TIẾT 1:
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm được thế nào là chuyển động và đứng yên, tính tương đối của chuyển động.
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động.
- Biết được các dạng chuyển động thường gặp trong cuộc sống như chuyển động tròn, cong, thẳng
II/ CHUẨN BỊ:
Cả lớp:
- Tranh vẽ hình 1.1 , hình 1.2 (SGK).
- Tranh vẽ hình 1.3 (SGK).
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 01 bài 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Văn Lương
Thị Trấn long Điền
Giáo án: Vật Lý8
GV : Nguyễn Thanh Kiệt
TIẾT 1:
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC.
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm được thế nào là chuyển động và đứng yên, tính tương đối của chuyển động.
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động.
- Biết được các dạng chuyển động thường gặp trong cuộc sống như chuyển động tròn, cong, thẳng
II/ CHUẨN BỊ:
Cả lớp:
- Tranh vẽ hình 1.1 , hình 1.2 (SGK).
- Tranh vẽ hình 1.3 (SGK).
Cho mỗi nhóm HS:
- Một xe lăn
- Một con búp bê
- Một khúc gỗ
- Một quả bóng bàn
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới:
Mặt trời mọc ở đằng đông còn lặn ở đằng tây. Như vậy mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên phải không? Khi chúng ta ngồi trên ô tô là chúng ta đứng yên phải không? Và làm thế nào, dựa vào đâu mà chúng ta biết được 1 vật đứng yên hay chuyển động?
Để tìm lời giải đáp trên ta đi vào bài học hôm nay:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
Gọi 1 học sinh đọc câu C1.
Làm thế nào ta biết 1 vật chuyển động? hay đứng yên?
- Ta đạp xe đi học ta chuyển động so với vật nào?
Vậy từ đó ta rút ra được điều gì về chuyển động hay đứng yên?
- Yêu cầu học sinh đọc lớn câu hỏi C2, C3.
- Định hướng cho học sinh giải quyết câu C2 và C3.
- Người ngồi trên toa tàu đứng yên so với vật nào? Chuyển động so với vật nào?
* Vậy cùng một lúc có thể chuyển động hay đứng yên. Do đâu? Và dựa vào đó ta nói nó tính chất gì? Ta đi vào mục II.
HĐ2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Cho học sinh xem hình 1.2 (SGK) hãy trả lời câu hỏi.
C4, C5, C6.
* Cho cả lớp thành 4 nhóm thảo luận vào phiếu học tập cho sẵn.
- Từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì?
- Và hãy trả lời câu hỏi C7?
Qua trên ta rút ra được điều gì?
Dựa vào đó các em hãy giải thích tình huống đầu bài? Cho điểm.
Chúng ta đạp xe đạp đi học đến trường là chuyển động gì?
Vậy ngoài chuyển động trên còn những dạng nào nữa qua III.
HĐ3: Các dạng chuyển động thường gặp:
Dùng tranh vẽ H.13 yêu cầu học sinh trả lời các dạng chuyển động.
- Thả viên phấn rơi.
- Ném xiên, ném ngang viên phấn.
- Cho con lắc đơn chuyển động.
Hãy cho biết các dạng chuyển động trên?
Qua đó giáo viên củng cố lại.
HĐ4: Vận dụng:
* Gọi học sinh trả lời câu hỏi C10.
- Nhóm nào nhanh nhất có thể trả lời câu hỏi C11 bằng trò chơi học tập.
Cá nhân đọc câu C1.
- Học sinh cá nhân tích cực trả lời thấy bánh xe quay
- Học sinh trả lời nhà cửa
Học sinh rút ra được
kết luận của bài học và trả lời câu hỏi C1.
C2: Xe chạy trên đường, nhà cửa vật làm móc.
C3: Tương tự học sinh trả lời:
- Học sinh trả lời câu hỏi: Đứng yên so với xe, chuyển động so với nhà cửa, cây cối 2 bên đường.
- Lớp chia thành 4 nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng để giải quyết tình huống học tập ở câu hỏi C4, C5, C6 và điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
- Từ đó đại diện nhóm phát biểu ý kiến của nhóm mình.
Học sinh qua thảo luận nhận xét rút ra được kết luận cần ghi vào tập.
Học sinh tự giác độc lập suy nghĩ trả lời tình huống của bài học hôm nay.
- Học sinh trả lời là dạng chuyển động thẳng.
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
* Các nhóm thảo luận trả lời.
Yêu cầu học sinh trả lời câu C9.
Cá nhân trả lời.
* Các nhóm thi đua tranh luận cho câu hỏi C11 để giành điểm tốt trong tiết học.
I/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
Ví dụ:.
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất để làm mốc.
Ví dụ: Vật làm mốc như nhà cửa, cây cối
III/ Một số chuyển động thường gặp:
- Các dạng chuyển động thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong
IV/ CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
-học phần ghi nhớ , làm bài tập 1.1->1.6 SBT
- Đọc có thể em chưa biết.
- Hãy cho biết như thế nào 1 vật có thể chuyển động hay đứng yên?
- 1 học sinh ngồi trên ghế là đứng yên hay chuyển động hãy lập luận ý kiến của mình?
- Về nhà xem trước bài 2 :”VẬN TỐC”
File đính kèm:
- BAI 1.doc