Giáo án Vật lý 9 Tiết 61- Bài 51: Bài tập quang hình học

Tiết 61- Bài 51:

BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

 + Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản

( máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp).

 + Thực hiện được các phép tính về hình quang học.

 +Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học.

 2. Kĩ năng:

 + Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về quang hình học.

 3. Thái độ:

 + Cận thận, chính xác trong tính toán, vẽ hình.

 + Học sinh có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 Tiết 61- Bài 51: Bài tập quang hình học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 0404/2013. Người soạn: Hoàng Tuấn Vũ Ngày giảng: 08/04/2008. Lớp giảng: 9B Tiết 61- Bài 51: BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC MỤC TIÊU 1.Kiến thức: + Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản ( máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp). + Thực hiện được các phép tính về hình quang học. +Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học. 2. Kĩ năng: + Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về quang hình học. 3. Thái độ: + Cận thận, chính xác trong tính toán, vẽ hình. + Học sinh có thái độ tích cực, tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: SGK, SGK, SBT, thước, phấn màu. Học sinh: SGK, SBT, máy tính cầm tay, ôn tập các bài tập từ Bài 40 đến Bài 50. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút) + Giới thiệu thầy, cô dự giờ. + Kiểm tra sí số. Lớp: 9B Sí số: Có mặt: Vắng: Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Kính lúp là gì ? Người ta dùng kính lúp để làm gì ? Hãy cho biết hệ thức giữa độ bội giác và tiêu cự của kính lúp ? Đ/a: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng để quan sát các vật nhỏ. Hệ thức giữa độ bội giác và tiêu cự của kính lúp là: G = (Đo bằng đơn vị xentimet) Bài mới. * Đặt vấn đề : Ta đã tìm hiểu về hiện tượng khúc xạ, vẽ tia sáng, dựng ảnh của một vật qua thấu kính, các tật của mắt, kính lúpHôm nay ta vận dụng các vấn đề này đi vào giải các bài tập. Hoạt động 1: Giải bài 1 - Về hiện tượng khúc xạ ánh sáng {12 phút} Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 1: (SGK – trang 135) A P O I D Q C M B ABCD là mặt cắt đứng của chiếc bình, mắt đặt tại M trên phương BD. Khi không có nước, mắt không nhìn thấy tâm O của đáy. Khi đổ nước ¾ bình thì tia sáng ló ra từ O chiếu theo phương OI, khúc xạ ra ngoài không khí, có phương trùng với phương ID và vào mắt nên ta quan sát sẽ thấy tâm O. Do đó ta vẽ theo trình tự sau : - Vẽ mặt cắt ABCD của chiếc bình và tâm O của đáy BC. - Vẽ phương đặt mắt BD. - Vẽ mặt nước PQ. - BD cắt PQ ở I. - OIM là tia sáng ta phải vẽ. - GV gọi HS đọc và tóm tắt đề bài. - GV hướng dẫn HS vẽ mặt cắt dọc của bình theo đúng tỉ lệ (chiều cao trên đường kính đáy bằng 2/5) - Tại sao khi chưa đổ nước ta chỉ nhìn thấy điểm B ? - GV hướng dẫn HS vẽ tia sáng từ mép của đáy bình đến mắt. - Tại sao khi đổ nước ta lại nhìn thấy tâm O của đáy bình ? Nhờ hiện tượng gì ? - GV hướng dẫn vẽ đường biểu diễn mặt nước sau khi đổ nước vào bình và xác định điểm tới I trên mặt nước. - GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ tia sáng từ tâm O của đáy bình truyền đến mắt. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS đọc và tự tóm tắt đề bài. - HS vẽ mặt cắt dọc của bình theo sự hướng dẫn của GV. - Ánh sáng từ B truyền đến mắt ta theo đường thẳng. - HS tự vẽ theo hướng dẫn của GV. - Tia sáng đi từ tâm O truyền qua nước -> qua không khí đến mắt ta. Nhờ hiện tượng khúc xạ - HS vẽ theo sự hướng dẫn của GV. - Một HS lên bảng làm, các HS còn lại tự làm. - HS nhận xét. Hoạt động 2: Giải bài 2 - Dựng ảnh của vật qua thấu kính hội tụ { 13 phút} Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 2: (SGK – trang 135) Tóm tắt: h= AB= 7 mm, d=OA=16 cm, f= OF=OF’= 12 cm H’= A’B’ =?, d’ = OA’ = ? , Hình vẽ: A B F F’ A’ B’ O I Theo hình vẽ ta có: Chiều cao của vật: AB=7mm. Chiều cao của ảnh: A’B’=21mm=3.AB. -Tính xem ảnh cao gấp mấy lần vật: Xét: OAB OA’B’ : Có: (1) Xét: : Có Từ (1) và (2) ta có: Thay các trị số đã cho: OA=16cm; OF’=12cm thì ta tính được OA’=48cm hay OA’=3.OA. Vậy ảnh cao gấp ba lần vật. - GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài. + Hướng dẫn HS chọn một tỷ lệ xích thích hợp . Chẳng hạn lấy tiêu cự 2,4 cm thì vật AB cách thấu kính 3,2 cm , còn chiều cao của AB là một số nguyên lần milimet . Ở đây ta lấy AB là 14 mm . + Quan sát và giúp HS sử dụng hai trong ba tia sáng đã học để vẽ ảnh của vật AB - GV gọi 1 HS lên vẽ hình - GV yêu cầu HS đo chiều cao của vật và của ảnh. - Ảnh A’B’ là ảnh gì ? cao gấp mấy lần vật ? - GV hướng dẫn HS xét hai cặp tam giác đồng dạng để kiểm tra xem về mặt định tính tỉ số bằng bao nhiêu. - GV yêu cầu HS tính OA’ , và kết luận. - HS đọc và tóm tắt đề bài. - HS theo dõi. - Một HS lên bảng, các HS khác tự vẽ vào vở. - HS tiến hành đo chiều cao của vật và của ảnh theo sự hướng dẫn của GV. - Ảnh A’B’ là ảnh thật, cao gấp 3 lần vật. - HS thực hiện theo sự hướng dẫn. - HS thực hiện phép tính và kết luận. Hoạt động 3 : Giải bài 3 - Về tật của mắt { 10 phút} Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 3 : SGK –trang 136. a) Vì điểm cực viễn của Bình > điểm cực viễn của Hòa => Hòa bị cận nặng hơn Bình . b) Để khắc phục tật cận thị Hòa và Bình phải đeo thấu kính phân kỳ . Để nhìn rõ vật, thì người cận thị phải đeo kính sát mắt và tiêu cự của kính phải trùng với điểm cực viễn của mắt nên. + Kính của Hòa có f = 40 cm. + Kính của Bình có f = 60 cm. => Kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn. - GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài. -Đặc điểm chính của mắt cận là gì? -Người bị cận thị càng nặng thì càng không nhìn rõ các vật ở xa mắt hay ở gần mắt? Ai cận thị nặng hơn? - Khắc phục tật cận thị là làm cho người cận có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt hay gần mắt ? - Kính cận là thấu kính hội tụ hay phân kỳ ? Suy ra Bình và Hòa phải đeo kính gì ? Biết rằng : + Khi đeo kính thì ta nhìn rõ ảnh của vật. + Kính cận thích hợp là kính có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt. + Vật ở xa vô cực sẽ có ảnh ở tiêu điểm của kính. - Từ đó suy ra tiêu cự của của kính và so sánh tiêu cự của kính mà Hòa và Bình phải đeo. - HS đọc và tự tóm tắt đề bài. -Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Mắt cận CV gần hơn bình thường. -Người bị cận thị càng nặng thì càng không nhìn rõ các vật ở xa mắt. = >Hoà bị cận nặng hơn Bình vì CV(Hòa) <CV(Bình). - Để nhìn rõ các vật ở xa mắt. - Kính cận là thấu kính phân kỳ. Hòa và Bình phải đeo kính phân kỳ ? - Để nhìn rõ vật, thì người cận thị phải đeo kính sát mắt và tiêu cự của kính phải trùng với điểm cực viễn của mắt nên. + Kính của Hòa có f = 40 cm. + Kính của Bình có f = 60 cm. => Kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn. Củng cố : ( 3 phút) Bài tập : - Nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài cho học sinh. Làm Bài 51.3 ( SBT – Trang 58 , nếu còn thời gian) Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d), với một phần thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng. a) Vật kính của một máy ảnh là 1. thấu kính hội tụ có tiêu cự có thể thay đổi được. b) Kính cận là một 2. thấu kính hội tụ, dùng để tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật. c) Thể thủy tinh là một 3. thấu kính hội tụ bằng thủy tinh, dùng để tạo ra một ảnh thật, nhỏ hơn vật. d) Kính lúp là một 4. thấu kính phân kỳ. Dặn dò – Hướng dẫn vể nhà : ( 1 phút) Làm các bài tập 21.1-21.2-21.4-21.5 Xem lại các bài tập đã chữa. Chuẩn bị bài học mới : Bài 52 : Ánh sang trắng và ánh sáng màu IV : RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

File đính kèm:

  • docBai 51 Bai tap quang hinh hoc Chuan.doc