGK, trong thực tế ta gặp chuyển động tịnh tiến của ngăn kéo bàn học là chuyển động thẳng; chuyển động của tay kéo là chuyển động cong, chuyển động của cánh quạt là chuyển động tròn. 5. Hoạt động 5: Vận dụng. IV. VẬN DỤNG Yêu cầu trả lời hai câu vận dụng: C10. Mỗi vật trong hình 4 chuyển động so với vật nào và đứng yên so với vật nào? C11. Khi khoảng cách từ vật đến vật mốc không thay đổi thì ta nói vật đứng yên so với vật mốc. Hình 4 Nói như vậy có phải lúc nào cũng đúng hay không? - Ôtô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện. - Người đứng bên đường: Đứng yên so với so với cột điện, chuyển động so với người lái xe và ôtô. - Cột điện: Đứng yên so với so với người đứng bên đường, chuyển động so với người lái xe và ôtô. C11. Nói như vậy không phải lúc nào cũng chính xác, có trường hợp sai, ví dụ như vật chuyển động tròn quanh vật mốc. Yêu cầu học sinh đọc và ghi nội dung Ghi nhớ vào vở. Ghi nhớ: - Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. - Chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối tùy thuộc vào vật chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn liền với mặt đất làm vật mốc. - Các đang chuyển động thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong. Hình 5 Có nhiều người cho rằng chuyển động của cái đầu van xe đạp đơn giản chỉ là chuyển động tròn xung quanh trục bánh xe. Thức ra không đơn giản như vậy, vì đầu van xe đạp vừa chuyển động tròn quanh trục bánh xe vừa cùng với xe chuyển động thẳng trên đường, nên chuyển động của đầu van xe đạp khá phức tạp và có dạng như hình 5. Như vậy việc chọn vật nào làm mốc không những quyết định tính chất đứng yên hay chuyển động của vật và còn quyết định nhiều tính chất khác nữa của chuyển động. BÀI HAI VẬN TỐC MỤC TIÊU Từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động từ đó rút ra cách nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc). Nắm vững công thức tính vận tốc v= và ý nghĩa khái niệm vận tốc, đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc. Vận dụng để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động. CHUẨN BỊ Tranh vẽ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Thế nào là vật chuyển động? Vật đứng yên? PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Ở bài học trước ta đã biết cách làm thế nào để nhận biết một vật đứng yên hay chuyển động, bài học này sẽ giúp tìm hiểu sự nhanh chậm của chuyển động. 2. Hoạt động 2: Vận tốc là gì? I. VẬN TỐC LÀ GÌ? Treo bảng 2.1. C1. Làm sao biết ai nhanh ai chậm? Hãy điền kết quả vào cột Xếp hạng, và kết quả ở cột Quãng đường trong 1s (C2). Cùng chạy một quãng đường như nhau (60m) ai mất ít thời gian thì người đó chạy nhanh hơn. Quãng đường đi được trong 1s được gọi là vận tốc. STT Họ và tên học sinh Quãng đường Thời gian Hạng Quãng đường trong 1s 1 Nguyễn An 60 10 3 6 2 Trần Bình 60 9.5 2 6.32 3 Lê Văn Cao 60 11 5 5.45 4 Đào Việt Hùng 60 9 1 6.67 5 Phạm Việt 60 10.5 4 5.71 C3. Dựa vào bảng kết quả xếp hạng, hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 3. Hoạt động 3: Công thức II. CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC Từ khái niệm vận tốc ta có thể hình thành công thức Vận tốc được tính bằng công thức: v= trong đó: v là vận tốc; s là quãng đường; t là thời gian thức hiện quãng đường đó. 4. Hoạt động 4: Đơn vị vận tốc III. ĐƠN VỊ VẬN TỐC Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo chiều dài và thời gian. GV giới thiệu theo nội dung Bảng 2.2 SGK. GV yêu cầu HS thực hiện câu C4 theo mẫu và ghi kết quả vào bảng. C5. a. Vận tốc của một ôtô là 36km/h; của một người đi xe đạp là 10.8km/h; của tàu hỏa là 10m/s. Điều đó cho biết gì? b. Trong ba chuyển động động trên chuyển động nào nhanh nhất, chuyển động nào chậm nhất? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đổi vận tốc dựa vào biểu thức định nghĩa, thực hiện đổi chiều dài và thời gian sau đó thực hiện phép chia để lấy kết quả. Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo chiều dài và thời gian. Đơn vị vận tốc hợp pháp của Việt Nam là m/s và km/h. Dụng cụ dùng để đo vận tốc được gọi là tốc kế. 1km/h=0.28m/s. C5. a. Mỗi giờ ôtô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10.8 km. Mỗi giây tàu hỏa đi được 10m. Ô tô có v1=36km/h==10m/s Xe đạp có v2==3m/s Tàu hỏa có v3=10m/s Ôtô và tàu hỏa chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất. 5. Hoạt động 5: Vận dụng. C6. Một đoàn tàu trong 1.5h đi được được quãng đường dài 81km. Tính vận tốc của tàu ra km/h và m/s. Vận tốc của tàu v===54 km/h ==15m/s C7. Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12km/h. Hỏi quãng đướng đi được là bao nhiêu? Ta có t=40 phút =h Vận dụng công thức vận tốc ta suy ra được s=vt=12 x = 8km C8. Một người đi bộ với vận tốc là 4km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, biết thời gian người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút. Ta có v=4km/h; t=30phút=h Vậy s=vt=4 x = 2km Yêu cầu học sinh đọc và ghi vào vở nội dung phần ghi nhớ. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính vận tốc v= trong đó s là độ dài quãng đường đi được và t là thời gian. Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h. CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Trong hàng hải, người ta thường dùng ''nút'' làm đơn vị đo vận tốc. Nút là vận tốc của một chuyển động mỗi giờ được 1 hải lí. Biết độ dài của 1 hải lí là 1.852km ta dễ dàng tính được nút ra km/h và m/s : 1 nút - 1,852km/h = 0,514m/s. Các tàu thuỷ có lắp cánh ngầm lướt trên sóng rất nhanh nhưng cũng không mấy tàu vượt qua vận tốc 30 nút. Vận tốc ánh sáng là 300 000km/s. Trong vũ trụ, khoảng cách giữa các thiên thể rất lớn, vì vậy trong thiên văn người ta hay biểu thị những khoảng cách đó bằng năm ánh sáng. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong một năm Một năm ánh sáng ứng với khoảng cách bằng : 3.105.365.24.3600 = 9,4608 1012km. Trong thiên văn, người ta lấy tròn một năm ánh sáng bằng 1016m (10 triệu tỉ mét). Thế mà khoảng cách từ Trái Đất tới ngôi sao gần nhất cũng lên tới 4,3 năm ánh sáng. BÀI BA CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU MỤC TIÊU Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều. Nêu được những ví dụ về chuyển động đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của dang chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian. Vận dụng để tính vấn tốc trung bình trên một đoạn đường. Mô tả được thí nghiệm ở hình 6 và dựa vào các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 trả lời các câu hỏi trong bài. CHUẨN BỊ Máng nghiêng, bánh xe, đồng hồ bấm giây. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: a. Độ lớn vận tốc cho ta biết gì? b. Viết công thức tính vận tốc. Giải thích các ký hiệu và đơn vị của các đại lượng trong công thức. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Nêu nhận xét về độ lớn vận tốc của chuyển động đầu kim đồng hồ và chuyển động của xe đạp khi đi từ nhà đến trường - Chuyển động của đầu kim đồng hồ tự động của vận tốc không đổi theo thời gian. - Chuyển động của xe đạp thì có vận tốc thay đổi theo thời gian. 2. Hoạt động 2: Thông báo định nghĩa. Yêu cầu học sinh đọc định nghĩa trong SGK và ghi vở. I. ĐỊNH NGHĨA Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động Hình 6 Thả bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF, theo dõi chuyển động của bánh xe sau những khoảng thời gian bằng nhau là 3s (hình 6) thấy rằng Q.Đ AB BC CD DE EF C.dài(m) 0.05 0.15 0.25 0.33 0.33 T.gian(s) 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 Trênquãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều? Giáo viên phân tích cho học sinh nhìn thấy được bản chất của quá trình chuyển động của bánh xe trên các đoạn đường từ đó hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đã đặt ra. Yêu cầu học sinh trả lời câu C3: Chuyển động nào là chuyển động đều, chuyển động nào là chuyển động không đều? Chuyển động trên đoạn DE và EF là chuyển động đều, trên đoạn AB,BC và CD là chuyển động không đều. * Các chuyển động đều: - Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đã chạy ổn định. * Các chuyển động không đều: - Chuyển động của ô tô lúc khởi hành. - Chuyển động của xe đạp lúc xuống dốc. - Chuyển động của tàu hỏa lúc vào nhà ga. 4. Hoạt động 4: Vận tốc trung bình II. VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU Giáo viên yêu cầu học sinh vận tốc trên các đoạn đường AB, BC, CD từ việc thu thập thông tin từ các phần trên và yêu cầu học sinh báo cáo kết quả. Từ đó hình thành cho HS khái niệm vận tốc trung bình, và công thức: vTB= Áp dụng công thức v= ta tính được các vận tốc trên các đoạn đường: vAB=0,017m/s; vBC=0,05m/s và vCD=0,08m/s. Từ đó ta thấy rằng từ A đến D chuyển động của trục bánh xe là chuyển động nhanh dần. * Trên các đoạn đường, trung bình mỗi giây bánh xe lăn được bao nhiêu met thì ta nói vận tốc trung bình của bánh xe là bấy nhiêu met trên giây. 5. Hoạt động 5: Vận dụng. III. VẬN DỤNG 1. Một người đi xe đạp xuống một con dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trên từng đoạn đường và trên cả hai đoạn đường. 1. Ta có s1=120m ; t1=30s s2=60m ; t2= 24s. Vận tốc trung bình trên các đoạn đường: v1===4m/s v2===2,5m/s vTB= ==3,3m/s 2. Một đoàn tàu chuyển động trong 5h với vận tốc trung bình 30km/h. Tính đoạn đường tàu đi được. 2. Ta có v=30km/h; t=5h Quãng đường đi được được tính theo công thức: Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều được tính bằng công thức: vTB= trong đó s là quãng đường đi được và t là thời gian thực hiện quãng đường đó. BÀI BỐN BIỂU DIỄN LỰC MỤC TIÊU Học sinh nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực. CHUẨN BỊ Nhắc học sinh xem lại bài 6 Lực (Vật lý 6) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nêu các tác dụng của lực. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG 1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống Yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về lực. 2. Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm lực I. ÔN LẠI KHÁI NIỆM LỰC Ở lớp 6 chúng ta đã biết lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm vật bị biến dạng. Hình 7 Hãy mô tả thí nghiệm trong hình 7, nêu tác dụng của lực trong từng trường hợp. Lực là tác dụng của vật này lên vật khác làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm vật biến dạng. Trong hình 7a: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe, do đó xe chuyển động nhanh lên. Hình 7b: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại. 3. Hoạt động 3: Biểu diễn lực. II. BIỂU DIỄN LỰC GV thông báo đặc điểm của lực là một đại lượng vectơ. Nó được xác định bởi ba yếu tố. Khi biểu diễn lực phải thể hiện đầy đủ ba yếu tố trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh biểu diễn vectơ lực . Giáo viên thông báo cho học sinh cách biểu diễn vectơ lực như SGK. Hình 8 Ví dụ: Một lực 15N tác dụng lên xe lăn theo phương ngang và có chiều hướng sang bên phải. Hãy biểu diễn vectơ lực trên. 1. Lực là một đại lượng vectơ: Ta đã biết lực được xác định bởi ba yếu tố: Điểm đặt, phương chiều và độ lớn. Một đại lượng vừa đó độ lớn, có phương và chiều gọi là đại lượng vectơ. 2. Cách biểu diễn và ký hiệu vectơ: a. Ký hiệu: - Vectơ lực: . - Cường độ: F. b. Cách biểu diễn lực: Để biểu diễn vectơ lực người ta dùng một mũi tên có: - Gốc là điểm đặt (điểm mà lực tác dụng lên vật). - Phương và chiều là phương và chiều của lực. - Độ dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỷ xích cho trước (hình 8). Ta có thể chọn tỷ xích tùy ý, giả sử 1cm biểu diễn cho 5N, vậy chiều dài của vectơ lực là 3cm (hình 9). 5N Hình 9 4. Hoạt động 4: Vận dụng. III. VẬN DỤNG Biểu diễn lực sau đây: - Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg. - Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang chiều từ trái sang phải. Trọng lực của vật được xác định theo công thức P=10m=10x5=50N 5000N 25N Hình 10 5. Hoạt động 5: Củng cố - ghi nhớ Yêu cầu học sinh n

File đính kèm:

  • docBai giang ly 8 HK1 .doc
Giáo án liên quan