Giáo án Vật lý lớp 10 - Bài 2 - Chuyển động thẳng đều

Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều.

 - Vận dụng được công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động để giải các bài tập.

 2. Kĩ năng:

 - Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau.

 - Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều, biết cách thu thập thông tin từ đồ thị.

 - Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Xem lại phần kiến thúc HS đã học ở lớp dưới về ch/đ thẳng đều.

 - Chuẩn bị câu hỏi cho phần củng cố.

 2. Học sinh:

 Ôn lại kiến thức đã học về hệ tọa độ, hệ quy chiếu.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Phương pháp diễn giảng, đàm thoại

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10 - Bài 2 - Chuyển động thẳng đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. - Vận dụng được công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động để giải các bài tập. 2. Kĩ năng: - Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau. - Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều, biết cách thu thập thông tin từ đồ thị. - Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Xem lại phần kiến thúc HS đã học ở lớp dưới về ch/đ thẳng đều. - Chuẩn bị câu hỏi cho phần củng cố. 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học về hệ tọa độ, hệ quy chiếu. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phương pháp diễn giảng, đàm thoại IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 1. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung tương ứng ở cột bên trái. 1. Sự thay đổi vị trí của một vật so với các vật khác theo thời gian. a. Hệ quy chiếu. 2. Vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài đường đi của nó. b. Hệ tọa độ. 3. Đường biểu diễn tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm trong quá trình chuyển động. c. Chuyển động 4. Vật được chọn để xác định vị trí của các vật khác đối với nó.                              d. Mốc thời gian. 5. Hệ trục vuông góc dùng để xác định vị trí của một chất điểm trong không gian. e. Chất điểm. 6. Thời điểm được chọn để tính thời gian chuyển động của các vật. f. Vật (làm) mốc. 7. Một hệ tọa độ cố định gắn với vật (làm) mốc, mốc thời gian và một đồng hồ. g. Quỹ đạo. 2. Phân biệt hệ toạ độ và hệ qui chiếu. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm ch/đ thẳng đều và quãng đường đi được của ch/đ thẳng đều. Nội dung lưu bảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Chuyển động thẳng đều: Tốc độ trung bình: Đơn vị: m/s hoặc km/h Chuyển động thẳng đều: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng & có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. 3. Quãng đường đi được trong ch/đ thẳng đều: Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. - Giới thiệu tốc độ trung bình. - Từ VD ở đầu bài, YC HS tính tốc độ trung bình và cho biết ý nghĩa. - YC HS thực hiện câu C1. - Cho HS đọc SGK. - YC HS cho VD thực tế. - YC HS suy ra công thức và nêu nhận xét. - Ghi nhận. - Tính toán và nêu ý nghĩa. - Thực hiện câu C1. - Đọc SGK, nêu đ/n ch/đ thẳng đều. - Nêu VD. - Suy ra công thức đường đi từ công thức tốc độ trung bình và nêu nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương trình ch/đ và đồ thị toạ độ – thời gian của ch/đ thẳng đều. II. Phương trình ch/đ và đồ thị tọa độ - thời gian của ch/đ thẳng đều: 1. Phương trình ch/đ thẳng đều: Gọi: * x0 là toạ độ của chất điểm M vào lúc t0 = 0. * x là toạ độ của chất điểm M vào lúc t . => Phương trình ch/đ thẳng đều của chất điểm M. 2. Đồ thị của tọa độ - thời gian của ch/đ thẳng đều: Đồ thị của tọa độ theo thời gian t là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm x = x0 và có hệ số góc bằng : tga = - Hướng dẫn HS lập phương trình ch/đ thẳng đều của chất điểm. Cho phương trình ch/đ: x = 10 +5t - Lập bảng (x, t) và vẽ đồ thị. - Nhận xét dạng đồ thị. - Đọc SGK, theo dõi hướng dẫn của GV. - Vẽ đồ thị. - Nhận xét dạng đồ thị. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. * Trắc nghiệm: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về vận tốc của ch/đ thẳng đều? a. Vận tốc có độ lón không thay đổi theo thời gian. b. Tại mọi thời điểm, vectơ vận tốc là như nhau. c. Vectơ vận tốc có hướng không thay đổi. d. Vận tốc luôn có giá trị dương. Điều nào sau đây là đúng khi nói về tọa độ của một vật ch/đ thẳng đều? a. Tọa độ của vật luôn thay đổi theo thời gian. b. Tọa độ của vật có thể dương, âm hoặc bằng 0. c. Tọa độ của vật biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian. d. Các phát biểu a, b, c đều đúng. t(s) 0 5 10 25 x(m) 3. Hình bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một vật chuyển động thẳng. Hãy cho biết thông tin nào sau đây là sai? a. Tọa độ ban đầu của vật là x0 = 10m. b. Trong 5s đầu tiên, vật đi được 25m. c. Vật ch/đ theo chiều (+) của trục tọa độ. d. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc tọa độ 10m. * Bài toán: Lúc 8h tại hai bến xe A và B cách nhau 40km có hai ôtô cùng khởi hành chạy trên cùng đường thẳng AB theo chiều từ A đến B. Vận tốc của ôtô từ A là 50km/h, của ôtô từ B là 30km/h. Chọn gốc tọa độ là bến A, trục tọa độ Ox hướng từ A sang B, gốc thời gian là lúc hai xe khởi hành. a. Lập phương trình ch/đ của hai xe. b. Xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau. * Về nhà học bài, làm bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 15 SGK. Xem lại các công thức của chuyển động thẳng đều để chuẩn bị cho tiết bài tập.

File đính kèm:

  • docbai 2.doc
  • docphieu ht bai 2.doc