Giáo án Vật lý lớp 7 tiết 02: Sự truyền ánh sáng

Tiết 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.

-Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.

-Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.

-Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kì).

2. Kĩ năng:

-Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.

-Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.

3. Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 7 tiết 02: Sự truyền ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2011 Ngày dạy: 23/08/2011 Tiết 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng. Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng. Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kì). 2. Kĩ năng: Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm. Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng. 3. Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. B. CHUẨN BỊ: * Đối với mỗi nhóm học sinh: 1 đèn pin, 1 ống trụ thẳng, 1 ống trụ cong không trong suốt, 3 màn chắn có đục lỗ, 3 cái đinh ghim (hoặc kim khâu). C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (1phút): 2. Bài mới: TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (9 phút) Kiểm tra bài cũ : * Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? * Khi nào ta nhìn thấy một vật? * Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? 2. Tổ chức tình huống học tập - Ở bài trước ta đã biết ta chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta (lọt qua lỗ con ngươi vào mắt). - Cho học sinh vẽ trên giấy những con đường ánh sáng có thể truyền đến mắt ( kể cả đường thẳng, đường cong và các đường ngoằn ngoèo ). - Có bao nhiêu đường có thể đi đến mắt ? Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những con đường đó để truyền đến mắt ? - Cho học sinh sơ bộ trao đổi về thắc mắc của Hải nêu ra ở đầu bài. - 1 Hs lên bảng trả lời câu hỏi - Cả lớp nghe và nhận xét I.Đường truyền của ánh sáng. - Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. - Có vô số đường. - Học sinh trao đổi. - Tùy câu trả lời của học sinh. Hoạt động 2: Nghiên cứu tìm qui luật về đường truyền của ánh sáng (10 phút) - Cho học sinh dự đoán xem ánh sáng đi theo đường nào ? Đường thẳng, đường cong hay đường gấp khúc ? - Giới thiệu thí nghiệm ở hình 2.1. Cho học sinh tiến hành thí nghiệm sau đó cho nhận xét. - Yêu cầu học sinh nghĩ ra 1 thí nghiệm khác để kiểm tra lại kết quả trên. - Cho học sinh điền vào chỗ trống trong phần kết luận và đọc lên cho cả lớp nghe và nhận xét. - Học sinh tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét. - Tùy câu trả lời của học sinh. - Học sinh điền vào chỗ trống và đọc cho cả lớp nghe. - Lớp nhận xét. Hoạt động 3: Khái quát hóa kết quả nghiên cứu, phát biểu định luật (5 phút) - Giới thiệu thêm cho học sinh không khí là môi trường trong suốt, đồng tính. - Nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong các môi trường trong suốt đồng tính khác cũng thu được kết quả tương tự, cho nên có thể xem kết luận trên như là một định luật gọi là định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Hs nghe Gv giới thiệu Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Hoạt động 4: Giáo viên thông báo từ ngữ mới: tia sáng và chùm sáng (5 phút) - Qui ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng gọi là tia sáng. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 2.3 và cho biết đâu là tia sáng. II.Tia sáng và chùm sáng. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. - Học sinh trả lời. - Học sinh mô tả. Hoạt động 5: Học sinh quan sát, nhận biết ba dạng chùm tia sáng (5 phút) - Giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát, nhận biết ba dạng chùm tia sáng : song song, hội tụ, phân kì. - Cho học sinh mô tả thế nào là chùm sáng song song, hội tụ , phân kì ? - Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. - Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. - Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. - Học sinh thảo luận các câu hỏi và trả lời. - Học sinh đọc phần ghi nhớ và chép vào tập. Hoạt động 6: Vận dụng - Củng cố - Dặn dò (10 phút) 1. Vận dụng. Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi C4, C5. 2. Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 3 .Dặn dò: - Về học nội dung ghi nhớ. - Làm các bài tập ở nhà: 2.1; 2.2; 2.4; trang 4 sách bài tập Vật lý 7. - Xem trước nội dung bài học kế chuẩn bị cho tiết học sau. - Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết cho cả lớp nghe. III. Vận dụng Hs thảo luận trả lời - HS đọc ghi nhớ - Hs nhận nhiệm vụ học tập. D. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 027.doc
Giáo án liên quan