Tiết 18
I MỤC TIÊU :
Ôn tập , hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học .
Biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi ,giải bài tập.
II CHUẨN BỊ :
GV vẽ bảng ô chữ lớn .
Học sinh làm trước các bài tập trong sách bài tập .
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm diện
2. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu ghi nhớ về công suất
42 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP
Tiết 18
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
I MỤC TIÊU :
Ôn tập , hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học .
Biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi ,giải bài tập.
II CHUẨN BỊ :
GV vẽ bảng ô chữ lớn .
Học sinh làm trước các bài tập trong sách bài tập .
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm diện
2. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ :
Phát biểu ghi nhớ về công suất
Bài tập 15.1 : ( C )
Bài tập 15.2 : A = 10 000 .40 = 400 000 J.
t = 2.3600 = 7200 s
.
Bài tập 15.3 : Biết công suất của động cơ là P .
Thời gian làm việc là t = 2 giờ = 7200s
Công của động cơ là : A = P.t = 7200.P ( J )
3. Hoạt động 2 : Ôn tập :
A .CÂU HỎI ÔN TẬP::
1. Chuyển động cơ học là gì ? Cho hai thí dụ .
2. Nêu một thí dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này , nhưng lại chuyển động so với vật khác
3. Độ lớn của vận tốc đặt trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Công thức tính vận tốc ? Đơn vị vận tốc ?
4. Chuyển động không đều là gì ? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều
5. Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc ? Nêu thí dụ minh họa .
6. Nêu các đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ .
7. Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ thế nào khi :
a/ Vật đang đứng yên ?
b/ Vật đang chuyển động ?
8. Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Nêu hai thí dụ về lực ma sát .
9. Nêu hai thí dụ chứng tỏ vật có quán tính .
10. Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào ? Công thức tính áp suất . Đơn vị tính áp suất .
11. Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương , chiều và độ lớn như thế nào ?
12. Điều kiện để một vật chìm xuống , nổi lên , lơ lửng trong chất lỏng .
13. Trong khoa học thì công cơ học chỉ dùng trong trường hợp nào ?
14. Viết biểu thức tính công cơ học . Giải thích từng đại lượng trong biểu thức tính công . Đơn vị công .
15. Phát biểu định luật về công .
16. Công suất cho ta biết điều gì ?Em hiểu thế nào khi nói công suất của một chiếc quạt là 35w ?
B VẬN DỤNG :
I TRẮC NGHIÊM :Chọn phương án đúng trong các phương án sau : ( khoanh tròn chữ cái của câu mà em cho là đúng ).
1/ Hai lực được gọi là cân bằng khi :
cùng phương , cùng chiều , cùng độ lớn .
cùng phương , ngược chiều , cùng độ lớn.
cùng phương , cùng độ lớn , cùng đặt lên một vật .
cùng đặt lên một vật , cùng độ lớn , phương nằm trên cùng một đường thẳng , chiều ngược nhau .
2/ Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại . Hnàh khách ngồi trên xe bị :
ngã người về phía sau .
nghiêng người sang phía trái .
nghiêng người sang phía phải .
xô người về phía trước .
3/ Một đoàn môtô chuyển động cùng chiều , cùng vận tốc đi ngang qua một ôtô đổ bên đường . Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng ?
Các môtô chuyển động đối với nhau .
Các môtô đứng yên đối với nhau .
Các môtô đứng yên đối với ôtô .
Các môtô và ôtô cùng chuyển động đối với mặt đường .
4/ Hai thỏi hình trụ : một bằng nhôm , một bằng đồng có cùng khối lượng được treo vào hai đầu cân đòn . Nhúng cả hai ngập trong nước thì đòn cân :
nghiêng về phía thỏi đồng .
nghiêng về phía thỏi nhôm .
đòn cân vẫn cân bằng .
nghiêng về phía thỏi nào nhúng sâu hơn trong nước .
5/ Để chuyển một vật lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không?
Dùng ròng rọc động .
Dùng ròng rọc cố định .
Dùng mặt phẳng nghiêng .
Cả ba cách trên đều không cho lợi về công .
6/ Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng . Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng ?
Chỉ khi vật đang đi lên .
Chỉ khi vật đang rơi xuống .
Chỉ khi vật tới điểm cao nhất .
Cả khi vật đang đi lên và đang đi xuống .
II TRẢ LỜI CÂU HỎI :
1/ Ngồi trong xe đang chạy , ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại . Giải thích hiện tượng này ?
2/ Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt , người ta phải lót tay bằng vải hay cao su ?
3/ Hành khách ngồi trên xe ôtô bỗng thấy mình bị nghiêng về bên trái.Hỏi lúc đó xe nghiêng về phía nào ?
4/ Tìm một thí dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép .
5/ Khi vật nổi trên mặt một chất lỏng thì lực đẩy Aùc_si_mét được tính như thế nào ?
6/ Trong các trường hợp nào dưới đây là có công cơ học ?
a. Cậu bé trèo cây .
b. Em học sinh ngồi học bài .
c. Nước ép lên thành bình đựng .
d . Nước chảy từ trên cao xuống .
C BÀI TẬP :
1. Một người có khối lượng 45kg . Diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân là 150 cm2 . Tính áp suất người đó lên mặt đất khi :
a/ Đứng cả hai chân .
b/ Đứng một chân .
Giải :
Tóm tắt : a/ Diện tích khi đứng của hai bàn chân
m = 45kg 150 x 2 = 300cm2 = 300 . 10-4 m2
S của một bàn chân = 150cm2 Aùp suất của người đó khi đứng cả hai chân
p1 = ?
p2 = ? b/ Khi co một chân : vì diện tích tiếp xúc giảm ½ lần nên áp
suất tăng hai lần :
p2 = 2p1 = 2*1,5*104 = 3*104 Pa
3/ Thể tích của miếng sắt là 2 dm3 .Tính lực đẩy Aùc _ si_ mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước , trong rượu . Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau , thì lực đẩy Aùc si-mét có thay đổi không ? Tại sao ?
Giải :
Tóm tắt : a/ Lực đẩy Aùc- si- mét tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước
V= 2 dm3
dnước = 10.000N/m3 Lực đẩy Aùc- si- mét tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong rượu
drượu = 8.000 N/m3
=?
b/ Lực đẩy Aùc- si- mét không thay đổi theo độ sâu . Vì Lực đẩy Aùc- si- mét
chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng và thể tich của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
4/ Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan , biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m . Trọng lượng riêng của nước là 10.000 N/m3 .
Tóm tắt : Giải :
Dài = 4m Thể tích của phần sà lan ngập trong nước
Rộng = 2m V = D * R * C = 4 * 2 * 0,5 = 4 m3
h = 0,5 m Trọng lượng của sà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy acsimet
P = ? P = FA = d * V = 10.000 * 4 = 40.000 N
5/ Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500kg lên độ cao 12m . Tính công thực hiện để nâng vật lên ?
Tóm tắt : Giải :
m = 2500kg Trọng lượng của thùng hàng
h = 12m P = 10 * m = 2500 * 10 = 25000 N
A = ? Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên cao 12m
A = 25000 * 12 = 300.000 J = 300 kJ
7/ Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m .
a/ Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N . Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng ?
b/ Thực tế có ma sát thì lực kéo là 150N . Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ?
Tóm tắt : Giải :
m = 50kg Trọng lượng của vật
h = 2m P = 10 * m = 50 * 10 = 500 N
Fk không có ms = 125 N a/ Công của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng :
Fk có ms = 150 N ( l là chiều dài mặt phẳng nghiêng )
l =? Công của lực kéo trực tiếp vật theo phương thẳng đứng
H = ? %
Theo định luật về công thì
Ta có : F.l = A2
b/ Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng :
8/ Tính công suất của một dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới , biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút , KLR của nước là 1000kg/m3.
Tóm tắt : Giải :
h = 25 m Trọng lượng cùa một mét khối nước là P = 10 000 N
t = 1 ph = 60 s Công thực hiện là :
KLR = 1000N/m3 A = 120.10 000 .25 = 30 000 J
A = ? Công suất của dòng nước
P = ?
9/ Một con ngựa kéo mộtchiếc xe với một lực không đổi là 80N và đi được 4,5 kmtrong nữa giờ . Tính công và công suất trung bình của con ngựa .
Tóm tắt : Giải :
F = 80N Công của con ngựa là :
s = 4,5km = 4500m A = F.s = 80.4500 = 360 000 J
t = 30 ph = 1800s Công suất của con ngựa :
A = ? P =
P = ?
10/ Một người nặng 50 kg đứng trên đất mềm . Diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân là 2 dm2 .
a/ Tính áp suất của người đó lên mặt đất khi đứng cả hai chân ?
b/ Nếu mặt đất chỉ chịu được áp suất 20 000N/m2 thì người này có bị lún không ? Tại sao ?
Tóm tắt : Giải :
m = 50kg a/ Trọng lượng của người đó :
S = 2 dm2 P = 10. m = 10 . 50 = 500 N
Pa = ? Diện tích bị ép
S = 2.2 = 4 dm2 = 0,04 m2
Lún không? Tại sao ? Aùp suất của người tác dụng lên mặt đất
P =
b/ Khi đi có lúc chỉ có một chân chạm đất nên áp suất
lên mặt đất lúc này là :
P’ = 2P = 25 000N/m2 > 20 000N/m2
Như vậy khi đi chân sẽ bị lún vào đất
11/ Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế có khối lượng 4 kg . Diên tích tiếp xúc của mổi chân ghế là 8cm2 . Tính áp suất của ghế lên mặt đất ?
Tóm tắt : Giải :
m1 = 60kg _ P1 = 600 N Trọng lượng của bao gạo và ghế
m2 = 4kg _ P2 = 40 N P = P1 + P2 = 600 + 40 = 640 N
S = 8cm2 x 4 = 32cm2 Aùp suất của ghế lên mặt đất
S = 32 cm2 = 0,0032m2 Pa =
Pa = ?
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Tiết 19
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm )
(Học sinh chọn và khoanh tròn câu trả lời mà em cho là đúng )
1/ Hai lực được gọi là cân bằng khi :
a. cùng phương , cùng chiều , cùng độ lớn .
cùng phương , ngược chiều , cùng độ lớn.
cùng phương , cùng độ lớn , cùng đặt lên một vật .
cùng đặt lên một vật , cùng độ lớn , phương nằm trên cùng một đường thẳng , chiều ngược nhau .
2/ Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại . Hành khách ngồi trên xe bị :
ngã người về phía sau .
nghiêng người sang phía trái .
nghiêng người sang phía phải .
xô người về phía trước .
3/ Một đoàn môtô chuyển động cùng chiều , cùng vận tốc đi ngang qua một ôtô đổ bên đường . Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng ?
Các môtô chuyển động đối với nhau .
Các môtô đứng yên đối với nhau .
Các môtô đứng yên đối với ôtô .
Các môtô và ôtô cùng chuyển động đối với mặt đường .
4/ Hai thỏi hình trụ : một bằng nhôm , một bằng đồng có cùng khối lượng được treo vào hai đầu cân đòn . Nhúng cả hai ngập trong nước thì đòn cân :
nghiêng về phía thỏi đồng .
nghiêng về phía thỏi nhôm .
đòn cân vẫn cân bằng .
nghiêng về phía thỏi nào nhúng sâu hơn trong nước .
5/ Để chuyển một vật lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không?
Dùng ròng rọc động .
Dùng ròng rọc cố định .
Dùng mặt phẳng nghiêng .
Cả ba cách trên đều không cho lợi về công .
6/ Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng . Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng ?
Chỉ khi vật đang đi lên .
Chỉ khi vật đang rơi xuống .
Chỉ khi vật tới điểm cao nhất .
Cả khi vật đang đi lên và đang đi xuống .
7 / Chọn câu đúng trong các câu sau :
a. Ta có thể đi lại , cầm được các vật trên tay là nhờ có ma sát .
b. Do có quán tính nên các vật không thể thay đổi vận tốc .
c. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc là một chuyển động đều .
d. Để biết chuyển động nhanh hay chậm người ta chỉ cần biết quãng đường đi được dài hay ngắn .
8/ Khi có lực tác dụng :
a. vật có thể thay đổi vận tốc .
b. vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột .
c. vật có thể biến dạng .
d .cả ba câu a, b, c đều đúng .
9/ Chọn câu đúng trong các câu sau :
a. Aùp suất chỉ phụ thuộc vào độ lớn của áp lực .
b. Chất lỏng và chất khí có thể gây ra áp suất theo mọi phương .
c. Khi có lực tác dụng , vật có thể chuyển động .
d .Vật đứng yên so với vật mốc là khoảng cách từ vật đó đến vật mốc thay đổi theo thời gian .
10/ Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì :
a. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần .
b. vật đang chuyển động sẽ dừng lại .
c. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa .
d .vật đang đứng yên sẽ đứng yên , hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi .
11/ Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không phải là lực ma sát ?
a. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường .
b. Lực xuất hiện làm mòn đế giày .
c. Lực xuất hiện khi kéo dãn hay nén lò xo .
d. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động .
12/ Trong các trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất ?
a. Người đứng cả hai chân .
b. Người đứng co một chân .
c. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống .
d. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ .
13/ Muốn tăng , giảm áp suất thì phải làm thế nào ? Trong các cách sau cách nào không đúng ?
a. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực , giảm diện tích bị ép .
b. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực , tăng diện tích bị ép .
c. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực , giữ nguyên diện tích bị ép .
d. Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép .
14/ Trong các cách làm sau đây , cách nào làm giảm được lực ma sát ?
a. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc .
b. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc .
c. Tăng độ nhẳn giữa các mặt tiếp xúc .
d. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc .
15/ Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực . Cặp lực nào sau đây làm vật đang đứng yên , tiếp tục đứng yên ?
a. Hai lực cùng cường độ , cùng phương .
b. Hai lực cùng phương , ngược chiều .
c. Hai lực cùng phương , cùng cường độ , cùng chiều .
d. Hai lực cùng đặt lên một vật , cùng cường độ , có phương nằm trên cùng một đường thẳng , ngược chiều .
16/ Hành khách đang ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bổng thấy mình bị nghiêng sang trái , chứng tỏ xe :
a. đột ngột giảm vận tốc .
b . đột ngột tăng vận tốc .
c. đột ngột rẽ sang trái .
d. đột ngột rẽ sang phải .
B . PHẦN ĐIỀN TỪ : ( 2 điểm )
1/ Khi thả vật rơi , do sức . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .vận tốc của vật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2/ Khi quả bóng lăn vào bãi cát , do . . . . . . . . . .của cát nên vận tốc của quả bóng bị . . . . . . . . . .
3/ Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên . . . . . . . . .bình , mà còn lên cả . . . . . . . . . . .bình và ở . . . . . . . . . . .chất lỏng .
4/ Độ lớn của vận tốc cho biết sự . . . . . . . . ., . . . . . . . . . .của chuyển động ,độ lớn của vận tốc được tính bằng . . . . . . . . . . . . . . trong một . . . . . .. . . . . . . thời gian .
C. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI : ( 2 điểm )
1/ Vì sao khi mở nút chai bị vặn chặt , người ta phải lót tay bằng vải hay cao su ? ( 1 đ )
2/ Công suất cho ta biết điều gì ? Em hiểu như thế nào khi nói công suất của một chiếc quạt là
35W ? ( 1 đ )
D. BÀI TẬP : ( 2 đ )
Một người đi xe đạp với vận tốc đều từ chân dốc đến đỉnh dốc cao 5 m . Dốc dài 40 m . Biết lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường là 20 N , người và xe có khối lượng 60 kg .
Tính trọng lượng của người và xe .
Tính công hao phí
Tính công có ích
Tính công của người đó sinh ra .
Ký duyệt của tổ :
CƠ NĂNG :
THẾ NĂNG ĐỘNG NĂNG
Tiết 19
Ngày soạn : / /
Ngày dạy : / /
I MỤC TIÊU :
Tìm được thí dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng ,thế năng , động năng .
Thấy được một cách định tính , thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật . Tìm được thí dụ minh họa .
II CHUẨN BỊ :
Tranh mô tả thí nghiệm hình 16.1 / 55 sgk
Thiết bị mô tả TN hình 16.2/56sgk :1 lò xo lá tròn ;1 quả nặng ;1khúc gổ một sợi dây ; bao diêm
Tb mô tả TN hình 16.3/56sgk: mpn ; hòn bi ; khúc gổ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định lớp :KD
2/ Kiểm tra bài cũ : Không có .
3/ Giảng bài mới :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Nêu tình huống học tập
GV đặt vấn đề như sgk .
Sau đó giáo viên thông báo khái niệm cơ năng
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thế năng
a/ Thế năng hấp dẫn
Gv treo tranh có hình 16.1a và 16.1b /55/sgk
Gv chỉ vào hình 16.1a quả nặng A nằm yên không có khả năng sinh công
Gv chỉ vào hình 16.1b và nêu bài tập C1
Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó thì nó có công cơ học không ? Tại sao ?
Nếu đưa quả nặng lên độ cao cao hơn thì quả nặng sinh công thế nào ?
Thế năng là gì ?
Thế năng hấp dẫn là gì ?
Nếu vật nằm yên trên mặt đất thì thế năng của vật như thế nào ?
Thế năng của vật còn phụ thuộc vào đại lượng nào ?
2/ Thế năng đàn hồi :
Gv trình bày TN hình 16.2 :
_ nén lò xo bằng cách buộc sợi dây lại và đặt quả nặng phía trên .
C2: Bằng cách nào biết được lò xo có cơ năng ?
GV gợi ý cho hs trả lời
Nếu càng nén lò xo xuống thì khả năng sinh công của lò xo như thế nào ?
Thế nào là thế năng đàn hồi ?
Cơ năng của lò xo trong trường hợp này cũng được gọi là thế năng , thế năng này phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo nên gọi là thế năng đàn hồi .
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm động năng
1/ Khi nào vật có động năng ?
GV : + tiến hành TN ( hình 16.3 /56sgk )
C3 : Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào ?
C4 : Chứng minh rằng quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công
C5 : Điền từ
2/ Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào ?
GV tiếp tục làm TN cho quả cầu lăn ở độ cao cao hơn để hs trả lời bài C6
C6 :
GV tiếp tục làm TN nhưng chọn quả cầu khác có khối lượng lớn hơn hs quan sát để trả lời C7 C8 :
GV nhấn mạnh lại động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của nó
C7 : C8 :
Hoạt động 4: Làm bài tập để củng cố
Gv lần lượt cho hs làm các bài tập C9 ; C10
Hoạt động 5 :
Củng cố kiến thức , hướng dẫn hs làm bài tập ở nhà
Gv nêu các câu hỏi củng cố :
+ Khi nào vật có cơ năng ?
+ Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng ?
+ Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là động năng ?
I Cơ năng :
(Hs đọc thông báo trong sgk về cơ năng )
II Thế năng :
a/ Thế năng hấp dẫn :
( C1: có cơ năng vì vật có khả năng sinh công )
Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn , nghĩa là thế năng của vật càng lớn .
Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn . Khi vật nằm yên trên mắt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.
( phụ thuộc khối lượng _ vật có khối lượng càng lớn thì thế năng càng lớn )
2/ Thế năng đàn hồi :
C2: Khi cắt đứt ( hoặc đốt ) sợi dây lò xo sinh công làm bật khúc gổ phía trên
( Hs đọc phần kết luận )
III Động năng :
1/ Khi nào vật có động năng ?
C3 : ( khúc gổ sẽ chuyển động )
C4 : (khúc gổ chuyển động một đoạn do quả cầu tác dụng lực khi lăn từ mặt nghiêng xuống )
C5 : sinh công
2/ Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào ?
C6 : miếng gổ cđ đoạn dài hơn , ta suy ra động năng của vật phụ thuộc vận tốc của nó . Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn .
C7 : Miếng gổ chuyển động một đoạn dài hơn
Như vậy công của quả nặng A thực hiện lớn hơn công thực hiện của quả nặng A’
C8 : Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó .
IV Vận dụng :
C9 : Vật đang chuyển động trong không trung , con lắc lò xo dao động .. .
C10 : a/ Thế năng
b/ Động năng
c/ Thế năng
( HS: trả lời câu hỏi và đọc mục em có thể chưa biết )
Ghi nhớ : ( trang 58 /sgk )
5/ Dặn dò : Học thuộc lòng phần ghi nhớ , làm các bài tập 16.1 đến 16.5/22sbt.
Ký duyệt của tổ :
BÀI 17.
SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Tiết 22.
Ngày soạn : / /
Ngày dạy : / /
I . MỤC TIÊU :
-Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ diễn đạt như trong sách giáo khoa
-Biết nhận ra hai dạng của cơ năng : thế năng và động năng . cho thí dụ về sự chuyển hóa giữa hai dạng năng lượng này trong thực tế .
-Rèn kĩ năng quan sát,so sánh, giải thích,vận dụng.
II . CHUẨN BỊ :
Tranh phóng to của hình 17.1/59sgk ; con lắc đơn và gía treo .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp : Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ :
Trình bày ghi nhớ về cơ năng .
Sửa bài tập : 16.1 : C
16.2 : Ngân nói đúng , nếu lấy cây bên đường làm mốc chuyển động
Hằng nói đúng , nếu lấy toa tàu làmmốc chuyển động
16.3 : Của cánh cung . Đó là thế năng
16.4 : Nhờ năng lượng của búa . Đó là động năng
16.5 : Nhờ thế năng của dây cót .
3. Giảng bài mới :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập :
GV đặt vấn đề như trong sách giáo khoa .
Hoạt động 2 : Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự chuyển hóa cơ năng trong quá trình cơ học:
GV cho học sinh TN hoặc quan sát hình 17.1 sgk và lần lượt nêu các câu hỏi C1 ; C2 ; C3 ; C4 nhận xét câu trả lời của học sinh theo từng nhóm .
GV cho học sinh tiếp tục thực hiện TN 2 hình 17.2 sgk trang 60.
GV nhắc lại kết luận rút ra sau hai TN như trong SGK .
A B C
Hoạt động 3 : Thông báo định luật bảo toàn cơ năng
( Kết luận phần II trang 61/sgk )
Hoạt động 4 :Củng cố kiến thức hướng dẫn học ở nhà .
GV yêu cầu hs làm bài tập C9 :lần lượt nêu từng trường hợp . hs làm việc cá nhân .
GV : Nhắc lại kiến thức đóng trong khung trong sgk /61 .
GV cho hs đọc mục có thể em chưa biết .
Bài tập về nhà :17.1 ; 17.2 ; 17.3
I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA CÁC DẠNG CƠ NĂNG
Thí nghiệm 1: Quả bóng rơi.
Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi C1 ; C2 ; C3 ; C4
C1 : (1) giảm ; (2) tăng
C2 : (1) giảm ; (2) tăng dần
C3 (1) tăng ; (2) giảm ;(3) tăng ; (4) giảm
C4 : (1) A ; (2) B ; (3) B ; (4) A
Thí nghiệm 2 : Con lắc dao động
Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi C5 ; C6 ; C7 ; C8
C5 : a/ Vận tốc tăng dần
b/ Vận tốc giảm dần
C6 : a/ Con lắc đi từ A về B : Thế năng chuyển hóa thành động năng
b/ Con lắc đi từ B lên C : Động năng chuyển hóa thành thế năng .
C7 :Ở các vị trí A và C thế năng của con lắc là lớn nhất .
Ở vị trí B ,động năng của con lắc là lớn nhất
C8 : Ở các vị trí A và C động năng của con lắc là nhỏ nhất ( bằng 0 ).
Ở vị trí B thế năng của con lắc là nhỏ nhất
Kết luận : ( sgk trang 60 )
II .BẢO TOÀN CƠ NĂNG :
Trong quá trình cơ học , động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau , nhưng cơ năng thì không thay đổi . Người ta nói cơ năng được bảo toàn .
III VẬN DỤNG :
C9 :
a/ Thế năng của cánh cung chuyển hóa thành động năng của mũi tên
b/ Thế năng chuyển hoá thành động năng
c/ Khi vật đi lên động năng chuyển hóa thành thế năng . Khi vật rơi xuống thì thế năng chuyển hoá thánh động năng .
Dặn dò : Học thuộc lòng phần ghi nhớ , làm các bài tập 17.1 ; 17.2 ; 17.3 trong sbt .
Chuẩn bị phần ôn tập chương I : Cơ học
Ký duyệt của tổ :
BÀI 18. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I :
CƠ HỌC
Tiết 23
Ngày soạn : / /
Ngày soạn : / /
I.MỤC TIÊU:
- Ôn tập , hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong bài
-Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng .
-Rèn kĩ năng giải thích, vận dụng giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ :
GV : chuẩn bị ô trò chơi ô chữ
File đính kèm:
- Giao an Vat Ly 8 hk2.doc