I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Qua TN, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu. Năng lượng không tự sinh ra.
- Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó, thừa nhận phần năng lượng bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện.
- Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng được định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi của một số hiện tượng.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích.
3. Thái độ : Có tính chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV chuẩn bị thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại, thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại (nếu có).
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 - Tiết 63: Định luật bảo toàn năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/4/2012
Ngày giảng :12/4/2012.
Tiết 63. định luật bảo toàn năng lượng
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Qua TN, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu. Năng lượng không tự sinh ra.
- Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó, thừa nhận phần năng lượng bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện.
- Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng và vận dụng được định luật để giải thích hoặc dự đoán sự biến đổi của một số hiện tượng.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích.
3. Thái độ : Có tính chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV chuẩn bị thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại, thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại (nếu có).
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp thực nghiệm, đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tổ chức giờ học.
* Kiểm tra.
- Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức về năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng.
- Thời gian : 5 phút.
- Cách tiến hành.
+ GV chỉ định HS trả lời :
Em hãy nêu tên một số dạng năng lượng mà em biết, nêu ví dụ về sự chuyển hóa giữa chúng trong một hiện tượng trong thực tế.
+ HS trả lời theo chỉ định của GV.
+ GV nêu nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 1. Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt, điện.
- Mục tiêu :
+ Qua TN, nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu. Năng lượng không tự sinh ra.
+ Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó, thừa nhận phần năng lượng bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện.
- Thời gian : 25 phút.
- Đồ dùng dạy học : Thiết bị biến đổi thế năng thành động năng.
- Cách tiến hành : Thực nghiệm, đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Bước 1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng.
- GV làm TN như hình 60.1 – SGK, yêu cầu HS quan sát TN để trả lời C1, C2, C3.
- Gọi một số HS trình bày những điều quan sát được và lập luận để chứng tỏ có sự biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại, có sự hao hụt cơ năng, có sự xuất hiện nhiệt năng.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+) Điều gì chứng tỏ năng lượng không tự sinh ra được mà do một dạng năng lượng khác biến đổi thành ?
+) Trong quá trình biến đổi, nếu thấy một dạng năng lượng bị hao hụt đi thì có phải là do nó đã biến đi mất không? Tại sao ?
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS.
* Bước 2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại.
- GV yêu câu hs nghiên cứu tn SGK
- Yêu cầu HS tìm câu trả lời C4, C5.
- Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp câu trả lời.
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS.
* Kết luận. Yêu cầu HS trả lời :
Nêu kết luận về sự chuyển hóa cơ năng thành điện năng và ngược lại. Nêu kết luận về sự chuyển hóa năng lượng giữa các hiện tượng cơ, nhiệt, điện.
- Quan sát TN của GV, tìm câu trả lời C1, C2, C3, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Tìm hiểu TN như ở hình 60.2 – SGK.
- Quan sát TN SGK dự đoán KQ.
- Trả lời C4, C5.
- Thảo luận chung ở lớp về câu trả lời của C4, C5.
- Rút ra kết luận 2 trong SGK.
- Cá nhân tự đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV.
* Hoạt động 2. Định luật bảo toàn năng lượng.
- Mục tiêu : Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.
- Thời gian : 5 phút.
- Cách tiến hành : Đàm thoại.
*Bước1: HĐ cá nhân
- GV thông báo nội dung định luật.
+) Trong các kết luận thu được ở TN trên, thì nhiệt năng đã truyền đi đâu ?
+) Trong TN đun nóng nước bằng điện, khi để nguội nước thì có phải nhiệt năng đã tự mất đi không ? Tại sao ?
* Kết luận. Yêu cầu HS nhắc lại nội dung định luật bảo toàn năng lượng.
*Bước 2: HĐ cả lớp
Tích hợp: Thực vật sử dụng As mặt trời để quang hợp tao ra glucoza và các chất hữu cơ khác.Động vật ăn thực vật.Đến lượt mình con người lại sdụng tv và đv làm nguồn thức ăn.Như vậy con người gián tiếp sử dụng năng lượng để sóng và làm việc.Khi as qua gay gắt hoặc qua yếu, cây cối không sinh sôi phát triển.Do sự nóng lên của khí hậu, nên năng suất , sản lượng lương thực sẽ suy giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự sống trên hành tinh.
Cá nhân nghe thông báo của GV, tự đọc mục “Định luật bảo toàn năng lượng” trong SGK.
- Chỉ ra được nhiệt năng đã truyền đi đâu và không trái với định luật bảo toàn năng lượng.
- Cá nhân suy nghĩ, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.
- Tích hợp: Khi thực vật và động vật chết đi, xác của chúng bị vùi lấp và phân huỷ để hàng triệu năm sẽ trở thành lớp năng lượng cơ bản cho con người. Năng lương này cũng chính là nguồn năng lượng mặt trời. Nhưng nguồn năng lượng này không vô tận mà ngày càng cặn kiện.Nếu không có biện pháp sử dụng hợp lí, sẽ đến lúc không còn nguồn năng lương nào.
* Hoạt động 3. Vận dụng.
- Mục tiêu : Vận dụng được định luật bảo toàn năng lượng giải thích được một số hiện tượng thực tế.
- Thời gian : 8 phút.
- Cách tiến hành : Nêu vấn đề, đàm thoại.
*Bước 1: HĐ cá nhân
Yêu cầu HS trả lời C6, C7.
- GV nêu câu hỏi :
+) ý định chế tạo động cơ vĩnh cửu trái với định luật ở chỗ nào ?
+) Khi đun bếp, nhiệt năng bị hao hụt, có phải là ở đây định luật bảo toàn năng lượng không đúng nữa không ?
+) Trong các quá trình biến đổi năng lượng, cơ năng thường bị hao hụt, vậy điều đó có trái với định luật không ? Tại sao ?
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS.
* Kết luận. GV tiểu kết hoạt động 4.
- Cá nhân tìm câu trả lời C6, C7, tham gia trao đổi trước lớp câu trả lời.
- Nghe, ghi nhớ.
V. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà.
- Yêu cầu HS nhắc lại định luật bảo toàn năng lượng.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, thuộc định luật bảo toàn năng lượng, đọc phần có thể em chưa biết, nghiên cứu trước bài 61 SGK.
File đính kèm:
- t63.doc