A.MỤC TIÊU :
1)Kiến thức: Củng cố các kiến thức về:
- Nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu, cách tạo ra ánh sáng màu.
- Cách trộn màu của ánh sáng.
- Vật nào tán xạ ánh sáng mạnh, yếu.
- Các tác dụng của ánh sáng.
- Ảnh của nột vật tạo bởi TKHT và TKPK.
2. Kĩ năng:
- Giải thích một số hiện tượng liên quan.
- Giải được các bài tập về TKHT và TKPK.
3)Thái độ: yêu thích môn học, hứng thú trong các tìm tòi các hiện tượng tự nhiên.
B.PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, suy luận, hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Các câu hỏi liên quan nội dung tiết 58 đến tiết 62; Các hiện tượng liên quan, bài tập về TKHT và TKPK.
HS: Ôn lại nội dung cơ bản từ tiết 58 dến tiết 62, xem lại đường đi các tia sáng qua TKHT và TKPK, tính chất và cách tạo ảnh.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý khối 9 - Tiết 63: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 / 4 / 2013
Ngày dạy:.../ 4 / 2013
Tiết 63: BÀI TẬP
A.MỤC TIÊU :
1)Kiến thức: Củng cố các kiến thức về:
- Nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu, cách tạo ra ánh sáng màu.
- Cách trộn màu của ánh sáng.
- Vật nào tán xạ ánh sáng mạnh, yếu.
- Các tác dụng của ánh sáng.
- Ảnh của nột vật tạo bởi TKHT và TKPK.
2. Kĩ năng:
- Giải thích một số hiện tượng liên quan.
- Giải được các bài tập về TKHT và TKPK.
3)Thái độ: yêu thích môn học, hứng thú trong các tìm tòi các hiện tượng tự nhiên.
B.PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, suy luận, hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Các câu hỏi liên quan nội dung tiết 58 đến tiết 62; Các hiện tượng liên quan, bài tập về TKHT và TKPK.
HS: Ôn lại nội dung cơ bản từ tiết 58 dến tiết 62, xem lại đường đi các tia sáng qua TKHT và TKPK, tính chất và cách tạo ảnh.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I.Ổn định (1’) Lớp 9B: vắng
II.Bài cũ: Không
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề :(2’) Để giúp cho các em hệ thống lại những kiến thức đã học về ánh sáng màu và giải thích một số hiện tượng liên quan và chuẩn bị tốt cho tiết sau ôn tập chương Quang Học hôm nay chúng ta đi vào làm một số bài tập liên quan.
2.Triển khai bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: Ôn tập về ánh sáng màu(10’)
G1-1. Em hãy kể tên một vài nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng, phát ra ánh sáng màu?
H1-1. Nguồn phát ra ánh sáng trắng như: Mặt trời, bóng đèn giây tóc; nguồn phát ra ánh sáng màu như đèn LED; bút laze, đèn nháy của xe máy , ô tô..
G1-2. Nêu tác dụng của tấm lộc màu?
H1-2. Tác dụng là tạo ra các màu khác nhau, ví dụ đèn xi nhan của xe
G1-3. Nêu đặc điểm của chùm sáng trắng. Mô tả cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.
H1-3. Dùng lăng kính hay đĩa CD.
G1-4.Các vật có khả năng tán xạ ánh sáng như thế nào?
H1-4. Ánh sáng có những tác dụng nào? Nêu ví dụ thực tế về các tác dụng của ánh sáng, chỉ ra quá trình biến đổi năng lượng của mổi tác dụng.
G1-4.
b)Hoạt động 2: Vận dụng (12’).
G2-1. Cho học sinh làm việc theo nhóm hoàn thành bài tập 1(4’)
H2-1. Hoạt động nhóm hoàn thành bài 1.
Bài 1: Hảy ghép các câu ở cột A với câu ở cột B để được câu có nội dung đúng.
Cột A
Cột B
1) Bút laze hoạt động thì phát ra ánh sáng..
a) thay đổi màu của ánh sáng chiếu lên sân khấu.
2) Chiếu ánh sáng qua tấm kính màu xanh ta được ánh sáng..
b) tìm cách tách từ chùm sáng đó ra những chùm sáng màu khác nhau.
3) Ánh sáng do đèn xe ô tô phát ra là ánh sáng ..
c) màu đỏ
4) Phân tích một chùm sáng là..
d) không có ánh sáng chiếu tới vật.
5) Có thể thay đổi màu sắc quần áo diễn viên trên sân khấu bằng cách..
e) màu xanh.
6) Ban đêm, nhìn các vật đều thấy đen vì..
f) Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
7) Có nhiều cách phân tích chùm sáng như.
g. trắng
8) Ánh sáng chiếu vào màng lưới của mắt sẽ gây ra cảm giác sáng.
h) chiếu chùm sáng cần phân tích qua lăng kính hay mặt ghi của đĩa CD
G2-2. Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá.
H2-2. báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
G2-3. treo bảng phụ ghi bài tập 2,3,4.
Bài 2: a) Nhìn vào các váng dầu, mở, bong bóng xà phòng ở ngoài trời ta thấy có những màu gì?
b) Ánh sáng chiếu vào đó là ánh sáng gì?
c) Đây có phải là cách phân tích ánh sáng trắng không? Vì sao?
Bài 3: Hãy giải thích tại sao bình chứa xăng, dầu trên xe ô tô hay tàu chở dầu được sơn các màu như màu trắng, nhũ bạc, màu vàng
Bài 4: Trong việc làm muối, người ta lấy nước biển cho vào ruộng muối rồi phơi nắng. người ta đã sử dụng tác dụng nào của ánh sáng. Tác dụng này gây ra hiện tượng gì ở nước biển?
H2-3. Làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi.
H2-4. Nhận xét bổ sung.
G2-4. Đánh giá kết quả và chuẩn hóa câu trả lời.
Hoạt động 3(17’) Bài tập về thấu kính.
Bài 5: Vật kính của một máy ảnh là một TKHT có tiêu cự 8 cm. Máy ảnh được hướng để chụp ảnh của một vật cao 40 cm, đặt cách máy 1,2m.
a) Dựng ảnh của vật trên phim.
b) Tính độ cao của ảnh trên phim.
G3-1.Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài tập 5.
H3-1. Làm bài tập 5.
H3-2. Làm vào vở bài tập.
G3-2. Gọi HS nhận xét .
H3-3. Nhận xét bài làm và chữa bài.
G3-3. Yêu cầu học sinh giải theo cách khác.
Cách khác : AB = 40cm OA = 120cm
O F = 8cm
OA’ = OA (1)
Vì AB = OI nên - 1
hay OA’ = O F ( 1+ ) (2)
Từ (1) và (2) ta có :
OA = O F( 1+ )
hay thay số ta được
hay
A’B’ = = 2,86cm
I. Lí thuyết :
1) Nguồn phát ra ánh sáng trắng như: Mặt trời, bóng đèn giây tóc; nguồn phát ra ánh sáng màu như đèn LED; bút laze, đèn nháy của xe máy , ô tô..
2) Tác dụng của tấm lộc màu là tạo ra các màu khác nhau, ví dụ đèn xi nhan của xe máy ô tô, đèn quảng cáo
3) Chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu. Dùng lăng kính hay đĩa CD để phân tích chùm sáng trắng thành chùm sáng màu.
4)- Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó, tán xạ kém màu khác.
- Vật màu trắng tán xạ tốt các ánh sáng màu.
- Vật màu đen không có khả năng tán xạ ánh sáng màu.
5) Ánh sáng có tác dụng : Nhiệt, sinh học, quang điện.
VD:
+ Làm muối, phơi áo quần: Quang Nhiệt
+ Ánh sáng gây ra biến đổi ở cơ thể người, sinh vật . Quang các dạng năng lượng khác cần thiết cho cơ thể
+ Pin mặt trời(Máy tính, thắp sáng). Quang điện năng.
II. Vận dụng:
Bài 1:
1+c; 2+e; 3+g; 4+b; 5+a; 6+d; 7+h; 8+f
Bài 2:
a) Tùy theo phương nhìn ta thấy có đủ mọi màu.
b) Ánh sáng chiếu vào là ánh sáng trắng.
c) Đây là cách phân tích ánh sáng trắng, vì từ chùm sáng trắng ban đầu ta thu được nhiều chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau.
Bài 3: Các bình chứa xăng, dầu trên xe ô tô hay tàu chở dầu được sơn các màu như màu trắng, nhũ bạc, màu vàng vì các màu này hấp thụ ít năng lượng ánh sáng mặt trời, để giảm sự nóng lên của chúng khi bị phơi ngoài nắng, tránh sự cố cháy, nổ.
Bài 4: Trong việc sản xuất muối người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng MT. Nước trong nước biển sẽ bị nóng lên và bốc hơi.
III. Bài tập về thấu kính.
Bài 5.
b) ΔOHF ~ ΔABF, ta có:
= hay = (1) Mặt khác: AF = OA – OF = 120 -80 =112cm (2) Thay (2) vào (1) ta có :
= => OH = 2,86cm Mà: A’B’ = OH ( vì OA’B’H là hình chữ nhật)
=> A’B’ = 2,86cm
IV.Dặn dò: (3’)
- Về nhà làm hết các bài tập sách bài tập.
- Hệ thống lại các kiến thức đã học, trả lời trước câu hỏi tự kiểm tra trong chương III vào vở bài tập vật lí.
- Xem lại các dạng bài tập về thấu kính để tiết sau ôn tập chương. Chú ý ôn lai về các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
E. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Li 9 tiet 63.doc