Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Huệ

Tiết 18 :

CÔNG SUẤT

A- Mục tiêu :

1. Kiến thức : Hiểu được công suất là công thực hiện trong một giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hay máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ. Viết được biểu thức tính công, đơn vị của các đại lượng trong công thức. Vận dụng giải các bài tập đơn giản.

2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, lập luận, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế.

3. Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. Biết tự giác.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ... /01 / 2009 Ngày dạy : ... /01/ 2009 Tiết 18 : CÔNG SUẤT A- Mục tiêu : 1. Kiến thức : Hiểu được công suất là công thực hiện trong một giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hay máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ. Viết được biểu thức tính công, đơn vị của các đại lượng trong công thức. Vận dụng giải các bài tập đơn giản. 2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, lập luận, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế. 3. Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. Biết tự giác. B- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. C- Chuẩn bị: - Giáo viên : Các ví dụ liên quan đến kiến thức cua bài. - Học sinh : Nghiên cứu trước các nội dung của bài. D- Tiến trình. I. Ổn định. II. Bài củ: ( Không kiểm tra ) 1. Đặt vấn đề. Để san bằng một đóng đất chúng ta có thể dùng sức con người và củng có thể sử dụng máy ủi để san. Trong hai cách trên thì em có thể so sánh công của người và máy ? thời gian để thực hiện công đó có giống nhau không ? Vậy để đặc trưng cho mức độ thực hiện công nhanh hay chậm hôm nay chúng ta tìm hiểu một khái niệm mới. 2. Triển khai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Tìm hiểu ai làm khoẻ hơn ai?( 10 phút ) - Yêu cầu Hs hoạt động theo nhóm đọc thông tin ai làm việc khoẻ hơn ai ở SGK rồi trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. - Gọi đại diện nhóm cho biét kết quả của nhóm mình. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung. ? Nếu làm việc liên tục thì ttrong một giờ anh An và anh Dũng thực hiện được một công là bao nhiêu ? ? Trong một giây anh An, Dủng thực hiện được một công bằng bao nhiêu? - Nắm được thông tin ai làm khoẻ hơn ai, tính công thực hiện của mỗi người từ đó so sánh được ai làm khoẻ hơn ai. - Để biết được ai làm khoẻ hơn ai thông qua đáp án của câu C2. - Thảo luận nhóm để đưa ra kết quả chung của các đáp án. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm và đơn vị công suất ( 7 phút ) - Giới thiệu khái niệm công suất. - Giới thiệu các đơn vị của công suất. -Nắm được khái niệm ccong suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. - Biết được đơn vị của công suất là : oát kí hiệu là W. 1W= 1J/1s 1kW= 1000W. 1MW= 1000000W. Họat động 3 : Vận dụng ( 17 phút ) - Yêu cầu Hs làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C4, C5, C6. - Gọi 2 bạn Hs trung bình lên bảng tính công suất làm việc của An và dủng để lấy điểm miệng. - Gọi 2 Hs kha trả lời câu C6 a và b. - Các bạn khác nhận xét bổ sung. - Làm việc cá nhân tả lời các câu hỏi càn lại ở SGK. - Lên bảng giả để lấy điểm miệng. IV. Củng cố: - Gọi 1 Hs đọc phần ghi nhớ. - Tổ chức làm bài tập 15.1 và 15.2 SBT. V- Dặn dò : 5 phút - Về nhà học bài củ theo phần ghi nhớ và vở ghi, xem lại tất cả các câu hỏi đã trả lời ở bài học. - Làm các bài tập còn lại ở SBT. - Xem trước nội dung bài 16 và có thể làm thí nghiệm hình 16.1 và 16.3. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 02/02/2009 Ngày dạy : 02/02/2009 Tiết 19 : CƠ NĂNG A- Mục tiêu : 1. Kiến thức : Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng , động năng. Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh hoạ. 2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, lập luận, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế. 3. Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. Biết tự giác. Hứng thú học tập bộ môn. B- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. C- Chuẩn bị: - Giáo viên : + Chuẩn bị cho mỗi nhóm :1 bộ thí ngiệm hình 16.2, 1 mặt phẳng nghiêng, 1 viên bi sắt, 1 miếng gỗ. + 1 quả nặng, 1 miếng gỗ, 1 ròng rọc, dây buộc. - Học sinh : Nghiên cứu trước các nội dung của bài. D- Tiến trình. I. Ổn định. II. Bài củ: ? Viết công thức tính công suất, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. 1. Đặt vấn đề. ? Khi nào có công cơ học ? Giáo viên thông báo khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học người ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng là dạng năng lượng đơn giãn nhất. Chúng ta đi tìm hiểu các dạng cơ năng trong bài học hôm nay. 2. Triển khai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Giới thiệu khái niệm cơ năng: ( 5 phút ) - Giới thiệu KN cơ năng như SGK ? Hãy tìm ví dụ về vật có cơ năng ? - Một viên gạch và một viên bi cùng rơi ở trên bàn xuống. Hỏi cơ năng của vật nào lớn hơn ? Vì sao ? - Nắm được KN, đơn vị của cơ năng. - Tìm được ví dụ về vật có cơ năng? - So sánh được cơ năng cuă vật nào lớn hơn. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm thế năng ( 20 phút ) - Tiến hành lắp TN như hình 16.2 rồi yêu cầu Hs trả lời câu C1. - Làm TN kiểm chứng cho Hs. - Giới thiệu cơ năng của vật trong trường hợp này được gọi là thế năng. ? Khi vật A nằm ở những độ cao khác nhau thì thế năng của nó có bằng nhau không ? vì sao ? - Làm TN kiểm chứng cho câu hỏi trển. - Giới thiệu thế năng hấp dẫn, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao và khối lượng. - Làm TN với lò xo lá tròn với hai trường hợp biến dạng nhiều và ít cho Hs quan sát nút cao su bị đẩy như thế nào. ? Khi nào lò xo có cơ năng ? cơ năng trong trường có giống với trong TN trước không ? - Giới thiệu cơ năng đàn hồi. ? Cơ năng đàn hồi phụ thuộc vào đại lượng nào ? - Quan sát TN của Gv. - Trả lời các câu hỏi của Gv và câu hỏi C1, C2. - Nắm được các khái niệm về thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi, biết được sự khác nhau về bản chất của chúng. - Nắm được thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào. - Nắm được thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào. Họat động 3 : Tìm hiểu khái niệm động năng. ( 15 phút ) - Giới thiệu dụng cụ Tn cho Hs. - Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi C3, C4 rồi tiến hành TN cho Hs kiểm tra. - Giới thiệu khái niệm động năng. - Làm TN với viên bi A nhung ở độ cao khác nhau và với viên bi A’ có khối lượng lớn hơn viên bi A. - Yêu cầu Hs quan sát , so sánh sự khác nhau về sự chuyển dời của miếng gỗ B và trả lời các câu hỏi C6 C7 và C8. ? Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? lấy ví dụ minh hoạ. - Trả lời câu hỏi C3 và C4. - Quan sát TN của Gv để kiểm tra câu trả lời của mình đã đúng chưa. - Nắm được khái niệm động năng. - Quan sát TN của Gv để trả lời các câu hỏi C6, C7 và C8. Từ đó rút ra được nhận xét động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào. Hoạt động 4 : Vận dụng ( 5 phút ) - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C9 và C10. IV. Củng cố: - Gọi 1 Hs đọc phần ghi nhớ. V- Dặn dò : 2 phút - Về nhà học bài củ theo phần ghi nhớ và vở ghi, xem lại tất cả các câu hỏi đã trả lời ở bài học. - Làm các bài tập còn lại ở SBT. Ngày soạn : 08/02/2009 Ngày dạy : 09/02/2009 Tiết 20: SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG A- Mục tiêu : 1. Kiến thức : Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức biểu đạt như trong SGK. Biết nhận ra và lấy ví du về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế. 2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, lập luận, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế, sử dụng chính xác các thuật ngữ. 3. Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. Biết tự giác. Hứng thú học tập bộ môn. B- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. C- Chuẩn bị: - Giáo viên : 1 quả nặng, dây buộc, giá thí nghiệm, 1 quả bóng bàn. - Học sinh : Nghiên cứu trước các nội dung của bài, có thể làm trước TN hình 17.1 và 17.2 D- Tiến trình. I. Ổn định. II. Bài củ: ? Khi nào vật có cơ năng ? Cơ năng của vật tồn tại ở những dạng nào ? ? Thế năng hấp dẫn và động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? 1. Đặt vấn đề. Như SGK 2. Triển khai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự chuyển hoá của các dạng cơ năng.( 26 phút ) - Tiến hành làm TN hình 17.1 cho Hs quan sát rồi giới thiệu hình 17.1 cho Hs nắm rỏ. - Yêu cầu Hs làm việc cá nhân ttrả lời các câu hỏi C1 đến C4. - Gọi một vài Hs cho biết kết quả của mình và các bạn khác nhận xét và bổ sung. - Giải thích tại sao quả bóng không đạt tới diểm A và dần dừng lại. - Tiến hành TN hình 17.3 yêu cầu Hs quan sát rỏ. - Vẽ hình 17.2 lên bảng và yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi từ C5 đến C8. - Tổ chức cho Hs thảo luận chung đi đến kết quả chung nhất. - Quan sát TN của Gv và quan sát hình vẽ 17.2 SGK. - Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi ở SGK. - Cho biết kết quả của mình và nhận xét kết quả của bạn. C1: Trong quá trình bóng rơi độ cao giảm dần, vận tốc tăng dần. C2: 1- giảm, 2- tăng dần. C3: 1- tăng, 2- giảm, 3- tăng, 4- giảm. C4: 1- A, 2- B, 3- B, 4- A. C5: a) khi con lắc đi từ A về B vận tốc của nó tăng dần. b) khi con lắc đi từ B về C vận tốc của nó giảm dần. C6: a) con lắc đi từ A về B có sự chuyển hoá từ thế năng sang động năng. b) con lắc đi từ B về C có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng. C7: - ở vị trí A và C thế năng của con lắc lớn nhất. - ở vị trí B động năng của con lắc lớn nhất. C8: - Ở vị trí A và C động năng của con lắc có giá trị nhỏ nhất ( bằng 0 ). - Ở vị trí B thế năng của con lắc có giá tị nhỏ nhất. Hoạt động 2 : Tìm hiểu định luật bảo toàn ( 7 phút ) - Giới thiệu định luật bảo toàn cơ năng. - Gọi một vài Hs đọc nội dung định luật. - Giới thiệu ý nghĩa quan trọng của định luật để giải các bài tập định tính ở chương trình vật lí phổ thông. - Nắm và hiểu được nội dung định luật - Ghi chép nội dung định luật vào vỡ. Họat động 3 : Vận dụng ( 10 phút ) - Yêu cầu Hs làm việc cá nhân trả lời câu C9. - Gọi một vài Hs lên bảng trả lời lấy diểm miệng. các Hs khác nhận xét bổ sung. - Làm việc cá nhân trả lời câu C9. a) Thế năng của cánh cung chuyển hoá thành động năng của mủi tên. b) Thế năng chuyển hoá thành động năng. c) Khi vật đi lên động năng chuyển hoá thành thế năng, khi vật rơi xuống thế năng chuyển hoá thành động năng. IV. Củng cố: - Gọi 1 Hs đọc phần ghi nhớ. - Tổ chức làm bài tập 17.1 và 17.2 SBT. V- Dặn dò : - Học bài củ theo vở chi, làm các bài tập còn lại trong SBT. - Xem trước nội dung bài 18, có thể trả lời trước tất cả các câu hỏi ở bài. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 15/02/ 2009 Ngày dạy : 16/05/2009 Tiết 21: ÔN TẬP CHƯƠNG I A- Mục tiêu : 1. Kiến thức : Hệ thống củng cố các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng : Rèn luyện các kĩ năng tính toán, phân tích, so sánh, lập luận, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tế. 3. Giáo dục : Tinh thần tác phong làm việc có khoa học. Biết tự giác. B- Phương pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề. C- Chuẩn bị: - Giáo viên : Một số câu hỏi và bài toán liên quan đến các kiến thức đã học. - Học sinh : Nghiên cứu trước các nội dung kiến thức đã học từ bai 1 đến bài 17. D- Tiến trình. I. Ổn định. II. Bài củ: ( 4 phút ) ? Hãy mô tả quá trình chuyển hoá cơ năng khi ta ném vật lên theo phương thẳng đứng ? 1. Đặt vấn đề. Để củng cố và hệ thống các kiến thức hôm nay chúng ta nghiên cứu một tiết ôn tập. 2. Triển khai. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Ôn tập ( 10 phút ) - Gọi từng cá nhân Hs đứng tại chổ trả lời các câu hỏi từ 1 đến 17. - gọi bạn khác nhận xét và bổ sung. chương trình vật lí lớp 8 ? - Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi ở phần ôn tập. - Nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn. Hoạt động 2 : Vận dụng ( 25 phút ) - Yêu cầu 1 Hs lên bảng trả lời câu 1,2,3 và 1 Hs khác trả lời câu 4,5,6. các bạn khác nhận xét bổ sung. - Đối với phần trả lời câu hỏi tương tự mỗi Hs trả lời 2 câu hỏi để lấy điểm miệng. - Đối với bài tập gọi 2 HS khá lên bảng giải bài 1 và bài 5. - Hướng dẫn Hs ở lớp viết được tóm tắt bài toán. - Yêu câu Hs nêu phương pháp giải bài toán. - Làm việc cá nhân trả lời tất cả các câu hỏi ở phần B mục I và II. - Biết được các phương pháp giải một bài tập định tính : viết tóm tắt, phân tích các dự kiện đã cho, lập ra phương án giải quyết, liệt kê các công thức cần tính toán... Hoạt động 3 : Trò chơi ô chữ ( 7 phút ) - Chọn mổi tổ 3-4 HS lên ngồi bàn đầu tham gia trò chơi. - Tổ nào thắng được cộng 1 điểm ở bài kiểm tra 15 phút. - Thể lệ cuộc chơi : + Khi đọc xong câu hỏi đội nào có tính hiệu trả lời trước thì được trả lời. nếu sai đội khác bổ sung. + Nêu đọc chưa xông câu hỏi mà phát tính hiệu thì không được trả lời. IV. Củng cố: thông qua nội dung tiết học V- Dặn dò : 5 phút - Về nhà xem lại tất cả kiến thức đã học, các bài tập định tính và định lượng liên quan đến kiến thức. Giải các bài tập còn lại. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 22/02/2009 Ngày dạy : 23/02/2009 Tiết thứ 22 : Bài 21 CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO A- Mục tiêu : - Kiến thức : Nêu được hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoangdr cách. Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thiách. Dùng hiểu biết về cấu tạo chất để giải thiách một số hiện tượng thực tế đơn giản. - Kĩ năng : Phát huy trí tưởng tượng, phân tích và so sánh. - Giáo dục : Tính tích cực tự giác trong học tập, tinh thần yêu thích môn học. B- Phương pháp : - Nêu và giải quyết vấn đề. C- Chuẩn bị : - G/viên : Cho mỗi nhóm : 1 bình hia độ GHĐ 100 cm3 ĐCNN 2cm3, 1lít rượu. - H/sinh : Nước , các khô, ngô hạt. D- Tiến trình lên lớp : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài củ : - Giối thiệu chương. II- Bài mới : * Đặt vấn đề : Giáo viên làm TN như phần mở đầu SGK cho HS dự đoán Vhh sau khi trộn. Gọi 1 học sinh lên đọc thể tích. Để giải thích điều vô lí này hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các chất được cấu tạo như thế nào. ( 5 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cấu tạo chất ( 15 phút ) - Yêu cầu Hs đọc thông tin trong SGK. ? Các chất được cấu tạo như thế nào? ? Vì sao các chất nhìn có vẽ như liền một khối ? - Lấy một vài ví dụ thực tế cho Hs nắm rỏ các chất được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ bé gọi là ngtử, phân tử. - Yêu cầu Hs quan sát hình 19.3 để nắm rỏ thêm nội dung cấu tạo chất. - Giới thiệu mô hình cấu tạo nguyên tử. - Đọc nội dung phần I. - Trả lời các câu hỏi của Gv. - Nắm được nội dung cấu tạo chất. - Biết được nguyên tử là hạt nhỏ nhất nhưng vẩn có hạt nhỏ hơn nguyên tử. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khoảng cách của các nguyên tử ( 15 phút ) - Yêu cầu Hs nêu nội dung thí nghiệm - phát dụng cụ cho Hs tién hành chú ý quan sát việc đo lường cùa Hs. - Gọi các nhóm cho biết kết quả của nhóm mình và trả lời câu C1. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm trả lời câu C2. và rút ra kết luận. - Nêu được nội dung TN. - Nhận dụng cụ Tn để tieens hành và trả lời câu C1. - Thảo luận nhóm trả lời câu C2. Hoạt động 4 : Vận dụng ( 10 phút ) Yêu cầu Hs làm việc cá nhân trả lời từ câu C3 đến C5 Gọi các hs trung bình cho biết kết quả của mình. Các hs khác nhận xét và bổ sung. Làm việc cá nhân trả lời các câu C3 , C4 , C5 Cho biết kết quả của mình và nhận xét kết quả của bạn. IV- Củng cố : - Gọi một vài Hs đọc phần ghi nhớ - Tổ chức làm bài tập 19.1, 19.2 SBT V- Dặn dò : Học bài củ, làm các bài tập còn lại, xem trước ND bài 20. Ngày soạn : 02/03/2009 Ngày dạy : 02/03/2009 Tiết thứ 23: Bài 21 NHIỆT NĂNG A- Mục tiêu : - Kiến thức : Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng với nhiệt độ của vật. Phát biểu được nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng. Tìm được ví dụ về cách biến đổi nọi năng của vật bằng cách truyền nhiệt và thực hiện công. - Kĩ năng : Phát huy trí tưởng tượng, phân tích và so sánh. - Giáo dục : Tính tích cực tự giác trong học tập. B- Phương pháp : - Nêu và giải quyết vấn đề. C- Chuẩn bị : - G/viên :Giáo án một số ví dụ liên quan đến kiến thức của bài. - H/sinh : Nước nóng, đồng xu, cốc thuỷ tinh. D- Tiến trình lên lớp : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài củ : ? Hãy nêu các nội dung về cấu tạo chất ? II- Bài mới : * Đặt vấn đề : như sách giáo khoa. Hoạt động của thầy Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhiệt năng ? Các p/tử cấu tạo nên chất có động năng không ? tại sao ? ? Các p/tử cấu toạ nên vật có thế năng không ? tại sao ? - Giới thiệu khái niệm nhiệt năng của vật. ? Nhiệt năng của vật có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không ? tại sao ? ? Sự phụ thuộc của NN với to như thế nào ? ? Với sự phụ thuộc trên thì để thay đổi NN của vật ta làm gì ? - Nắm được các nội dung về cấu tạo chất để trả lời các câu hỏi của Gv đưa ra. - Nắm được khái niêm nhiệt năng và sự phụ thuộc của nhiệt năng vào nhiệt độ của vật thông qua các câu hỏi của Gv. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật. - Yêu cầu hs thảo luận nhóm để đưa ra các cách làm thay đổi nhiệt độ của vật. - Gọi đại diện nhóm đưa ra các cách đã tìm. ? Trong các cách trên cách nào là thực hiện công ? - Yêu cầu nhóm hs làm thí nghiệm để kiểm chứng. - Thông báo cho hs biết có hai cách làm biến đổi nhiệt năng của vật. - Thảo luận nhóm đưa ra các cách làm thay đổi nhiệt độ của vật ( cọ xát, phơi nắng, nhúng vào nước nóng, lạnh, đập mạnh nhiều lần vào vật ... ) - Làm thí nghiêm theo nhóm để kiểm tra chú ý các bước làm TN. Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhiệt lượng Thông báo khái niêm, kí hiệu, đơn vị của nhiệt lượng. ? Một đồng xu có to là 300C bỏ vào cốc nước có to là 300C hỏi đồng xu có nhận thêm nhiệt lượng không ? ? điều kiện để một vật nhận hoặc cho nhiệt lượng ? ? cọ xát một đồg xu cho ns nóng lên hỏi đồng xu có thay đổi nhiệt năng không ? thay đổi ntn ? phần nhiệt năng này có được gọi là nhiệt lượng không ? tại sao ? - Nắm được khái niệm, đơn vị, kí hiệu của nhiệt lượng. - Trả lời được các câu hỏi của Gv đưa ra. Hoạt động 4 : Vận dụng Yêu cầu Hs làm việc cá nhân trả lời từ câu C3 đến C5 Gọi các hs trung bình cho biết kết quả của mình. Các hs khác nhận xét và bổ sung. Làm việc cá nhân trả lời các câu C3 , C4 , C5 Cho biết kết quả của mình và nhận xét kết quả của bạn. IV- Củng cố : - Gọi một vài Hs đọc phần ghi nhớ - Tổ chức làm bài tập 21.1, 21.2 SBT - Giải thích sự truyền nhiệt khi bỏ đồng xu vào cốc nước đá V- Dặn dò : Học bài củ, làm các bài tập còn lại, xem trước ND bài 22. Ngày soạn : 09/03/2009 Ngày dạy :09/03/2009 Tiết thứ 24: Bài 22 DẪN NHIỆT A- Mục tiêu : - Kiến thức : Nắm ddược tính chất dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. So sánh tính dẫn nhiệt của ba chất trên. Nêu được một vài ví dụ trong thực tế về tính dẫn nhiệt. Nắm được kiến thức để giải thích các hiẹn tương trong thực tế. - Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng quan sát , phân tích, so sánh - Giáo dục : Tính tích cực tự giác trong học tập, tính trung thực và độ chính xác trong quá trình làm thí nghiệm. B- Phương pháp : - Nêu và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan. C- Chuẩn bị : - G/viên :Giáo án một số ví dụ liên quan đến kiến thức của bài. - H/sinh : Mỗi nhóm có một bộ thí nghiêm như hình 22.1, 22.2, đèn cồn, 2 ống thí nghiêm, sáp và một ít nước. D- Tiến trình lên lớp : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài củ : ? Hãy nêu khái niệm nhiệt lượng, nhiệt lượng phụ thuộc vào yếu tố nào? Có bao nhiêu cách làm thay đổi nhiệt lượng của vật ? ? Hãy nêu khái niêm ,kí hiêu và đơn vị của nhiệt lượng ? Nêu một vài ví dụ có sụ trao đổi nhiệt lượng của vật ? II- Bài mới : * Đặt vấn đề : Tại sao khi ta bưng một nồi cơm nóng thì các ngón tay ta cảm thấy nóng còn cổ tay thì không nóng ? trong trường hợp này có sự truyền nhiệt không ? cơ chế truyền nhiệt này diễn ra ntn ? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt - Yêu cầu hs nêu nội dung và tiến trình TN. Yêu cầu hs dự đoán và trả lời các câu hỏi C1 đến C3. - Lưu ý các đinh có KL như nhau và khối lượng sáp ở mỗi đinh giống nhau. - Phát dụng cụ TN cho từng nhóm Hs làm và thảo luận trả lời câu hỏi C1 đến C3 . - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả rồi so sánh với dự đoán. ? từ kết quả TN có kết luận gì về sự dẫn nhiệt ? - Nắm được nội dung TN và dự đoán kết quả TN. - Nhận dụng cụ TN rồi tiến hành TN theo nhóm và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi và rút ra kết luận. - Đại diện nhóm cho biết kết quả của nhóm mình. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính dẫn nhiệt cảu các chất. - Yêu cầu Hs mô tả các TN về nội dung và chú ý khi tiến hành TN. - Lưu ý cho hs sau khi tiến hành TN không được chạm và các thanh đã đốt nóng. - Phát dụng cụ TN cho từng nhóm, yêu cấu tiến hành TN và trả lời các câu hỏi từ C4 đến C7. - Nêu được nội dung các TN và các chú ý khi làm TN. - Nhận dụng cụ TN để tiến hành và trả lời các câu hỏi. - Thảo luận trước lớp để đi đến kết luận đúng nhất. Hoạt động 3 : Vận dụng - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi từ C8 đến C12. - Gọi một vài Hs cho biết kết quả của mình, các hs dưới lớp nhận xét và bổ sung. - Nhận xét và đi đến kết quả chung nhất. III- Vận dụng : - Làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi từ C8 đến C12. - Đưa ra kết quả của mình và nhận xét kết quả của bạn. C8 : Khi ta bưng bát cơm nóng thì tay ta cảm thấy nóng, đốt một đầu que sắt thì đầu kia củng bị nóng... C9 : Nồi thường là vất trung gian để truyền nhiệt từ bếp đến thức ăn, vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Còn bát đĩa là vật cách nhiệt cho tay ta nên phải làm bằng sứ, nhựa vì chúng dẫn nhiệt kém. C10 : Mặc nhiều áo mỏng thì giữa các áo có lớp không khí mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nhất nên ngăn cản nhiệt truyền từ cơ thể ra môi trường xung quanh. C12 : IV- Củng cố : - Gọi một vài Hs đọc phần ghi nhớ - Tổ chức làm bài tập 22.1, 22.2 SBT V- Dặn dò : - Học bài củ, làm các bài tập còn lại. - Xem trước ND bài 23 có thể làm trước các TN ở trong bài, hướng dẫn cách làm TN. E- Rút kinh nghiệm : Ngày soạn : 15/03/2009 Ngày dạy : 16/03/2009 Tiết thứ 25: Bài 23 ĐỐI LƯU- BỨC XẠ NHIỆT A- Mục tiêu : - Kiến thức : Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào, nêu được ví dụ về bức xạ nhiệt, nhận biết được hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất. - Kĩ năng : Sử dụng dụng cụ TN nhuần nhuyển, phương phát tiến hành TN, kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích - Giáo dục : Tinh thần làm việc có khoa học, tích cực tự giác trong việc nghiên cứu bài. B- Phương pháp : - Nêu và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan. C- Chuẩn bị : - G/viên :Giáo án một số ví dụ liên quan đến kiến thức của bài, 1 ống nghiệm, sáp. - H/sinh : 4 giá TN, 4 đèn cồn, 4 nhiệt kế, 4 cốc đốt, 4 bình cầu, 4 bộ TN hình 23.3, một ít nước, 4 que hương. 4 gói thuốc tím. D- Tiến trình lên lớp : I- Ổn định tổ chức : II- Kiểm tra bài củ : ? Dẫn nhiệt là gì ? tính chất dẫn nhiệt của các chất ? II- Bài mới : * Đặt vấn đề : Như ta đã biết chất khí và chất lỏng dẫn nhiệt rất kém vậy sao chúng ta nấu nước thì nước củng sôi và ngồi bên bếp lữa ta củng thấy nóng. Vậy có phải là kiến thức của bài trươc là không đúng, nếu là đúng thí trong các trường hợp trên truyền nhiệt theo cách nào ? Bài học hôm nay ta cùng nghiên cứu. Hoạt động của thầy : Hoạt động của trò : Hoạt động 1 : Tìm hiểu hiện tương đối lưu : - Yêu cầu HS nêu dụng cụ và phương pháp tiến hành TN hình 23.2 ? nhiệt kế có tác dụng để làm gì ? - Lưu ý cho HS vị trí đặt gói thuốc tím. - Phát dụng cụ TN nghiệm cho Hs yêu cầu tiến hành TN theo nhóm đồng thời thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C1 đến C6. - Tổ chức thảo luận nhóm và đi đến thống nhất chung. - Nắm được nội dung và phương pháp tiến hành TN, biết được tác dụng của từng dụng cụ trong TN. - Tiến hành TN và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. C1 : Nước màu di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi trên xuống. C2 : Vì lớp nước ở phía dưới nóng lên trước nên nở ra dẫn đến khối lượng riêng nhỏ hơn lớp nước lạnh ở trên do đó lớp nước nóng nổi lên trưn cồn lớp nước lạnh chìm xuống dưới thành từng dòng. C3 : Thông qua nhiệt kế. - Sự truỳen nhiệt năng nhờ tạo thành dòng như TN trên gọi là sự đối lưu. sự đối lưu cũng xảy ra trong chất lỏng. 3. Vận dụng : C4 : Phần không khí bên cây nến nống lên nên nổi lên trên nó hút phần khói hương bên kia qua và tiếp tục được đốt nóng nên lại nổi lên trên. Cứ như vậy chúng tạo thành dòng đối lưu trong chất khí. C5 : Để tạo thành đối lưu, khi bị đun nóng phần chất lỏng, khí ở phía dưới nóng lên và nổi lên trên. C6 : Trong chân không không xảy ra đối lưu vì không có phần tử nào trong chân không nên không có dòng dối lưu. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử chat rắn không dễ dàng dịch chuyển từ vị trí này đến vị trí khác trong vật. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt : ? Nhờ nguồn nhiệt nào mà Trái Đất ấm áp ? - Giới thiệu môi trường giữa Mặt Trời và Trái Đất. vậy nhiệt năng mà Trái đất nhận được từ MT có phải bằng hình thức đối lưu hay dẫn nhiệt không ? Ta tìm hiểu TN để biết dược them một hình thức truyền nhiệt mới. - Nêu nội dung và cách tiến hành TN rồi phát dụng cụ TN cho từng nhóm HS. - Yêu cầu HS làm TN và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi từ C7 đến C9. - Tổ chức thảo luận và đi đến kết quả chung. - Nắm được năng lượng truyền từ MT tới TĐ không phải là hình thức dẫn nhiệt và đối lưu. - Làm được TN để tìm hiểu hình thức truyền nhiẹt mới. - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Biết đượ

File đính kèm:

  • docGiao an Vat li 8 hoc ki20809.doc
Giáo án liên quan