Bài 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Từ những TN đơn giản học sinh biết được đường truyền cuả ánh sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng .
-Nhận biết 3 loại chùm sáng :song song, hội tụ, phân kì.
2.Kỹ năng:-Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đường thẳng trên có mũi tên chỉ hướng .Phân biệt 3 loại chùm sáng ( song song, hội tụ, phân kì).
- Giải thích một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế để ngắm đường thẳng. Như: cắm cọc hàng rào điều chỉnh máy bào tay, .
3.Thái độ: - Có thái độ tích cực trong học tập và có ý thức tự giác trong các công việc tập thể.
- Có đức tính cẩn thận, chính xác, tính hợp tác nhóm.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:Cho mỗi nhóm học sinh:1 đèn pin, 1 ống cong,1 ống thẳng, 3 màn chắn đục lổ, 3 cái đinh ghim.
2.Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý K7 tiết 2 bài 2: Sự truyền ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/11 Tiết 2
Ngày dạy: 27/8/11 Bài 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Từ những TN đơn giản học sinh biết được đường truyền cuả ánh sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng .
-Nhận biết 3 loại chùm sáng :song song, hội tụ, phân kì.
2.Kỹ năng:-Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đường thẳng trên có mũi tên chỉ hướng .Phân biệt 3 loại chùm sáng ( song song, hội tụ, phân kì).
- Giải thích một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế để ngắm đường thẳng. Như: cắm cọc hàng rào điều chỉnh máy bào tay, ….
3.Thái độ: - Có thái độ tích cực trong học tập và có ý thức tự giác trong các công việc tập thể.
- Có đức tính cẩn thận, chính xác, tính hợp tác nhóm.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:Cho mỗi nhóm học sinh:1 đèn pin, 1 ống cong,1 ống thẳng, 3 màn chắn đục lổ, 3 cái đinh ghim.
2.Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:
7/1 . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .. . . .. . . .. . .
7/2. .. . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.Kiểm tra bài cũ : Điều kiện để mắt nhìn thấy một vật? Những vật như thế nào được gọi là nguồn
sáng ?Cho ví dụ là các nguồn sáng?
Đáp án :
Điều kiện để mắt nhìn thấy một vật :4đ’ Kn nguồn sáng :3đ’ ví dụ là các nguồn sáng 2đ’
3. Giới thiệu bài : + Khi bật đèn pin ta thấy bóng đèn sáng nhưng không thấy đường đi của ánh sáng. Vậy làm thế nào để biết được ánh sáng từ đến mắt chúng ta đi theo phương nào?
Để giải đáp câu hỏi này, hôm nay chúng ta nghiên cứu Bài 2: “ Sự truyền ánh sáng”
4.Các hoạt động :
Hoạt động học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Nghiên cứu tìm qui luật về đường truyền của ánh sáng
Nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm.
+ Anh sáng truyền qua 3 điểm thẳng hàng.
+ Các nhóm nhận đồ dùng TN
+ Hoạt động nhóm làm thí nghiệm
+ Hoàn thành C1.
+ Nhận dụng cụ làm TN theo nhóm
+Kết lụân. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
+ Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
HS: Tia sáng không truyền theo đường thẳng. Vì môi trường không khí và môi trường nước là hai môi trường trong suốt nhưng không đồng tính
Hoạt động 2 : Giới thiệu tia sáng và chùm sáng
a: chùm sáng //
b: chùm sáng hội tụ
c: chùm sáng phân kì.
Hoạt động 3 : Vận dụng và củng cố :
a: không giao nhau
b: giao nhau
c: loe rộng ra
Cá nhân hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV
Kim 1 là vật chắn sáng kim 2, kim 2 là vật chắn sáng kim 3. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2,3 bị chắn không tới mắt.
+ Anh sáng truỵền theo đường cong hay đường thẳng ?
+ Nêu phương án kiểm tra.
+ Đưa ra dụng cụ thí nghiệm hình 2.1 SGK
+ Chú ý HS đặt mắt không nên chạm vào ống nhựa.
+ Qua TN hoàn thành lệnh C1
+ Qua 1 TN trên chưa xác định chính xác đường truyền của ánh sáng, ta làm TN 2 để xem ánh sáng có truyền theo đường thẳng không ?
+ Cho HS đọc phương án TN hình 2.2 .
+Hướng dẫn HS làm theo trình tự các bước
+ để 3 màn chắn 1.2.3 sao cho ánh sáng qua 3 lỗ A,B,C.
+ Kiểm tra 3 lỗ A,B,C có thẳng hàng không ?
+ Hoàn thành kết luận.
+ Thông báo thêm không khí là một môi tường trong suốt, đồng tính, nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong các môi tường trong suốt, đồng tính khác như: nước, thủy tinh, dầu lửa… cũng thu được cùng kết quả, cho nên cũng có thể xem kết luận trên là một định luật gọi là định luật truyền thẳng của ánh sáng ( có thể giải thich từ trong suốt và đồng tính).Gọi HS phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng ? Cho biết khi chiếu một tia sáng từ môi trường không khí vào môi trướng nước tia sáng lúc này sẽ truyền đi như thế nào ? Vì sao ?
+ Giới thiệu biểu diễn đường truyền của ánh sáng ( về mặt tóan học)
+ Cho HS quan sát hình 2.4
+ GV làm thí nghiệm cho HS quan sát nhận biết 3 dạng chùm tia sáng: song song, hội tụ và phân kì.
+ Giới thiệu 3 loại chùm tia sáng.
+ Đặc điểm của 3 loại chùm sáng.
+ Cho HS hoàn thành điền từ.
-Yêu cầu tìm ví dụ là các nguồn sáng hội tụ, chùm sáng song song và chùm sáng phân kì trong thực tế?
Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt các chùmsáng hội tụ, chùm sáng song song và chùm sáng phân kì ?
Thế nào là chùm sáng song song? Chùm sáng hội tụ? Chùm sáng phân kì ? Cho ví dụ?
+ Hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C4.
C5: Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại?
Gv giới thiệu ứng dụng trong cuộc sống : cắm cọc hàng rào, chỉnh máy bào tay…..
4.Dặn dị: HS học thuộc ghi nhớ
- Hoàn chỉnh lại từ C1 " C5 vào vở bài tập.
- Làm bài tập 2.1 " 2.4 / SBT
- Chuẩn bị bài mới: Mỗi nhóm 1 đèn pin, 1 cây nến, 1 miếng bìa.
- HS tìm hiểu: Tại sao có nhật thực, nguyệt thực?
GHI BẢNG
Bài 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG.
I.Đường truyền của ánh sáng
1/ Thí nghiệm:
2/ Kết luận :Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường truyền thẳng .
3/ Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
II.Tia sáng và chùm sáng:
1/ Tia sáng:Qui ước đường truyền của ánh sáng là một đường thẳng trên có mũi tên chỉ hướng được gọi là tia sáng.
S M
2/ Chùm sáng : Gồm nhiều tia sáng hợp thành .
*Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì.
III. Vận dụng:
File đính kèm:
- t2.doc