I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức về nội năng – sự truyền nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
- Vận dụng được kiến thức đó để giải một số bài tập liên quan.
2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (2 phút): Tổng số: vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (8 phút): Kiểm tra công việc làm ở nhà được giao ở giờ trứơc.
3. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 - Tiết 13 + 14: Ôn lại kiến thức phần nhiệt học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: ./11/2008
Tiết 13 + 14
Ôn lại kiến thức phần nhiệt học
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
Ôn lại kiến thức về nội năng – sự truyền nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
Vận dụng được kiến thức đó để giải một số bài tập liên quan.
2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phương pháp giải và một số bài tập liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức liên quan đến bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (2 phút): Tổng số: vắng:
2. Kiểm tra bài cũ (8 phút): Kiểm tra công việc làm ở nhà được giao ở giờ trứơc.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (30 phút). Phương pháp
GV: Yêu cầu hs nhắc lại công thức tính nhiệt lượng vật thu vào.
HS: Q = m.c(t2 – t1)
GV: Yêu cầu một hs giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của nó.
HS: Giải thích theo yêu cầu của gv.
GV: Yêu cầu hs nhắc lại phương trình cân bằng nhiệt và điều kiện để xảy ra. Giải thích các đại lượng trong công thức đó.
HS: Thực hiện.
GV: Yêu cầu hs viết công thức, giải thích các đại lượng, đơn vị trong công thức tính Q của m kg nhiên liệu tỏa ra.
HS: thực hiện
GV: Yêu cầu hs nhắc lại công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt và giải thích các đại lượng trong công thức.
HS: Thực hiện yêu cầu của gv.
GV: Viết sơ đồ chuyển thể và thông báo cho hs các quá trình chuyển thể đó.
GV: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy được tính bằng công thức nào?
HS: Q =
GV: Nhiệt hóa hơi được tính theo công thức nào?
HS: Q = Lm
GV: Yêu cầu hs giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của các đại lượng.
GV: Công thức tính hiệu suất động cơ nhiệt?
HS: H =
Hoạt động 2 (40 phút): Bài tập vận dụng.
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm để giải các bài tập 2.7, 2.8 và 2.9.
HS: Thảo luận và giải.
GV: Yêu cầu mỗi hs trình bày một bài trên bảng, sau đó cho các hs nhận xét chéo nhau và nhận xét chung.
A. Phương pháp.
I. Nội năng – sự truyền nhiệt.
1. Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào (không có sự chuyển thể của chất).
Q = m.c(t2 – t1)
+ m: Khối lượng của vật (kg).
+ c: nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K)
+ t1, t2: nhiệt độ lúc sau và lúc đầu của vật (0C)
Lưu ý: t2 > t1
+ Q: nhiệt lượng vật thu vào (J)
* Nhiệt lượng vật tỏa ra cũng được tính bằng công thức tương tự:
Q = m.c(t1 – t2)
Lưu ý: t1 > t2
2. phương trình cân bằng nhiệt:
* Nếu không có sự trao đổi năng lượng nhiệt với môi trường bên ngoài thì:
Qtỏa ra = Qthu vào
Qtỏa ra: tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra.
Qthu vào: Tổng nhiệt lượng của các vật thu vào.
3. Nhiệt lượng m kg nhiên liệu tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn.
Q = q.m
+ m: khối lượng của nhiên liệu (kg)
+ q: năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg).
+ Q: Nhiệt lượng nhiên liệu tỏa ra
4. Hiệu suất của động cơ nhiệt.
Q có ích: Nhiệt lượng vật nhận vào để làm tăng nhiệt độ.
Q toàn phần: nhiệt lượng mà nguồn cung cấp (do nhiên liệu cháy hoặc vật khác tỏa ra)
II. Sự chuyển thể của các chất.
1. Sơ đồ chuyển thể.
Nóng chảy thu
Q =
Nóng chảy thu
Q = Lm
Thể rắn
Thể lỏng
Đông đặc tỏa
Q =
Ngưng tụ tỏa
Q = Lm
Thể khí
2. Nhiệt lượng vật thu vào để nó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy (điểm nóng chảy)
Q =
+ m: khối lượng của vật (kg).
+ : nhiệt nóng chảy của chất làm vật (J/kg).
+ Q nhiệt lượng vật thu vào để m kg chất nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy (J)
* Khi chất lỏng đông đặc ở nhiệt độ nóng chảy, nhiệt lượng chất lỏng tỏa ra cũng được tính bằng công thức trên.
3. Nhiệt lượng chất lỏng thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi (điểm sôi)
Q = Lm
+ m: Khối lượng chất lỏng (kg).
+ L: nhiệt hóa hơi (J/kg).
+ Q: nhiệt lượng chất lỏng thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi (J).
* Khi ngưng tụ ở điểm sôi, nhiệt lượng hơi tỏa ra cũng được tính bằng công thức trên.
III. Động cơ nhiệt.
- Hiệu suất của động cơ nhiệt:
H =
Qi: phần nhiệt lượng có ích chuyển hóa thành công A.
Qt: phần năng lượng mà động cơ nhiệt tiêu thụ (hoặc năng lượng do nhiên liệu cung cấp) (J)
Qt = Qi + Qh
Qh: phần năng lượng hao phí (tỏa ra môi trường, ma sát )
B. Bài tập vận dụng
Bài 2.7: t = =26,2oC
Bài 2.8: Q = 1890 kJ
Bài 2.9: Q = (m1c1 + m2c2)(t2-t1) = 707,2kJ
4. Củng cố (8 phút): Nhắc lại kiến thức cơ bản phần nhiệt học và một số chú ý khi giải bài tập phần nhiệt học.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 phút): làm các bài tập 2.10; 2.11; 2.12; 2.13; 2.14; 2.15; 2.16 (500 BTVL)
Kiểm tra, ngày tháng năm 2008
File đính kèm:
- BDHSG LY 9 T13.doc