Giáo án Vật lý K6 bài 28: Sự sôi

Tiết 32

Bài 28 SỰ SÔI

I. Mục tiêu

 1.Về kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm sôi.

 2.Về kĩ năng:

 - Biết cách tiến hành thí nghiệm và khai thác, theo dõi thí nghiệm.

 3.Về thái độ

 - Chu đáo trong học tập

II.Chuẩn bị

 1. Giáo viên:

- Cho mỗi nhóm học sinh: một giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, một kiềng đun và lưới kim loại, một cốc đun, một đèn cồn, một nhiệt kế đo được sôi (110oC), một đồng hồ có kim giây.

- Cho mỗi học sinh: Bảng 28 (photocopy) có kẻ sẵn ô.

 2. Học sinh:

- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 28

 III. Tiến trình bài dạy

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - Thế nào là sự bay hơi ? Sự ngưng tụ ? Cho VD ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý K6 bài 28: Sự sôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 6A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Lớp: 6B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Lớp: 6C Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Tiết 32 Bài 28 SỰ SÔI I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm sôi. 2.Về kĩ năng: - Biết cách tiến hành thí nghiệm và khai thác, theo dõi thí nghiệm. 3.Về thái độ - Chu đáo trong học tập II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Cho mỗi nhóm học sinh: một giá đỡ thí nghiệm, một kẹp vạn năng, một kiềng đun và lưới kim loại, một cốc đun, một đèn cồn, một nhiệt kế đo được sôi (110oC), một đồng hồ có kim giây. - Cho mỗi học sinh: Bảng 28 (photocopy) có kẻ sẵn ô. 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 28 III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là sự bay hơi ? Sự ngưng tụ ? Cho VD ? 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - Dựa vào phần mở đầu của bài sự sôi trang 85 để tổ chức tình huống học tập. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm - Học sinh đọc trước nội dung các lệnh C1, C2, C3, C4, C5 để biết mục đích của việc theo dõi thí nghiệm. Giáo viên hướng dẫn và bố trí học sinh thí nghiệm. Đổ khoảng 100cm3 nước vào cốc, điều chỉnh nhiệt kế để bầu nhiệt kế không chạm đáy cốc. Dùng đèn cồn đun nước khi nước đạt tới 40oC thì cứ sau một phút lại ghi nhiệt độ của nước cùng với phần nhận xét hiện tượng xảy ra trong bảng 28.1 tới khi nước sôi được 3 phút thì tắt đèn cồn. Ở trên mặt nước Hiện tượng 1: Có một ít nước bay lên. Hiện tượng 2: Mặt nướcbắt đầu xao động Hiện tượng 3: Mặt nước náo động mạnh, hơi nước bay lên rất nhiều. a. Đốt đèn cồn để đun nước. b. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian, các hiện tượng xảy ra ở trong lòng khối nước, trên mặt nước và ghi kết quả. Ở trong lòng nước Hiện tượng A: Các bọt khí bắt đầu xuất hiện ở đáy bình. Hiện tượng B: Các bọt khí nổi lên Hiện tượng C: Nước reo. Hiện tượng D: Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra. Khi tới mặt thoáng thì nổilên vở tung, nước sôi sòng sọc I. Thí nghiệm về sự sôi: 1. Tiến hành thí nghiệm: 2. Vẽ đường biểu diễn: - Các bọt khí bắt đầu xuất hiện ở đáy bình. - Các bọt khí nổi lên - Nước reo - Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra. Khi tới mặt thoáng thì nổilên vở tung, nước sôi sùng sục. - Ghi chỉ số la mã hoặc ghi mẫu tự in vào bảng: +Trục nằm ngang là trục thời gian. + Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ. + Gốc của trục toạ độ là 40oC, của trục thời gian là phút 0. 3/.Củng cố: - GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ. - Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết. 4/.Dặn dò : - Làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài 29

File đính kèm:

  • docvat li 32.doc