I) Mục tiêu :
1) Kiến thức :
- Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm .
- Mô tả được thí nghiệm thể hiện được mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
2) Kỹ năng:
- Thực hiện được thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng.Biết đo đạc góc tới và góc khúc xạ để rút ra qui luật.
3) Thái độ : - Nghiêm túc ,sáng tạo
II) Chuẩn bị :
1) Thầy :
2) Trò : - 1 miếng thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong suốt bình bán nguyệt(hoặc dán giáy theo đường kính chỉ để khe hở nhỏ hoặc không dán giấy thì thay 1 đinh ghim ở điểm I)
- 1 miếng xốp không thấm nước(hoặc gỗ phẳng)
- 3 chiếc đinh
- Thước đo góc
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 45: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 14- 02-2006
Tuần 23
Tiết 45 : Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
I) Mục tiêu :
1) Kiến thức :
- Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới tăng hoặc giảm .
- Mô tả được thí nghiệm thể hiện được mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
2) Kỹ năng:
- Thực hiện được thí nghiệm về khúc xạ ánh sáng.Biết đo đạc góc tới và góc khúc xạ để rút ra qui luật.
3) Thái độ : - Nghiêm túc ,sáng tạo
II) Chuẩn bị :
1) Thầy :
2) Trò : - 1 miếng thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong suốt bình bán nguyệt(hoặc dán giáy theo đường kính chỉ để khe hở nhỏ hoặc không dán giấy thì thay 1 đinh ghim ở điểm I)
- 1 miếng xốp không thấm nước(hoặc gỗ phẳng)
- 3 chiếc đinh
- Thước đo góc
III) Các hoạt động trên lớp :
1) Tổ chức: (2') Kiểm tra sĩ số ,công tác chuẩn bị bài của HS
2) Kiểm tra bài cũ : (7')
-HS1:Phân biệt sự khác nhau giữa tia sáng đi từ nước sang không khí và tia sáng đi từ không khí sang nưóc.
-HS2: Đường nào biểu diễn tia khúc xạ
ĐVĐ : Như SGK . Góc tới thay đổi đ Góc khúc xạ thay đổi như thế nào?
3)Bài mới
- HS : Nghiên cứu mục đích thí nghiệm .
- Nêu phương pháp nghiên cứu
- Nêu bố trí thí nghiệm
- Phương pháp che khuất là gì?
Nếu HS quên GV có thể nhắc lại :
Do ánh sáng truyền theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đồng tính ,nên khi các vật đứng thẳng hàng ,mắt chỉ nhìn thấy vật đầu mà không nhìn thấy vật sau là do ánh sáng của vật sau bị vật đứng trước che khuất .
- Giải thích tại sao mắt chỉ nhìn thấy đinh A' mà không nhìn thấy đinh I ,đinh A (hoặc không có đinh A mặc dù không có đinh I)
- Yêu cầu HS nhấc tấm thuỷ tinh ra rồi dùng bút nối đinh A đ I đ A' là đường truyền của tia sáng .
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm tiếp ghi vào bảng
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả
- HS so sánh kết quả của nhóm bạn với mình
- GV xử lí kết quả của các nhóm.
Tuy nhiên góc A'IN' < AIN
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
20'
9'
I) Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới :
1. Thí nghiệm :
Cắm đinh A :
- Góc AIN = 60o
- Cắm đinh tại I
- Cắm đinh tại A' sao cho mắt chỉ nhìn thấy đinh A'
Giải thích : ánh sáng từ A đ truyền tới I bị I chắn rồi tuyền tới A' bị đinh A che khuất.
- Đo góc : AIN và A'IN'
- Ghi kết quả vào bảng
2) Kết luận :(SGK)
3) Mở rộng : Khi chiếu tia sáng từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn ,lỏng khác nhau như thạch anh,nước đá ,rượu,dầu người ta đều thấy kết luận trên vẫn đúng.
II Vận dụng
C3:
C4:
4. Củng cố: (4')
- Mối quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước
- Đọc phần có thể em chưa biết .
5) Hướng dẫn về nhà : (3')
- Học bài và làm bài tập 40 - 41 (SBT)
Ngày soạn 14-02-2006
Tuần 23
Tiết 46 : Thấu kính hội tụ
I) Mục tiêu :
1) Kiến thức :
-Nhận dạng được thấu kính hội tụ.
- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm,tia đi qua tiêu điểm ,tia // với trục chính ) qua thấu kính hội tụ .
- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán dơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế.
2) Kỹ năng:
- Biết làm thí nghiệm dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK đ tìm ra đặc điểm của TK hội tụ .
3) Thái độ : - Nhanh nhẹn ,nghiêm túc.
II) Chuẩn bị :
1) Thầy :
2) Trò : +Đối với nhóm HS:
- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 10-12 cm
- 1 giá quang học
- 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng
- 1 nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song
III) Các hoạt động trên lớp :
1) Tổ chức: (2') Kiểm tra sĩ số ,công tác chuẩn bị bài của HS
2) Kiểm tra bài cũ : (7')
HS 1: + Hãy nêu quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ .
So sánh góc tới và góc khúc xạ khi ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước và ngược lại .Từ đó rút ra nhận xét .
HS 2 : + Chữa BT 40-41.1
+ Giải thích vì sao nhìn vật trong nước ta thường thấy vật nằm cao hơn vị trí thật .
ĐVĐ : Như SGK
3)Bài mới:
- Nghiên cứu tài liệu và bố trí tiến hành thí nghiệm
- GV chỉnh sửa lại nhận thức của HS
(Chú ý hướng dẫn HS cần bố trí sao cho các dụng cụ để đúng vị trí ).
- Yêu cầu đại điện một nhóm nêu kết quả(Nếu có nhiều nhóm không nêu lên được chùm tia khúc xạ đi qua 1 điểm thì gv phải bố trí lại cho HS cách để dụng cụ sao cho kết quả là chùm tia khúc xạ qua thấu kính phải đi qua một điểm).
- GV thông báo cho HS thấy TK vừa làm TN gọi là TK hội tụ,vậy TK hội tụ có đặc điểm gì ?
- Học sinh đọc tài liệu và làm lại TN H42.2 và tìm trục chính.
- Phát biểu và ghi lại khái niệm trục chính của TK hội tụ .
- Đọc tài liệu cho biết quang tâm là điểm nào
- Quan sát TN ta thấy có một điểm mà mọi tia sáng đi qua đều đi thẳng
.Điểm đó gọi là quang tâm.
- GV làm lại TN H24.2 cho HS quan sát tia ló khi các tia tới // trục chính .
- Điểm hội tụ của các tia ló gọi là tiêu điểm .
- GV thông báo khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm gọi là tiêu cự của TK
12'
11'
6'
I) Đặc điểm của thấu kính hội tụ :
1) Thí nghiệm :
Bố trí TN như H42.2
- Chiếu một chùm sáng tới // theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ
+ Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hội tụ tại 1 điểm
+ Tia sáng đi tới thấu kính gọi là tia tới .Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là tia ló.
2) Hình dạng của thấu kính hội tụ :
- Phần rìa của TK hội tụ mỏng hơn phần giữa .Được làm bằng vật liệu trong suốt
- Tiết diện của một số TK hội tụ
- kí hiệu trong hình vẽ
II) Trục chính ,quang tâm ,tiêu điểm ,tiêu cự của thấu kính hội tụ
1) Trục chính :
Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ ,có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng.Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính(ờ) của thấu kính .
2) Quang tâm:
Trục chính của thấu kính hội tụ đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đêù truyền thẳng ,không đổi hướng .Điểm O gọi là quang tâm của thấu kính
3) Tiêu điểm:
Một chùm tia tới // với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính .Điểm đó gọi là tiêu điểm của thấu kính hội tụ và nằm khác phía với chùm tia tới
- Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F và F' nằm về hai phía của thấu kính ,cách đều quang tâm .
4) Tiêu cự :
Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF=OF'=f gọi là tiêu cự của thấu kính.
- Nếu cho tia tơi đi qua tiêu điểm của thấu kính thì thấy tia ló // với trục chính .s
III) Vận dụng:
C7 :
4. Củng cố: (4')
- Đặc điểm của thấu kính hội tụ ?
- Trục chính , quang tâm, tiêu điểm ,tiêu cự của TK hội tụ ?
5) Hướng dẫn về nhà : (3')
- Làm bài tập 42- 43 .
- Gợi ý bài 42-43.1
File đính kèm:
- Giao an li 9 tiet 45,46.doc