I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được các đại lượng mới đặc trưng cho chuyển động tròn đều; vận tốc góc và chu kỳ quay.
- Nắm được các công thức liên hệ giữa vận tốc dài vận tốc góc, chu kỳ quay, vận dụng vào giải bài tập.
II. Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Cho biết phương của vectơ vận tốc trong chuyển động cong như thế nào? Đó là vận tốc gì?
b. Chuyển động tròn đều là chuyển động như thế nào? Các đại lượng vận tốc và gia tốc có đặc điểm gì? Cho biết độ lớn của gia tốc?
3. Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 10 - Bài 13: Vận tốc góc, chu kỳ quay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 VẬN TỐC GÓC. CHU KỲ QUAY
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được các đại lượng mới đặc trưng cho chuyển động tròn đều; vận tốc góc và chu kỳ quay.
- Nắm được các công thức liên hệ giữa vận tốc dài vận tốc góc, chu kỳ quay, vận dụng vào giải bài tập.
II. Lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Cho biết phương của vectơ vận tốc trong chuyển động cong như thế nào? Đó là vận tốc gì?
b. Chuyển động tròn đều là chuyển động như thế nào? Các đại lượng vận tốc và gia tốc có đặc điểm gì? Cho biết độ lớn của gia tốc?
3. Bài mới
Phương pháp
NỘI DUNG
1. Vận tốc gốc:
a. Góc quay của vật chuyển động tròn: Góc mà bán kính nối vật với tâm đường tròn quét được trong thời gian chuyển động gọi là góc quay.
Ký hiệu là j (phi).
- Góc j có thể đo bằng độ hoặc bằng Randian (kyÙ hiệu rad) là góc ở tâm chắn cung có độ dài bằng bán kính:
1Rad=3600/2p.
Số đo cung Randian của góc j được tính bằng thương số giữa độ dài S của cung tròn chắn bởi góc đó và bán kính R.
b. Vận tốc góc:
Là đại lương đo bằng thương số giữa góc quay j và thời gian để quay góc đó.
Ký hiệu vận tốc góc là w (ô mê ga)
Nếu tính j bằng rad, t tính bằng giây thì đơn vị đo vận tốc gốc là: (rad/s).
-Vận tốc góc còn đo bằng số vòng trong 1 đơn vị thời gian, ký hiệu là n.
w =2pn
2. Chu kỳ quay:
Là khoảng thời gian trong đó một điểm chuyển động quay được một vòng.
Ký hiệu: T (tính bằng giây).
-Nếu trong 1s vật quay được n vòng thì n gọi là tần số của chuyển động quay. Đơn vị của tần số Hec (Hz).
Vậy thời gian vật quay hết một vòng là:
3. Liên hệ vận tốc dài: (v).
Vận tốc góc (w) và chu kỳ quay (T).
Ta có công thức:
Mà à
à
Vd: Xác định vận tốc góc và vận tốc dài của một điêmtrên đường xích đạo của trái đất khi trái đất quay quanh trục địa cực.
Giải
Ta có:
T=24 giờ = 24x3600s.
à
v=wR=0,0000726rad/s.6400000m = 470m/s
4. Củng cố:
- Góc quay là gì? rad.
- Vận tốc góc là gì? (rad/s).
- Chu kỳ quay là gì? (s).
-Vận tốc dài v =wR.
- Bài tập về nhà 1, 2, 3 trang 49 sách giáo khoa.
5. Dặn dò:
- Học bài làm bài tập.
- Chuẩn bị bài kế tiếp: Sự tương tác giũa các vật khái niệm về lực.
File đính kèm:
- Vtoc goc, chu ki quay.doc