Giáo án Vật lý lớp 6 tiết 2: Đo độ dài

Tiết 2: ĐO ĐỘ DÀI

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước.

 Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả .

 Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.

3. Thái độ: Rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả.

B. CHUẨN BỊ:

1. Cả lớp: Hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6 tiết 2: Đo độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/08/2011 Ngày giảng: 22/08/2011 Tiết 2: ĐO ĐỘ DÀI A. MỤC TIÊU: Kiến thức: Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước. Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả . Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài. 3. Thái độ: Rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả. B. CHUẨN BỊ: 1. Cả lớp: Hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3. 2. Các nhóm: +Thước đo có ĐCNN 0,5cm. +Thước đo có ĐCNN: mm. +Thước dây, thước cuộn, thước kẹp nếu có. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Bài mới: TRÔÏ GIUÙP CUÛA GIAÙO VIEÂN HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10 phút). 1-Hãy kể đơn vị đo chiều dài và đơn vị đo nào là đơn vị chính? -Đổi đơn vị sau: 1km = ... m; 1m = ... km; 0,5km = ... m; 1m = ... cm; 1mm = ... m; 1m = ... mm;1cm = ... m. 2-GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì? -GV kiểm tra cách xác định GHĐ và ĐCNN trên thước. - Hs 1 lên bảng trả lời câu hỏi 1và đổi đơn vị - Hs 2 lên bảng trả lời câu hỏi 2 - Cả lớp chú ý nhận xét. Hoạt động 2: Thảo luận về cách đo độ dài (14 phút). -Yêu cầu HS nhớ lại cách thực hành đo độ dài ở tiết trước, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi C1- C5, cụ thể: - Yêu cầu HS ước lượng độ dài đối với từng vật theo nhóm. - Với từng độ dài GV cho HS chọn các thước đo sao cho phù hợp. - Khi đo độ dài một vật cần đặt thước như thế nào? - Khi đọc cần đặt mắt như thế nào để đọc cho chính xác. -GV nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp. - Chốt nội dung về cách đo độ dài. I.Cách đo độ dài. C2: Trong 2 thước đã cho: +Chọn thước dây để đo chiều dài bàn học. +Chọn thước kẻ đo chiều dày SGK Vật lí 6. C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật. C4: Đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng ( trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. - Tham gia thảo luận theo hướng dẫn của GV, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung về cách đo độ dài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra kết luận (10 phút). Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu hỏi C6 và ghi vào vở theo hướng dẫn chung. Hướng dẫn HS thảo luận toàn lớp để thống nhất nội dung phần kết luận. - Làm việc cá nhân, điền từ thích hợp vào chổ trống như SGK yêu cầu và ghi kết quả vào vở. II. Rút ra kết luận: C6: (1)- độ dài; (2)-giới hạn đo; (3)- độ chia nhỏ nhất; (4)-dọc theo; (5)-ngang bằng với; (6)-vuông góc; (7)-gần nhất. Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Dặn dò (10 phút) 1. Vận dụng -Gọi HS lần lượt làm câu C7, C8, C9, C10. -Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài. -Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”. -Đường chéo màn hình tivi 14inh bằng bao nhiêu cm? 2. Củng cố: - Nêu kết luận về các bước cách đo độ dài? - Vì sao khi đo độ dài cần lưu ý chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp? - Cần thực hiện như thế nào để đo được độ dài chính xác? - Nêu nội dung ghi nhớ của bài học. 3. Dặn dò: - Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học. - Xem nội dung “có thể em chưa biết”. - Làm các bài tập còn lại ở SBTVL6. - Kẻ bảng 3.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng vào vở trước. III. Vận dụng: C7: chọn C C8: chọn C C9: (1) (2) (3) : 7cm. - Trả lời các câu hỏi củng cố của GV - Nhận nhiệm vụ học tập. D. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 026.doc
Giáo án liên quan