Bài 6 Tiết 6
Tuần 6
Ngày dạy :
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức :
- Biết phân biệt được sự xuất hiện của các loại ma sát (trượt, lăn, nghỉ) và đặc điểm của mỗi loại.
- Biết nu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
- Hiểu và phân tích các hiện tượng về ma sát có lợi, có hại trong đời sống và trong kĩ thuật, cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng lợi ích của lực này.
1.2 Kỹ năng:
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 8 Bài 6: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6 : LỰC MA SÁT
Bài 6 Tiết 6
Tuần 6
Ngày dạy :
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức :
- Biết phân biệt được sự xuất hiện của các loại ma sát (trượt, lăn, nghỉ) và đặc điểm của mỗi loại.
- Biết nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
- Hiểu và phân tích các hiện tượng về ma sát có lợi, có hại trong đời sống và trong kĩ thuật, cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng lợi ích của lực này.
1.2 Kỹ năng:
- Đề ra được cách làm tăng ma sát cĩ lợi và giảm ma sát cĩ hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
Làm thí nghiệm, thu thập thông tin, quan sát.
1.3 Thái độ:
Nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
2. Trọng Tâm
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống ,kĩ thuật.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: hòn bi, mỗi nhóm (lực kế; miếng gõ; quả cân).
3.2 Học sinh: Chuẩn bị: Lực ma sát.
+ Tìm hiểu phần I, phân biệt các loại ma sát (giống nhau, khác nhau)
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
8a1:.. 8a2:..
4.2. Kiểm tra miệng
Câu hỏi 1: Hai lực cân bằng là gì? Vật khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thi sẽ như thế nào? Làm bài 5.3/9 SBT (8đ)
Câu hỏi 2: ? Lưcï ma sát trượt xuất hiện khi nào? Nó có tác dụng gì?(2đ)
Đáp án
- Hai lực cân bằng là 2 lực có cùng điểm đặt trên vật, cường độ bằng nhau, cùng năm trên một phương hướng nhưng ngược chiều.
- 1 vật khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng nếu đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. Nếu đang chuyển động thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
- Tác dụng: Làm cản trở chuyển động .
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của gáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*. Hoạt động 1:vào bài
F Trục bánh xe bò , xe đạp ngày xưa khác vơi trục bánh xe đạp, ôtô bây giờ ở chổ nào? Đó là chỗ ngày xưa không có ổ bi còn bây giờ thì có ổ bi.Vậy việc phát minh ra ổ bi có ý nghĩa như thế nào? Rất quan trọng vì làm giảm lực cản lên các chuyển động. Vậy lực này xuất hiện khi nào, có những loại lực cản nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay
*. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát.
-HS tìm hiểu thông tin trong SGK/ 21 về lực ma sát trượt
- GV cho miếng kê trượt trên mặt bàn rồi đặt câu hỏi cho HS trả lời.
? Lưcï ma sát trượt xuất hiện khi nào? Nó có tác dụng gì?
I.Khi nào có lực ma sát:
1. Lực ma sát trượt:
- HS: Xuất hiện khi 1 vật trượt trên bề măt vật khác. Tác dụng cản trở chuyển động
GV yêu cầu HS trả lời C1
Gợi ý: Lướt ván- tấm ván trượt trên mặt nước gây ra ma sát trượt.
+ Ma sát làm mòn đế giầy, dép
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/21 tìm hiểu về ma sát lăn.
GV cho xe lăn trên mặt phẳng ngang
HS quan sát chuyển động của xe trả lời câu hỏi
? Xe chuyển động như thế nào?
+ Xe chuyển động rồi từ từ dừng lại.
? Lực nào làm xe dừng lại?
+ Ma sát giữa bánh xe và máng trượt.
? Lực này có phải là ma sát trượt hay không? Tại sao?
+ Không, vì bánh xe không trượt trên mặt bàn.
- Khi bánh xe lăn trên mặt bàn sinh ra lực ma sát lăn.
? Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Có tác dụng gì?
+ Yêu cầu HS trả lời C2
- Vận dụng: Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe chuyển động. Tương tự như dây cuaroa nối với bánh xe trong máy may.
+ Yêu cầu HS trả lời C3
* Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ ma sát giữa bánh xe và mặt đường hoặc giữa các chi tiết thiết bị gay ra tác đối với môi trường ảnh hưởng đến người và sinh vật hoặc đường nhiều bùn đất , xe đi trên đường có thể trượt gây tai nạn, đặc biệt khi mưa và lốp xe bị mòn
Giáo viên liên hệ với công việc chế tạo các chi tiết của máy như máng trượt, ổ trục ,ổ bi để làm giảm lực ma sát ,công việc sản xuất lốp xe, đế giày để làm tăng ma sát ,công việc tính lực và vận tốc cho các thao tác của ácc vận động viên thể thao khi chạy, nhảy xa, ném tạ, đua xe, bóng banø trong ngành thể thao.
- Lực ma sát có đặc điểm gì thì gọi là ma sát nghỉ. Ta tìm hiểu phần 3
+ Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
Đại diện 6 nhóm HS nhận d.cụ thí nghiệm
HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm như hình 62. thảo luận trả lời câu C4
? Tại sao vật chịu tác dung của lực cản, lực kéo mà vẫn dứng yên? (2 lực này ntn?)
? Lực cản sinh ra trong thí nghiệm trên có phải là lực ma sát trượt hay ma sát lăn- Lực cản sinh ra trong thí nghiệm trên là lực ma sát nghỉ.
? Lực ma sát nghỉ có đặc điểm gì?
-Giữ cho vật đứng yên và cân băng với lực kéo
GV treo bảng phụ ghi nội dung
Yêu cầu HS trả lời câu C5
VD: Xe bò sa lầy bò gắng sức kéo nhưng xe không dịch chuyển, các sản phẩm di chuyển cùng băng truyền nhờ ma sát nghỉ
- Con ng ười có thể đi lại, học tập nhờ vào ma sát nghỉ. Nếu không có ma sát thì các sợi vải không kết dính được với nhau.
Yêu cầu HS nêu lại đặc điểm 3 loại ma sát
*. Hoạt động 3: Tìm hiểu vè lợi ích và tác hại của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật
HS thảo luận nhóm trả lời câu C6
Trong các bộ phận máy móc ma sát làm nóng, mòn các bộ phận. Giảm ma sát ta phải làm nhẵn các bộ phận máy bị cọ sát, bôi trơn dầu.
-Mặc dù ma sát có hại nhưng nó cũng rất có ích trong đời sống chúng ta, nếu có ích khi đó ta tìm cách tăng lên
GV hướng dẫn cả lớp thảo luận trả lời C7
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
- Tác dụng: Làm cản trở chuyển động .
C1: Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục, cửa kéo,lướt ván, trượt tuyết, cầu trượt, trượt băng, bánh xe trượt trên mặt đường
2. Lực ma sát lăn
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt vật khác, nó các tác dụng cản trở chuyểnđộng
C2. Trục quay có con lăn ở băng truyền; bánh xe lăn trên mặt đường; khi dịch chuyển vật nặng dùng khối trụ làm con lăn, hòn bi quả bóng lăn trên mặt đất.
C3. H6.1a ma sát trượt
H6.1b ma sát lăn
* Nhận xét: Cường độ của lực ma sát trượt lớn hơn lực ma sát lăn
3. Lực ma sát nghỉ
C4: Do có lực cản giữa vật với mặt bàn. Lực cản này cân bằng với lực kéo nên giữ cho vật đứng yên
- Lực cân bằng với lực kéo được gọi là lực ma sát nghỉ.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật bị tác dụng của lực khác
C5.Trong dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy.
II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật.
C6. a. Lực ma sát làm mòn đĩa, tra dầu vào xích đề làm giảm ma sát.
b. Lực ma sát của trục làm mòn trục và cản trở chuyển động quay của bánh xe. Làm giảm ma sát bằng trục quay có ổ bi
c. Ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng đồ. Giảm ma sát dùng bánh xe chuyển ma sát trượt sang ma sát lăn.
. : a. Nếu không có ma sát thi C7không biết được, tăng ma sát bằng cách tăng độ nhám của bảng.
b. Các chi tiết không ghép được với
nhau, không đánh lửa được, tăng độ nhám của sườn bao diêm.
c. Không có ma sát ô tô không ngừng lại được lực ma sát bàng cách tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ôtô
- Khi ma sát có hại ta làm giảm ma sát
bằng cách làm nhẵn các phần máy bị cọ sát, bôi trơn dầu, sử dụng ổ trục, ổ bi, chuyển từ ma sát trượt sang ma sát lăn.
- Lực ma sát có thể có ích khi đó ta tăng lực ma sát bằng cách tăng độ nhám bề mặt tiếp xúc, làm sâu các rãnh ở lốp xe
*. Hoạt động 4: Vận dụng
r Khi đi trên đường bùn lầy, đất sét thì rất dễ bị ngã, làm thế nào để khỏi bị ngã? Ta tăng lực ma sát bằng cách đổ trấu, cát, đá, rơm.
r Giáo dục học sinh về an toàn giao thông. Khi lốp xe mòn thì ma sát giữa lốp và mặt đường giảm dễ xẩy ra tai nạn, đi trên đường trơn bánh xe dễ bị trợt ngã.
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời C8, C9
- Giáo viên sửa sai C8 và treo bảng phụ ghi đáp án câu C9:
Oå bi có tác dụng làm giảm ma sát do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi đã làm giảm lực cản lên các vật chuyển động khiến các máy hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghành động lực học, cơ khí, chế tạo máy
BTNC:một đầu tàu khi khởi hành cần 12 lực kéo 10000N nhưng khi chuyển động thẳng đều thì chỉ cần 1 lực kéo 5000N. tìm độ lớn của lực ma sát biết đầu tàu cĩ khối lượng 10 tấn.Hỏi lực ma sát cĩ độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng đầu tàu.
HD. CĐTĐ lực kéo bằng lực cản bằng 5000N
So với đầu tàu lực ma sát bằng:
50000: 100000 = 0.05lần
* Tóm lại ma sát vừa có lợi vừa có hại
III. Vận dụng:
C8: a. Vì ma sát nghỉ nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này có ích.
b. Do ma sát mặt đường và lốp ô tô nhỏ làm bánh xe quay trượt trên mặt đường. M a sát có trong hiện tượng này có lợi.
c. Do ma sát giữa đế giầy với mặt đường. Ma sát trong trường hợp này có hại.
d. Để tăng độ bám bánh xe với mặt đường, xe dựng lại nhanh chóng khi phanh. Ma sát trong trường hợp này có lợi.
e. Để tăng ma sát giữa dây cung với nhị nhờ vậy nhị kêu to. Ma sát trong trường hợp này có lợi
4.4. câu hỏi và bài tập củng cố
? Thế nào là ma sát trượt. Ma sát lăn
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của 1 vật khác
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của 1 vật khác
? Có mấy loại lực ma sát? Chúng có điểm gì giống nhau?
- Có 3 lực ma sát. Điểm giống nhau của 3 lực ma sát là có tác dụng cản trở chuyển động.
? Bài 6.1/11 SBT
- Đáp án: C
4.5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
Đối với bài học ở tiết học này
- Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK, xem phần có thể em chưa biết .
- Làm bài tập 6.2, 6.3, 6.4, 6.4/11SBT
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
Xem trước bài “Aùp suất”.
? Tìm hiểu thí nghiệm II/ SGK và bảng 7.1
? Xem lại cách đổi đơn vị của diện tích
5. Rút kinh nghiệm
Ưu điểm
Nội dung
Phương pháp
Sữ dụng ĐDDH
Khuyết điểm
Nội dung
Phương pháp
Sữ dụng ĐDDH
Hướng khắc phục
File đính kèm:
- Luc ma sat(1).doc