Giáo án Vật lý lớp 8 tiết 6: Lực ma sát

Tiết 6: LỰC MA SÁT

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.

2. Kĩ năng:

 Làm TN để phát hiện ma sát nghỉ.

 Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.

3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc và hợp tác khi làm việc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 8 tiết 6: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/09/2011 Ngày dạy: 19/09/2011 Tiết 6: LỰC MA SÁT MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này. 2. Kĩ năng: Làm TN để phát hiện ma sát nghỉ. Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc và hợp tác khi làm việc. B. CHUẨN BỊ: - Nhóm HS: Một lực kế, một miếng gỗ (có mặt nhẵm, một mặt nhám), một quả cân. - Tranh vòng bi. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) -Hs1: Thế nào là 2 lực cân bằng? Biểu diễn các lực tác dụng lên quả cầu có trọng lượng 5N treo trên sợi chỉ tơ tỷ xích 1cm ứng với 1N? -Hs2: Vật đang đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ như thế nào? Vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ như thế nào? Vì sao mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được? 3. Bài mới: TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (4 phút) Khi đạp xe trên 2 đoạn đường: Đường gồ ghề và đường tráng nhựa thì đoạn đường nào em đạp xe nặng nề hơn? Vì sao? Qua bài học hôm nay chúng ta giải thích được vấn đề này. - Đoạn đường gồ ghề đạp xe nặng nề hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát (15 phút) - Hai vật tiếp xúc nhau là có ma sát. Có 3 loại ma sát: - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. Cá nhân nghiên cứu phát hiện ra chuyển động trượt. Một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát trượt. Chú ý: Tính cản trở chuyển động. Nêu thí dụ về lực ma sát trượt trong cuộc sống. Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi có phải ma sát trượt không? Chuyển động trên là chuyển động gì? Một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát lăn. Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động không? Nêu thí dụ về lực ma sát lăn trong cuộc sống. Quan sát hình 6.1 trả lời C3. Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 6.2. - Phát dụng cụ, yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm. - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: . Mặc dù lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật nặng vẫn đứng yên chứng tỏ giữa vật nặng và mặt bàn có lực gì? . Lực cản này như thế nào so với lực kéo? - Lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm trên gọi là lực ma sát nghỉ. - Lực ma sát nghỉ giữ vật như thế nào? - Nêu thí dụ về lực ma sát nghỉ trong cuộc sống. I. Khi nào có lực ma sát? 1. Lực ma sát trượt - Đọc thông tin SGK. + Vành bánh xe trượt qua má phanh. + Bánh xe chuyển động trượt trên mặt đường. Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên lề mặt một vật khác. VD: Khi kéo lê thùng hàng trên sàn nhà 2. Lực ma sát lăn: - Đọc thông tin SGK. - Không phải vì không có chuyển động trượt. - Chuyển động lăn. - Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động. Thí dụ: C3: a. Ma sát trượt, chuyển động lớn hơn, có 3 người đẩy. b. Ma sát lăn, chuyển động nhỏ hơn, có 1 người đẩy Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. VD: Đá quả bóng lăn trên sân. 3.Lực ma sát nghỉ: - Đọc thông tin và quan sát hình 6.2. - Nhận dụng cụ, làm thí nghiệm theo nhóm. - Thảo lụân nhóm: - Giữa mặt bàn với vật có lực cản. - Lực cản cân bằng với lực kéo. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. VD: Quyển sách đặt trên bàn. Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực ma sát trong cuộc sống và kĩ thuật (15 phút) - Theo hình 6.3, 6.4, kẻ bảng. Hướng dẫn HS thảo luận nhóm. Gọi đại diện nhóm điền vào bảng. Hướng dẫn HS sửa sai. (nếu có) Cho HS xem 1 số ổ bi và yêu cầu HS nêu tác dụng và ý nghĩa. II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật. 1. Lực ma sát có thể có hại như làm cho vật nhanh mòn. Hư hỏng, cản trở CĐ nên phải bôi dầu mỡ hoặc dùng ổ bi. 2. Lực ma sát có thể có lợi như giúp các vật có thể dính kết vào nhau. VD: Bánh xe phải tạo rãnh. Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố – dặn dò (5 phút) - Yêu cầu HS trả lời câu 8, câu 9, câu hỏi đặt ra ở đầu bài. - Nhắc lại phần ghi nhớ. Về nhà đọc phần có thể em chưa biết. - Hs trả lời câu 8, câu 9 - Hs nhận nhiệm vụ học tập. D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTIET 068.doc
Giáo án liên quan