Tiết 23: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I/ Mục tiêu bài dạy :
1. Kiến thức :
Giúp học sinh nắm được chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
-So sánh được sự nở vì nhiệt của 3 chất rắn , lỏng ,khí
-Tìm được VD thực tế về sự nở vì nhiệt của chất khí và giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí .
2. Kỹ năng :
Làm được thí nghiệm trong bài ,mô tả được hiện tượng xảy ra ,đọc các biểu bảng và rút ra được kết luận cần thiết
2. Thái độ:
Rèn tính cẩn thận ,trung thực cho học sinh.
II/ Chuẩn bị :
Đối với GV: - 1 quả bóng bàn bị bẹp , nước nóng ,cốc
-bảng phụ kẻ bảng 20.1 và hình 20.1,20.2,20.3
Mỗi nhóm HS: 1 bình thủy tinh đáy bằng, 1 ống thủy tinh, 1 nút cao su có đục lỗ, 1cốc nước màu, bảng phụ.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6 tiết 23: sự nở vì nhiệt của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I/ Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức :
Giúp học sinh nắm được chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
-So sánh được sự nở vì nhiệt của 3 chất rắn , lỏng ,khí
-Tìm được VD thực tế về sự nở vì nhiệt của chất khí và giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí .
2. Kỹ năng :
Làm được thí nghiệm trong bài ,mô tả được hiện tượng xảy ra ,đọc các biểu bảng và rút ra được kết luận cần thiết
Thái độ:
Rèn tính cẩn thận ,trung thực cho học sinh.
II/ Chuẩn bị :
Đối với GV: - 1 quả bóng bàn bị bẹp , nước nóng ,cốc
-bảng phụ kẻ bảng 20.1 và hình 20.1,20.2,20.3
Mỗi nhóm HS: 1 bình thủy tinh đáy bằng, 1 ống thủy tinh, 1 nút cao su có đục lỗ, 1cốc nước màu, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ :(2ph)
Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng ?
3/ Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3ph)
GV: Nêu vấn đề như sgk ,làm thí nghiệm với quả bóng bàn bị bẹp và thông báo cho HS biết trong bài này sẽ tìm hiểu tại sao quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng nó sẽ phồng trở lại ?
GV chuyển ý : Chúng ta đã biết sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng .Vậy với chất khí sự nở vì nhiệt có giống với chất rắn và chất lỏng hay không?
HĐ 2: Thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra, lạnh đi thì co lại.(15ph)
GV : Phát dụng cụ cho các nhóm
GV: Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm
-Yêu cầu các nhóm tiến hành TN để quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu trong 2 trường hợp
+Khi ta áp tay vào bình cầu
+ Khi không áp tay vào bình cầu
GV: Theo dõi, uốn nắn các nhóm làm TN .
Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu C1, C2
Và điền kết quả vào bảng phụ của nhóm mình
Hiện tượng với giọt nước màu
Thể tích khí trong bình cầu
Áp tay
Thôi không áp tay
- Y/C HS nhận xét kết quả của các nhóm
GV: chuẩn lại kiến thức câu C1, C2 và trình chiếu đáp án lên bảng.
Yêu cầu HS làm việc theo đôi bạn học tập câu C3, C4
Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét
GV : Đưa ra đáp án đầy đủ cho câu C3, C4 :Thể tích không khí trong bình cầu tăng lên(giảm đi) là do không khí trong bình bị nóng lên (lạnh đi)
GV chuyển ý : Ta đã biết sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng.Vậy với các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?
HĐ3: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau .(7ph)
GV : yêu cầu HS đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000cm3 (1 lít ) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 50 oC khi ở cùng áp suất và rút ra nhận xét về:
+Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt .............
+Chất rắn nở vì nhiệt .............chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt .............chất khí .
GV : Từ TN và trả lời các câu C1 C5 ta rút ra được kết luận gì?
GV: Y/C HS làm việc cá nhân câu C6
Gọi 3HS trả lời nội dung câu C6
-Yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có)
GV : đưa đáp án đúng cho câu C6
Vậy qua bài học ta rút ra được kết luận chung gì ?
GV : Đưa bài tập và y/c HS làm việc cá nhân để trả lời .
Bài tập : Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
+ Chất khí ......khi nóng lên, ......khi lạnh đi.
+Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt .........
+Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn ......, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn .........
GV: Chốt lại và cho HS ghi vở kết luận
GV: Để hiểu hơn về bài học cô mời các em đi trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
HĐ4: Vận dụng kiến thức đã thu được để giải thích một số hiện tượng.(12ph)
GV: Nêu lại tình huống đầu bài và y/c HS giải thích C7: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
-Y/C nhóm khác nhận xét và bổ sung
GV: chốt lại và đưa đáp án câu C7 : Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, ở quả bóng có 2 chất (chất khí, chất rắn ) nóng lên, nở ra. Nhưng do chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bàn bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng có thể phồng lên.
Y/C học sinh giải thích câu C8
Gọi vài HS giải thích câu C8
(nếu HS giải thích chưa được thì GV có thể hướng dẫn để HS giải thích được)
GV: Trình bày cấu tạo của dụng cụ vẽ hình 20.3 và yêu cầu HS giải thích vì sao dựa vào mực nước dâng lên, tụt xuống ở trong ống thủy tinh người ta có thể biết thời tiết lạnh hay nóng?
Y/C học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi .Gọi đại diện vài HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: chốt lại, giải thích và đưa đáp án cho câu C9
HS theo dõi thí nghiệm của GV
1/ Thí nghiêm :
Nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm
HS theo dõi GV hướng dẫn cách làm TN
HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng theo nhóm
2/ Trả lời câu hỏi :
- HS làm việc theo nhóm để trình bày câu trả lời của nhóm mình trên bảng phụ
- HS nhận xét, bổ sung
-HS theo dõi đáp án và sửa sai (nếu có )
HS làm việc theo đôi bạn học tập trả lời câu C3, C4 .
-HS nhận xét câu trả lời của các nhóm
HS làm việc cá nhân câu C5 và rút ra 2 nhận xét của GV
HS làm việc cá nhân câu C6
HS làm việc cá nhân bài tập của GV, HS khác nhận xét câu trả lời của bạn mình .
HS ghi kết luận vào vở
3/ Kết luận:
-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau .
-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng ,chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn .
4/ Vận dụng:
HS trình bày câu trả lời của nhóm mình
HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn
-HS theo dõi và sửa sai (nếu có)
HS trả lời câu C8
HS nghe GV trình bày cấu tạo dụng cụ hình 20.3, suy nghĩ để trả lời câu C9
4/ Củng cố.(4ph)
? Qua bài học ta rút ra được kết luận gì? Lấy VD chứng tỏ chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi ?
Bài tập:Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng ?
Rắn, lỏng, khí.
Rắn, khí, lỏng.
Khí, lỏng, rắn.
Khí, rắn, lỏng.
Trường hợp nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí trong bình kín?
Thể tích không khí tăng.
Khối lượng riêng của không khí không đổi .
Khối lượng riêng của không khí tăng.
Cả 3 đều sai.
Đáp án : 1-C
2-A
5/ Dặn dò : (2ph)
Về nhà học bài và làm các bài tập từ 20.1 đến 20.7 sách bài tập, đọc phần “có thể em chưa biết ”
GV hỏi :Tại sao ở các đường ray xe lửa chỗ nối giữa các thanh ray thường có khe hở?
Để trả lời được câu hỏi đó về nhà các em đọc và chuẩn bị trước bài sau.
File đính kèm:
- Su no vi nhiet cua chat khi(2).doc