Tiết 13: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT
I) Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét
- Trình bày được nội dung thực hành
2/ Kĩ năng:
Biết sử dụng thành thạo lực kế, bình chia độ, bình tràn.
3/ Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc, tập trung làm TN.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 13 Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác - Si - Mét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: (Từ ngày 16/11 đến ngày 21/11/2009)
Tiết 13: THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT NS:14/11/2009
I) Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét
- Trình bày được nội dung thực hành
2/ Kĩ năng:
Biết sử dụng thành thạo lực kế, bình chia độ, bình tràn.
3/ Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc, tập trung làm TN.
II) Chuẩn bị:
+ GV: - Giáo án
+ HS: - Chia HS ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị:
1 lực kế O – 2,5N
1 vật nặng bằng nhôm
1 bình chia độ, 1 bình nước, 1 giá đỡ, 1 khăn lau.
III) Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập(7/)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ:- Hãy lên bảng đọc thuộc lòng phần ghi nhớ SGK?
GV: Nhận xét, ghi điểm.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài mới.
GV: - Chúng ta đã hiểu thế nào là lực đẩy Ác-si-mét và độ lớn của nó. Để kiểm tra lại độ lớn của nó có giống như chúng ta nghiên cứu ở phần lí thuyết không, hôm nay ta vào bài mới.
HS: Lên bảng trả lời
*Đáp án: Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
F = d.V
2. Hoạt động 2: Đo lực đẩy Ác-si-mét (15/).
GV: Yêu cầu HS kẻ mẫu báo cáo thực hành:
- Mỗi em ra một đôi giấy kẻ mẫu báo cáo giống như SGK
GV: Đôn đốc, hướng dẫn để HS kể được tốt hơn.
- Yêu cầu HS nêu các bước tiến hành thí nghiệm đo lực đẩy Ác-si-mét, và trả lời C1 ?
- GV: Yêu cầu HS đo 3 lần, ghi kết quả vào báo cáo
I/Đo lực đẩy Ác-si-mét
HS: Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
- Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí.
- Đo hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước.
3. Hoạt động 3: Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật(18/).
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ cách tiến hành thí nghiệm 2:
- Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào
- Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước.
GV: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C2, C3?
GV: Yêu cầu HS so sánh kết quả đo P và FA. Nhận xét, rút ra kết luận ?
II/Đo trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.
C2: Thể tích của vật: V = V2 – V1
C3: Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ: Pn = P2 – P1
HS: Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
4. Hoạt động 4: Nhận xét buổi thí nghiệm (5/ )
GV: - Yêu cầu HS thu dọn, sắp xếp dụng cụ.
- Nhận xét về tinh thần, thái độ ý thức kỉ luật của các nhóm HS.
- Chuẩn bị bài “ Sự nổi”
File đính kèm:
- vatli8-t12.doc