NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 8
Trong chương trình Vật lý THCS được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: lớp 6 và lớp 7.
Giai đoạn 2: lớp 8 và lớp 9.
Ở giai đoạn 1, vì khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều, nên chương trình chỉ đề cập đến những hiện tượng vật lý quen thuộc, thường gặp hằng ngày thuộc các lĩnh vực cơ, nhiệt, quang, âm và điện. Việc trình bày những hiện tượng này chủ yếu là theo quan điểm hiện tượng, thiên về định tính hơn là định lượng.
36 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Giáo viên Nguyễn Ngọc Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 8
Trong chương trình Vật lý THCS được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: lớp 6 và lớp 7.
Giai đoạn 2: lớp 8 và lớp 9.
Ở giai đoạn 1, vì khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều, nên chương trình chỉ đề cập đến những hiện tượng vật lý quen thuộc, thường gặp hằng ngày thuộc các lĩnh vực cơ, nhiệt, quang, âm và điện. Việc trình bày những hiện tượng này chủ yếu là theo quan điểm hiện tượng, thiên về định tính hơn là định lượng.
Ở giai đoạn 2, vì khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng vật lý ở xung quanh hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ về học tập vật lý, do đó việc học tập vật lý ở giai đoạn này phải có mục tiêu cao hơn giai đoạn 1.
Chương trình Vật lý 8 là phần mở đầu của giai đoạn 2, nên những yêu cầu về khả năng tư duy trìu tượng, khái quát cũng như những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lý đều cao hơn các lớp ở giai đoạn 1. Sau đây là chương trình Vật lý 8, trong đó trình bày cấu trúc nội dung của chương trình.
TÓM LƯỢC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương 1: Cơ học
A. Nội dung:
1. Chuyển động cơ học.
2. Vận tốc.
3. Chuyển động đều. Chuyển động không đều.
4. Biểu diễn lực.
5. Cân bằng lực. Quán tính.
6. Lực ma sát.
7. Áp suất.
8. Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau.
9. Áp suất khí quyển.
10. Lực đẩy Archimede.
11. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Archimede.
12. Sự nổi.
13. Công cơ học.
14. Định luật về công.
15. Công suất.
16. Cơ năng.
17. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng.
18. Bài tập, ôn tập, tổng kết.
B. Mục tiêu:
Mô tả được chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động. Nêu ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong.
Biết vận tốc là đại lượng biểu diễn sự nhanh chậm của chuyển động. Biết cách tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
Nêu được ví dụ thực tế của tác dụng của lực làm biến đổi vận tốc. Biểu diễn lực bằng vectơ.
Mô tả được sự xuất hiện của lực ma sát. Nêu được một số cách làm tăng giảm ma sát trong đời sống và kỹ thuật.
Mô tả sự cân bằng lực. Nhận biết tác dụng của lực cân bằng lên vật đang chuyển động. Nhận biết được hiện tượng quán tính và giải thích được một số hiện tượng trong đời sống và kỹ thuật bằng khái niệm quán tính.
Biết áp suất là gì và mối quan hệ giữa áp suất lực tác dụng và diện tích tác dụng. Giải thích được một số hiện tượng tăng, giảm áp suất trong đời sống hằng ngày.
Mô tả được các thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển. Tính áp suất chất lỏng theo độ sâu và trọng lượng riêng của chất lỏng. Giải thích nguyên tắc của bình thông nhau.
Nhận biết được lực đẩy Archimede và cách tính độ lớn của lực này theo trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần vật ngập trong lòng chất lỏng. Giải tích sự nổi, điều kiện nổi.
Phân biệt được khái niệm công cơ học và khái niệm công dùng trong cuộc sống, tính công của lực tác dụng.
Nhận biết sự bảo toàn công trong máy cơ đơn giản, từ đó suy ra định luật về công áp dụng cho máy cơ đơn giản.
Biết ý nghĩa của công suất. Sử dụng công thức để tính công , công suất.
Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật chuyển động có động năng, một vật ở trên cao có thế năng, một vật đàn hồi có thế năng đàn hồi.
Mô tả được quá trình chuyển hóa cơ năng và định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ năng.
C. Chú thích:
Phần chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động ở mức độ như SGK THCS cũ.
Khi phân biệt các dạng chuyển động cần đề cập đến một dạng chuyển động thường gặp là dao động.
Trong phần vận tốc cần rèn luyện cho HS sử dụng công thức , đổi đơn vị vận tốc về về đơn vị đo lường hợp pháp (m/s). Có thể tổ chức cho học sinh thực hành đo vận tốc trung bình.
Rèn luyện cho học sinh biểu diễn lực bằng vectơ. Trình bày thí nghiệm cho học sinh thấy tác dụng của lực cân bằng, lực không cân bằng lên vật đang chuyển động.
Phần quán tính được trình bày thông qua các ví dụ thực tế. Dùng khái niệm quán tính giải thích một số hiện tượng trong đời sống và kỹ thuật.
Thông qua các ví dụ cho học sinh thấy áp suất tỉ lệ thuận với lực tác dụng và lệ nghịch với diện tích mặt bị ép : ; Đơn vị ; l Pa = lN/m2. Có thể giới thiệu một số đơn vị khác dùng trong kỹ thuật.
Từ công thức tính áp suất suy ra công thức tmh áp suất của chất lỏng p=hd.
Mỗi nhánh của bình thông nhau gây áp suất lên đáy bình bằng tổng áp suất của cột chất lỏng với áp suất khí quyển. Khi cân bằng, mặt chất lỏng ở mỗi nhánh đều cùng một độ cao. (Chỉ xét trường hợp bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng). Tuy nhiên, đối với học sinh giỏi có thể ra bài tập về bình thông nhau chứa các chất lỏng khác nhau không tan vào nhau.
Phần vận dụng định luật Archimede để giải thích điều kiện nổi có thể trình bày như sách giáo khoa THCS cũ.
Phân biệt ý nghĩa của công thường dùng trong đời sống với công cơ học. Chỉ xây dựng công thức tính công trong trường hợp phương của lực trùng với phương dịch chuyển A=Fs.
Học sinh cần biết vận dụng công thức để giải các bài tập liên quan đến công, công suất và thời gian thực hiện công.
Không đưa ra công thức tính động năng, thế năng. Chỉ cần hiểu một cách định tính hai khái niệm trên.
Học sinh cần thực hiện thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên làm về mối quan hệ giữa công với lực và quãng đường dịch chuyển, đo lực và quãng đường dịch chuyển để tính công ở một trong những máy cơ đơn giản.
Nếu có điều kiện, cần cho học sinh xem hoặc tự làm các thí nghiệm bán định lượng về mối quan hệ giữa động năng với khối lượng và vận tốc; thế năng với trọng lượng và độ cao; sự chuyển hoá qua lại giữa động năng và thế năng.
Cần cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học để giáo viên và học sinh tiến hành thí nghiệm. Đặc biệt là các dụng cụ đo thời gian, độ dài, lực ; các máy cơ đơn giản; máy Atwood; các dụng cụ dùng để nghiên cứu định tính áp suất chất lỏng, áp kế, bình thông nhau, dụng cụ nghiên cứu định luật Archimede và sự nổi; các dụng cụ dừng để nghiên cứu bán định lượng về động năng và thế năng, sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng. Ngoài ra, còn cần có một số tranh vê các dạng chuyển động, các động cơ nhiệt...
Chương 2. Nhiệt học
A. Nội dung
1. Cấu tạo phân tử của các chất.
2. Nhiệt độ và chuyển động phân tử. Hiện tượng khuếch tán.
3. Nhiệt năng và nhiệt lượng.
4. Các cách truyền nhiệt năng (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt).
5. Công thức tính nhiệt lượng.
6. Phương trình cân bằng nhiệt.
7. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt.
8. Động cơ đốt trong bốn kỳ và giới thiệu một số động cơ nhiệt khác.
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. Hiệu suất của động cơ nhiệt.
Bài tập, ôn tập, tổng kết
B. Mục tiêu:
Nhận biết các chất được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng, mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử:
Biết nhiệt năng là gì. Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng. Giải thích một số hiện tượng về ba cách truyền nhiệt trong tự nhiên và trong cuộc sống hằng ngày.
Xác định được nhiệt lượng của một vật thu vào hay toả ra. Dùng công thức tính nhiệt lượng phương trình cân bằng nhiệt để giải những bài tập đơn giản và gần gũi với thực tế về sự trao đổi nhiệt giữa hai vật.
Nhận biết sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ nhiệt, thừa nhân sự bảo toàn năng lượng trong các quá trình này.
Mô tả hoạt động của động cơ nhiệt bốn kỳ. Nhận biết một số động cơ nhiệt khác. Biết năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hết. Biết cách tính hiệu suất của động cơ nhiệt.
C. Chú thích
Tổ chức cho các nhóm HS tiến hành các thí nghiệm đơn giản về hiện tượng hòa tan và khuếch tán, trao đổi và thảo luận về các thí nghiệm này, từ đó nhận biết các chất được ấu tạo từ các phân tử, giữa các phân tử có khoảng cách, các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
Không yêu cầu tìm hiểu về lực liên kết phân tử cũng như sự khác biệt về cấu tạo phân tử giữa các trạng thái rắn, lỏng và khí.
Dựa vào khái niệm động năng đã học trong phần cơ học để mô tả khái niệm nhiệt năng của một vật. Không cần đưa ra khái niệm nội năng.
Tổ chức cho các nhóm HS tiến hành các thí nghiệm đơn giản về các cách làm biến đổi nhiệt năng và các cách truyền nhiệt. Từ đó mô tả và phân biệt được chúng.
Về thí nghiệm xác định nhiệt lượng theo khối lượng, nhiệt dung riêng và độ biến thiên nhiệt độ chỉ thực hiện ở mức bán định lượng và thừa nhận công thức .
Nếu có điều kiện, tổ chức cho HS quan sát các thí nghiệm về sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt.
Chỉ mô tả cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt 4 kỳ. Với các động cơ nhiệt khác chỉ cần kể tên, cho xem mô hình hoặc ảnh, tranh vẽ và giới thiệu ứng dụng của chúng. Giới thiệu ý nghĩa của năng suất tỏa nhiệt và năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu thông dụng. Giới thiệu ý nghĩa của hiệu suất và tính hiệu suất cho một hai trường hợp.
Chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm với nguồn nhiệt và các dụng cụ dễ vỡ như nhiệt kế, bình thủy tinh...
Tiết 19
BÀI MƯỜI SÁU
CƠ NĂNG
MỤC TIÊU
Học sinh lấy được ví dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng. Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh họa.
CHUẨN BỊ
Tranh vẽ. Lò xo bằng thép được uốn thành vòng tròn, dây buộc, miếng gỗ.
Một ván nghiêng, một miếng gỗ, hai quả cầu có khối lượng khác nhau.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Viết công thức tính công suất. Cho biết ý nghĩa vật lý của công suất.
2. Một động cơ với lực là 700N đẩy chiếc xe lăn được 200m trong 2 phút, xác định công suất của động cơ đó.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống
Hằng ngày ta thường nghe nói đến từ năng lượng. Ví dụ như nhà máy thủy điện đã biến năng lượng của dòng nuớc thành năng lượng điện. Vậy năng lượng là gì.
Dạng năng lượng đơn giản nhất là cơ năng.
Khi nào vật thực hiện công?
Khả năng thực hiện công là gì?
Cơ năng có hai dạng là thế năng vào động năng.
I. CƠ NĂNG
Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật đó có cơ năng.
Khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng càng lớn.
Cơ năng cũng được đo bằng Joule.
2. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thế năng.
II. THẾ NĂNG
1. Thế năng hấp dẫn:
Trong hình 34a, quả nặng A có cơ năng không? Tại sao?
Trong hình 34b, quả nặng A có cơ năng không? Tại sao?
Hình 34
Khi đưa vật nặng lên cao hơn thì thế năng hấp dẫn của nó sẽ như thế nào?
Trong hình 34a, vật nặng ở trên mặt đất không có khả năng sinh công.
Nếu đưa vật lên cao (hình 34b) thì nó có khả năng sinh công nên nó có cơ năng.
Cơ năng của vật trong trường hợp này được gọi là thế năng. Vật ở vị trí càng cao thì thế năng của vật càng lớn.
Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất được gọi là thế năng hập dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0.
Chú ý: Ta có thể lấy một vật khác làm mốc tính độ cao, còn gọi là mốc thế năng.
Nếu thay vật A bằng vật C có khối lượng lớn hơn vật A thì khi ở cùng một độ cao, vật nào có thế năng hấp dẫn lớn hơn.
Thế năng hấp dẫn còn phụ thuộc vào khối lượng. Khi khối lượng càng lớn thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Lò xo sau khi bị nén có cơ năng không?
Hình 35
Vì sao?
Thế năng đàn hồi phụ thuộc yếu tố gì?
2. Thế năng đàn hồi:
Ta thấy sau khi lò xo bị nén có khả năng sinh công đẩy miếng gỗ lên: lò xo có thế năng, thế năng này được gọi là thế năng đàn hồi.
Ta thấy rằng nếu độ biến dạng càng lớn thì thế năng càng lớn. Vì thế: thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng
Hoạt động 3. Động năng
Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm hình 36.
Hình 36
Giáo viên tiến hành thí nghiệm cho quả cầu lăn từ vị trí (1) trên máng nghiêng đến đập vào B, yêu cầu học sinh nhận xét kết quả.
III. ĐỘNG NĂNG
1. Khi nào vật có động năng?
Cho quả cầu bằng thép lăn xuống phía dưới máng nghiêng sẽ đập vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B di chuyển.
Quả cầu A lăn xuống đã tác dụng lực vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B di chuyển, điều đó có nghĩa rằng đã thực hiện công.
Từ đó ta có thể đi đến kết luận: một vật chuyển động có khả năng sinh công tức là có cơ năng.
Cơ năng của vật có được do chuyển động gọi là động năng.
2. Động năng phụ thuộc những yếu tố nào?
Giáo viên làm thí nghiệm 2, thả quả cầu từ vị trí 2, cho học sinh nhận xét vào so sánh vận tốc của quả cầu với quãng đường dịch chuyển của khối gỗ B.
Tiếp tục làm lại thí nghiệm nhưng tăng khối lượng của quả cầu A.
Giáo viên lưu ý cho học sinh:
So với thí nghiệm 1, ta thấy miếng gỗ B chuyển động được quãng đường dài hơn, quả cầu lăn từ vị cao hơn nên vận tốc lớn hơn.
Trong thí nghiệm 3, ta thấy khối lượng quả cầu tăng nên quả cầu thực hiện công lớn hơn.
Vậy: Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Chú ý: Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể cùng một lúc vừa có thế năng vừa có động năng. Cơ năng lúc đó bằng tổng động năng và thế năng của nó.
Hoạt động 4 Củng cố
IV. VẬN DỤNG
Yêu cầu học sinh thực hiện câu C9, C10 trong SGK.
Ví dụ như con lắc lò xo đang dao động vừa có cả thế năng và động năng.
Ghi nhớ:
Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật được gọi là thế năng đàn hồi.
Cơ năng của vật có được do chuyển động gọi là động năng.
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Độ lớn của một số giá trị động năng:
- Động năng của Trái Đất quay quanh Mặt Trời 2,7.1033J.
- Động năng của vệ tinh quay trên quỹ đạo 3.109J.
- Động năng của cầu thủ bóng đá đang chạy 4500J
- Động năng của con ong đang bay 0,002J
- Động năng của con sên đang bò 0,0000001J
Tiết 20
BÀI MƯỜI BẨY
SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
MỤC TIÊU
Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ đơn giản.
Lấy được ví dụ về sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng trong thực tế.
CHUẨN BỊ
Một quả bóng bàn, tranh 37 phóng to
Con lắc đơn, giá treo.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thế năng của một vật so với mặt đất phụ thuộc yếu tố nào?
Động năng của một vật đang chuyển động phụ thuộc yếu tố nào?
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống
Trong tự nhiên và trong kỹ thuật, ta thường quan sát thấy sự chuyển hóa cơ năng từ dạng này sang dạng khác: động năng chuyển hóa sang thế năng và ngược lại thế năng chuyển hóa sang động năng. Sau đây ta sẽ khảo sát cụ thể sự chuyển hóa này.
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu sự chuyển hóa cơ năng trong quá trình cơ học.
Hình 37
Giáo viên biểu diễn thí nghiệm quả bóng rơi.
Yêu cầu các nhóm quan sát hình 37 và rút ra sự thay đổi độ cao, quãng đường quả bóng dịch chuyển trong những khoảng thời gian bằng nhau.
Tổ chức cho học sinh nhận xét về quá trình biến đổi cơ năng của quả bóng trong quá trình rơi tự do của quả bóng.
Từ đó rút ra nhận xét.
I. SỰ CHUYỂN HÓA CÁC DẠNG CƠ NĂNG
1. Thí nghiệm 1: Quả bóng rơi:
Ta thấy độ cao của quả bóng giảm dần và vận tốc quả bóng tăng dần.
Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng quả bóng giảm.
Khi nó chạm đấy nó lại nảy lên, độ cao quả bóng tăng dần và vận tốc qả bóng giảm. Như vậy động năng của quả bóng giảm và thế năng của quả bóng tăng.
* Nhận xét: Tại vị trí cao nhất, cơ năng bằng thế năng của vật. Khi đó động năng bằng không.
Tại vị trí thấp nhất, cơ năng của vật bằng động năng của vật, thế năng bằng không
Tiếp tục tổ chức cho học sinh quan sát thí nghiệm 2
2. Thí nghiệm con lắc dao động:
Chọn B làm mốc, kéo lệch con lắc ra khỏi điểm B và cho nó dao động (hình 38).
Hình 38
Khi chọn B làm mốc thế năng có nghĩa là tại B thế năng bằng không.
GV phân tích quá trình dao động của con lắc.
Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng tới vị trí A rồi thả tay ra. Quan sát chuyển động của con lắc. Con lắc có độ cao lớn nhất ở A và C, thấp nhất ỏ vị trí cân bằng B. Ta lấy vị trí cân bằng B làm mốc để tính các độ cao.
Vận tốc cúa con lắc tăng hay giảm khi:
a) Con lắc đi từ A xuống B.
b) Con lắc đi từ B lên C.
Có sự chuyển hoá từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi :
a) Con lắc đi từ A xuống B ?
b) Con lắc đi tù B lên C ?
Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất ?
Ở những vị trí nào con lắc có động năng nhỏ nhất, có thế năng nhỏ nhất ? Các giá trị nhỏ nhất này bằng bao nhiêu ?
Vận tốc cúa con lắc giảm khi con lắc đi từ B lên C.
Có sự chuyển hoá từ dạng động năng sang dạng thế năng.
Có sự chuyển hoá từ thế năng nào sang động năng khi con lắc đi từ A xuống B và chuyển hoá từ dạng động năng sang dạng thế năng khi con lắc đi từ B lên C
Ở C và A con lắc có thế năng lớn nhất, ở B con lắc có động năng lớn nhất.
Ở A và C con lắc có động năng nhỏ nhất, ở B con lắc có thế năng nhỏ nhất. Các giá trị nhỏ nhất này bằng không.
Kết luận
- Trong chuyến động của con lắc đã có sự chuyển hoá liên tục các dạng cơ năng : Thế năng chuyển hoá thành động năng và động năng chuyển hoá thành thế năng.
- Khi con lắc ở vị trí thấp nhất (vị trí cân bằng), thế năng đã chuyển hoá hoàn toàn thành động năng, khi con lắc ở vị trí cao nhất, động năng đa chuyển hoá hoàn toàn thành thế năng.
4. Hoạt động 3: Định luật
II. BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Khi mô tả các thí nghiệm chúng ta đã bỏ qua ma sát. Thực ra, do có ma sát nên quả bóng sau khi chạm để không thế nảy trở lại độ cao ban đầu, cung như con lắc sau khi đã được thả ra ở vị trí A không thể quay trở lại đúng vị trí này. Điều đó có nghĩa là, nếu kể đến ma sát, thì cơ năng của vật không bảo toàn. Một phần cơ năng đã chuyển hoá thành một dạng năng lượng khác mà chúng ta sẽ học trong các bài sau.
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn.
5. Hoạt động 5: Vận dụng.
III. VẬN DỤNG
Hãy chỉ ra sự chuyển hoá từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trương hợp sau :
a) Mũi tên đuợc bắn đi từ chiếc cung
b) Nước từ trên đập cao chảy xuống.
c) Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng
a. Thế năng của cánh cung chuyển hóa thành động năng của mũi tên.
b. Thế năng của nước chuyển hóa thành động năng của nó.
c. Khi vật đi lên, động năng chuyển hóa thành thế năng. Khi vật đi xuống thì thế năng chuyển hóa thành động năng.
Ghi nhớ:
Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Các nguồn nước ỏ trên cao có thế năng rất lớn. Thế năng này có thể chuyển hoá thành động năng làm quay các máy phát điện. Hiện nay, người ta mới sử dụng được chưa tới 10% nguồn năng lượng dự trữ khổng lồ này. Gió có động năng rất lớn là nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền. Nếu con người tận dụng được hết động năng của gió thì gió có thể cung cấp cho con người năng lượng còn lớn hơn năng lượng do nước cung cấp. Từ xưa, người ta đã biết sử dụng động năng của gió để chạy các cối xay, gọi là cối xay gió
Tiết 21
BÀI MƯỜI TÁM
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
MỤC TIÊU
Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần Cơ học.
Vận dụng các kiến thức vào làm các bài tập phần Vận dụng.
CHUẨN BỊ
Ô chữ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Kiểm tra
l .Chuyển động cơ học là gì ? Cho hai ví dụ.
2. Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đúng yên so với vật khác.
3. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Công thức tính vận tốc ? Đơn vị vận tốc ?
4. Chuyển động không đều là gì ? Viết công thúc tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
5. Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc ? Nêu ví dụ minh hoạ.
6. Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ.
7. Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi :
a) Vật đang đứng yên ?
b) Vật đang chuyển động ?
8. Lực ma sát xuất hiện khi nào ?
Nêu hai ví dụ về lực ma sát.
9. Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.
10. Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào ? Công thức tính áp sát. Đơn vị áp suất.
11. Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào?
12. Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng.
13. Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp nào ?
14. Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích rõ tùng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công.
15. Phát biểu định luật về công.
16. Công suất cho ta biết điều gì? Em hiểu thế nào khi nói công suất của một chiếc quạt là 35W ?
17. Thế nào là sự bào toàn cơ năng?
Nêu ba ví dụ về sự chuyển hoá từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.
I. ÔN TẬP
1. Là sự thay đổi vị trí so với vật khác, ví dụ ô tô đang chạy, người đi bộ.
2. Hành khách ngồi yên trên xe đang chạy thì chuyển động so với mặt đường nhưng đứng yên so với xe.
3. Mức độ nhanh chậm của chuyển động.
Công thức
4. Là chuyển động của một vật mà vận tốc luôn thay đổi.
5. Là nguyên nhân làm thay đổi .
6. Ba yếu tố là điểm đặt, phương chiều và độ lớn.
7. Cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn.
a) Đứng yên.
b) Chuyển động thẳng đều.
8. Xuất hiện khi vật chuyển động trên mặt một vật khác.
9. Xe đột ngột chuyển động hành khách bị ngả về phía sau.
10. Phụ thuộc độ lớn của áp lực và diện tích bị ép. (N/m2)
11. Vật chịu tác dụng của lực đẩy có điểm đặt trên vật hướng thẳng đứng lên trên, độ lớn FA=dV.
12. Thứ tự sẽ là P>F; P<F; P=F
13. Trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
14. A=Fs trong đó A(J) công của lực; F(N) lực; s(m) quãng đường vật dịch chuyển.
15. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
16. Cho biết tốc độ sinh công của máy. Có nghĩa là trong 1s máy thực hiện được một công là 35J.
17. Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
2. Hoạt động 2:
B - VẬN DỤNG
Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng:
l. Hai lực được gọi là cân bằng khi
A. cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C cùng phương, cùng độ lớn, cùng dặt lên một vật.
D. cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
3. Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ô tô đô bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Các mô tô chuyển động đối với nhau.
B. Các mô tô đứng yên đối với nhau.
C. Các mô tô đứng yên đối với ôtô.
D. Các mô tô và ô tô cùng chuyển động đối với mặt đường.
5. Để chuyến một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào cho ta lợi về công ? Câu trả lời nào đúng ?
A. Dùng ròng rọc động.
B. Dùng ròng rọc cố định.
C Dùng mặt phẳng nghiêng.
D. Không có cách nào cho ta lợi về công.
2. Xe tô đang chuyển động đột ngột dừng lai. Hành khách trong xe bị
A. ngã người về phía sau.
B. nghiêng người sang phía trái.
C. nghiêng người sang phía phải.
D. xô người về phía trước.
4. Hai thỏi hình trụ, một bằng nhôm, một bằng đồng khi được treo vào hai đầu cân đòn thì đòn cân cân bằng. Khi nhúng ngập cả hai vào nước thì đòn cân sẽ thế nào ?
A. Nghiêng về bên phái.
B. Nghiêng về bên phải.
C. Vẫn cân bằng.
D. Chưa đủ dữ kiện để trả lời.
6. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động năng ?
A. Chỉ khi vật đang đi lên.
B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
C Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
D. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
3. Hoạt động 3:
1. Ngồi trong xe tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đang chuyến động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này.
2. Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phái lót tay bằng vải hay cao su ?
3. Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phía trái. Hỏi lúc đó xe đang được lái sang phía nào ?
4. Tìm một ví dụ chúng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
5. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy ác-simét được tính như thế nào ?
6. Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào có công cơ học ?
a) Cậu bé trèo cây.
b) Em học sinh ngồl học bài.
c) Nước ép lên thành bình đựng.
d)Nước chảy xuống từ đập chắn nước.
1. Hai hàng cây bên đường chuyển động ngược lại vì chọn ôtô làm mốc, cây sẽ chuyển động tương đối với ôtô và người.
2. Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai, lực ma sát này giúp ta dễ xoay nút chai.
3. Khi xe chuyển động thẳng đột nhiên quành sang phải, người hành khách trên xe còn quán tính cũ chưa kịp thay đổi hướng cùng xe nên sẽ nghiêng qua bên trái.
4. Muốn cắt, thái một vật cần dùng dao sắc, lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh lên dao làm tăng áp suất: vừa tăng áp lực,
File đính kèm:
- Bai giang Vat ly 8 Hoc ky 2.doc