Giáo án Vật lý lớp 8 Bài 13: Công cơ học

BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC

Tuần: 15

Tiết : 15

 I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1) Kiến thức:

 - Nêu được các ví dụ khác ở sách giáo khoa về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học.

 -Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị của chúng, biết vận dụng công thức A=F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật.

 2) K ĩ năng:

-Tính công cơ học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 8 Bài 13: Công cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/11/2008 BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC Ngày dạy: 10/11/2008 Tuần: 15 Tiết : 15 I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: Kiến thức: - Nêu được các ví dụ khác ở sách giáo khoa về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học. -Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị của chúng, biết vận dụng công thức A=F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật. 2) K ĩ năng: -Tính công cơ học. 3) Thái độ: Học sinh tích cực tìm tòi các ví dụ có công cơ học và không có công cơ học trong thực tế. II /PHƯƠNG PHÁP + Hoạt động nhóm. + Dạy một đại lượng vật lý. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng nhóm để học sinh làm bài tập C6. Đoạn phim ngựa kéo xe, tàu hoả chạy. Học sinh: -Sách giáo khoa. -Xem bài trước ở nhà. IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1)Ổn định lớp ( kiểm tra sĩ số) 2)Kiểm tra bài cũ: (3phút) Câu : Điền vào chỗ trống sau: +Vật chìm khi: P FA +Vật nổi khi: P FA +Vật lơ lửng khi: P FA Trả lời: Theo thứ tự: >, <, = Gv nhận xét ghi điểm. 3)Bài mới: Hoạt động 1: Đặt vấn đề (1phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Trong đời sống hàng ngày, người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em học sinh ngồi học bài, con ngựa đang kéo xe.đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp nầy đều là “công cơ học”. Vậy công cơ học là gì? Học sinh chú ý lắng nghe. Hoạt đông 2: Tìm hiểu khi nào có công cơ học? (16phút) Hoạt động giáo viên Hoạt đông học sinh Nội dung I/ KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC? 1) Nhận xét Yêu cầu học sinh đọc nhận xét. Chiếu hình xe ngựa chạy và H13.2 Thông báo cho HS biết trường hơp có công cơ học và không có công cơ học. Yêu cầu học sinh làm bài tập C1 sách giáo khoa Nhận xét 2)Kết luận Yêu cầu học sinh làm bài tập C2. Khi nào có công cơ học? công cơ học phụ thuộc vào các yếu tố nào? Giáo viên chốt lại. 3)Vận dụng: Yêu cầu HS đọc và làm bài tập C3 và C4 Giáo viên nhận xét Chúng ta đã biết các trường hợp có công, vậy công cơ học được tính như thế nào? Đọc nhận xét Hs quan sát và lắng nghe. Trả lời: chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời. C2: Trả lời: (1)lực (2)chuyển dời Cá nhân trả lời. HS lắng nghe và tự ghi. Học sinh làm việc cá nhân bài C3 và C4 Trả lời: C3: a), c), d). C4: a)Lực kéo của đầu tàu hoả. b) Lực hút của Trái Đất. c) Lực kéo của người công nhân. Học sinh lắng nghe và tự ghi. I/ KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC? 1) Nhận xét +Lực kéo của con bò đã thực hiện công cơ học. +Người lực sĩ không thực hiện công cơ học. 2) Kết luận: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố : +lực tác dụng vào vật. +Quảng đường vật dịch chuyển. 3)Vận dụng: C3: a), c), d). C4: a)Lực kéo của đầu tàu hoả. b) Lực hút của Trái Đất. c) Lực kéo của người công nhân. Hoạt đông 3:Công thức tính công (19phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung II/CÔNG THỨC TÍNH CÔNG 1) Công thức tính công cơ học. Giáo viên thông báo công thức tính công, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị. Thông báo chú ý ở SGK. 2)Vận dụng Yêu cầu học sinh đọc bài tập C5, làm bài tập. Gọi HS khác nhận xét Giáo viên nhận xét Yêu cầu học sinh đọc bài tập C6, hoạt động nhóm làm bài tập C6. Giáo viên nhận xét, rút ra kết quả. Học sinh chú ý lắng nghe và tự ghi Học sinh làm bài tập C5 cá nhân 1 HS lên bảng làm Học sinh lắng nghe và tự ghi. Hoạt động nhóm làm BT C6 Trình bài kết quả nhóm lên bảng Học sinh lắng nghe và tự ghi. II/CÔNG THỨC TÍNH CÔNG 1) Công thức tính công cơ học. A=F.s A: Công của lực F F: lực tác dụng vào vật. S: quãng đường vật dịch chuyển. Đơn vị của công là Jun, ký hiệu là J 1J =1N.m Đơn vị bội của công là kilojun (KJ). 1KJ = 1000J 2)Vận dụng C5 Tóm tắt: F=5000N, s= 1000m A=? Công của lực kéo của đầu tàu A=F.s =5000.1000=5000000 (J) = 5000 (KJ). Đáp số: 5000000 (J) = 5000 (KJ) C6. Tóm tắt: m=2kg =>P=20N, s= 6m A=? Công của trọng lực A=F.s = P.s=20.2 = 40(J). Đáp số: 40 (J) Hoạt động 4: Củng cố (3phút) Hoạt đông giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung *Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập 13.1 ở SBT. Giáo viên nhận xét Cá nhân học sinh đọc và làm bài tập 13.1 ở SBT Bài 13.1 SBT Chọn B Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: (2phút) Bài tập C7 : Ta xét phương của trọng lực và phưong chuyển động của hòn bi, dựa vào phần chú ý để trả lời. Hoạt động 6: Dặn dò: (1phút) Về nhà các em xem lại sách giáo khoa, học thuộc ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết . Làm bài tập:13.2;13.3;13.4 sách bài tâp, xem trước bài 14 “ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG”. Hoạt động 7: Nhận xét. V / RÚT KINH NGHIỆM .

File đính kèm:

  • docCong co hoc(1).doc
Giáo án liên quan