I/MỤC TIÊU:
1-Kiến thức
Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là ba điện trở
2-kĩ năng
-Giải bài tập vật lý theo đúng các bước giải
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh , tổng hợp, thông tin
-Sử dụng đúng các thuật ngữ
3-Thái độ
Cẩn thận, trung thực
II/CHUẨN BỊ:
Cả lớp: Bảng liệt kê các giá trị hiệu điện thế và CĐDĐ định mức của một số đồ dùng điện trong gia đình, với 2 nguồn điện 110V và 220V
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
2, bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 - Tiết 6 - Bài 6: Bài tập vận dụng định luật ôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng:
TIẾT 6, BÀI 6: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
I/MỤC TIÊU:
1-Kiến thức
Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là ba điện trở
2-kĩ năng
-Giải bài tập vật lý theo đúng các bước giải
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh , tổng hợp, thông tin
-Sử dụng đúng các thuật ngữ
3-Thái độ
Cẩn thận, trung thực
II/CHUẨN BỊ:
Cả lớp: Bảng liệt kê các giá trị hiệu điện thế và CĐDĐ định mức của một số đồ dùng điện trong gia đình, với 2 nguồn điện 110V và 220V
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
2, bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động1: giải bài 1
³Nhắc lại các bước cơ bản để giải một bài tập :
1-Tìm hiểu tóm tắt đề bài, vẽ SĐMĐ nếu có
2-Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng cần tìm
3-Vận dụng các công thức đã học để giải bài toán
4-Kiểm tra kết quả, trả lời
-Gọi một HS đọc đề bài 1
-Gọi 1 HS tóm tắt đề bài
-Hướng dẫn chung cả lớp giải bài tập bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
+Hãy cho biết R1và R2 được mắc với nhau thế nào ? Ampe kế và vôn kế đo những đại lượng nào trong mạch
+Khi biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và CĐDĐ chạy qua mạch chính, vận dụng những công thức nào để tính Rtđ ?
+Vận dụng công thức nào để tính R2 khi biết Rtđ và R1 ?
-Hướng dẫn HS tìm cách giải khác :
+Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu R2 từ đó tính R2
-Cá nhân HS nắm lại các bước cơ bản để giải một bài tập vật lý
-Một HS đọc đề bài 1
-Một HS tóm tắt đề bài
-Cá nhân HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV để làm câu (a) của bài 1
-Từng HS làm câu(b)
-Thảo luận nhóm để tìm ra cách giải khác đối với câu(b)
1/Bài1
Tóm tắt :
Biết: R1=5, Uv=6V IA=0,5A
Tìm: Rtđ=? , R2=?
Giải :
Phân tích mạch điện : R1nt R2
a) Rtđ= UAB/IAB
= 6V: 0,5A = 12
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là 12
b) Vì R1nt R2
Rtđ= R1+ R2
R2= Rtđ- R1
= 12-5=7
Vậy điện trở R2=7
Hoạt động 2: Giải bài 2
-Gọi một HS đọc đề bài 2
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
+R1và R2 được mắc với nhau như thế nào? Các ampekế đo những đại lượng nào trong mạch ?
+Tính UAB theo mạch rẽ R1
+Tính I2 chạy qua R2, từ đó tính R2
-Hướng dẫn HS tìm cách giải khác
+Từ kết quả câu(a) tính Rtđ
+Biết Rtđ và R1, hãy tính R2
-Một HS đọc đề bài 2
-Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV để làm câu (a)
-Từng HS làm câu b
-Thảo luận nhóm để tìm ra cách giải khác đối với câu(b)
2/Bài 2
Tóm tắt :
Biết: R1=10 , IA1=1,2A, IA=1,8A
Tìm: UAB =? R2=?
Giải :
a)Từ công thức :
I=U/R U=I.R
Vậy: U1=I1.R1
=1,2.10 = 12(V)
Do R1 // R2
U1=U2 =UAB=12V
HĐT giữa 2 điểm AB là 12V
b) Vì R1 // R2 nên
I=I1+I2 I2=I- I1
=1,8A-1,2A= 0,6A
U2=12V theo câu a
R2=U2/R2
= 12V/0,6A = 20
Vậy điện trở R2=20
Hoạt động 3: Giải bài 3
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
+R1và R2 được mắc với nhau như thế nào? R1 được mắc như thế nào với đoạn mạch MB ? Ampekế đo đại lượng nào trong mạch ?
+Viết CT tính Rtđ theo R1và RMB
+Viết công thức tính cường độ dòng điện chạy qua R1
+Viết công thức tính hiệu điện thế UMB từ đó tính I2, I3
-Hướng dẫn HS tìm cách giải khác : Sau khi tính được I1, vận dụng hệ thức và I1= I3+I2 từ đó tính được I2 và I3
-Từng HS chuẩn bị trả lời câu hỏi của GV để làm câu (a)
-Từng HS làm câu (b)
-Một HS lên bảng giải bài tập
-Các HS khác tham gia nhận xét bài giải của bạn trên bảng, sửa chữa những sai sót nếu có
-Thảo luận nhóm để tìm ra cách giải khác đối với câu (b)
3/Bài 3
Tóm tắt :
Biết: R1=15
R2=R3=30,UAB=12V
Tìm: a) RAB=?
b) I1 , I2 , I3 =?
Giải :
a)(A)nt R1nt (R2//R3)
Vì R2=R3 R23
=30/2=15
Vậy RAB=R1+R23
=15+15=30
b)Tacó IAB=UAB/RAB
=12V/30V=0,4(A)
+I1=IAB=0,4(A)
+U1=I1.R1=0,4.15
=6(V)
+U2=U3=UAB-U1
=12V-6V=6V
+I2=U2/R2=6/30
=0,2(A)
+I3=I2=0,2(A)
HĐ 4: Củng cố
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Muốn giải bài tập về vận dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch, cần tiến hành theo mấy bước? Nêu các bước đó
-Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV, củng cố bài học
3-Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc phần ghi nhớ
-Làm các bài tập từ 6.1 Ò6.5 SBT
--------------------------------------------------
File đính kèm:
- bai tap van dung dinh luat omvat ly 9.doc