Giáo án Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

Yêu cầu: Giúp học sinh:

- Hiểu được Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu, một thành tựu tiêu biểu của thơ ca kháng chién. Cảm thụ và phân tích được những giá trị đặc sắc của bài thơ: khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương đất nước, với nhân dân và kháng chiến, cách mạng, được diễn tả bằng một nghệ thuật giàu tính dân tộc, vừa dân gian vừa cổ điển, trong sáng nhuần nhị.

- Qua bài thơ này thấy được một số nét tiêu biểu của phong cách thơ Tố Hữu.

Lên lớp:

A. Kiểm tra bài cũ:

* Trình bày những hiểu biết khái quát của em về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu? Nêu tên một số bài thơ tiêu biểu.

* Đặc điểm có tính cơ bản của phong cách thơ Tố Hữu là gì?.Nguyên nhân nào tạo nên đặc điểm đó?

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Việt Bắc (trích) - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Bắc (trích) - Tố Hữu Yêu cầu: Giúp học sinh: - Hiểu được Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu, một thành tựu tiêu biểu của thơ ca kháng chién. Cảm thụ và phân tích được những giá trị đặc sắc của bài thơ: khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương đất nước, với nhân dân và kháng chiến, cách mạng, được diễn tả bằng một nghệ thuật giàu tính dân tộc, vừa dân gian vừa cổ điển, trong sáng nhuần nhị. - Qua bài thơ này thấy được một số nét tiêu biểu của phong cách thơ Tố Hữu. Lên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: * Trình bày những hiểu biết khái quát của em về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu? Nêu tên một số bài thơ tiêu biểu. * Đặc điểm có tính cơ bản của phong cách thơ Tố Hữu là gì?.Nguyên nhân nào tạo nên đặc điểm đó? B. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Với Tố Hữu, Việt Bắc là bài thơ không thể không viết. Theo em,. vì sao nhà thơ nói như vậy? * Đặt vào tập thơ, bài thơ có vị trí ra sao? HS nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ theo gợi ý trong SGK. - HS nêu được vị trí: đây là bài thơ khép lại tập thơ. I. Tiểu dẫn: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - GV tóm tắt như SGK . Bổ sung: Trong niềm vui chiến thắng và hoà bình , nhân một sự kiện thời sự có ý nghĩa lịch sử là các cơ quan của Đảng và Chính phủ dời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, Tố Hữu làm bài thơ Việt Bắc nói lên nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quê hương CM, với nhân dân và với cuộc kháng chiến gian khổ nay đã trở thành kỷ niệm sâu nặng, để trong niềm vui hiện tại vẫn không quên những cội nguồn của thắng lợi, không quên những tháng ngày gian khổ và nghĩa tình gắn bó, để càng tin ở tương lai. Việt Bắc không chỉ là tình cảm của Tố Hữu nói riêng mà còn tiêu biểu cho suy nghĩ, tình cảm cao đẹp của con người kháng chiến đối với VB, với đất nước và nhân dân, với kháng chiến và CM. Bài thơ là khúc hát tâm tình của con người kháng chiến, của nhân dân, mà ở bề sâu của nó là truyền thống ân tình, đạo lý thuỷ chung của dân tộc. - Bài thơ khép lại tập thơ cũng là khép lại một thời kỳ lịch sử vẻ ang của dân tộc, để mở ra một chặng đường mới của cách mạng: chặng đường xâydựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài thơ (phần trích): Hoạt động của thầy Hoạt đông của trò Nội dung cần đạt * Để dễ dàng trong việc bày tỏ tình cảm cảm xúc, nhà thơ đã tạo ra hoàn cảnh hợp lý như thế nào? * Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ ở nhà, em hãy nói xem không khí cuộc chia tay ở đây thế nào? Đây là một hoàn cảnh mới lạ hay quen thuộc trong thơ ca dân tộc? Đóng góp của nhà thơ ở chổ nào? _ HS nêu ra được hoàn cảnh Tố Hữu sáng tạo để bộc lộ cảm xúc là cảnh chia tay của kẻ ở người đi. - HS chỉ ra được đây là một cuộc chia tay bịn rịn và không phải lần đầu tiên được diễn tả trong thơ ca. HS có thể giải thích sự đóng góp của nhà thơ ở nhiều điểm, GV nên nhân xét và định hướng cho các em. I. Cảm nhận chung: + Bài thơ được ra đời trong không khí chia tay thực sự chứ không phải là sự tưởng tượng. Đây là cuộc chia tay đầy luyến lưu, bịn rịn, có người đi, kẻ ở, có bâng khuâng vương vấn: "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay". Nó là cuộc tiễn đưa của những con người đã từng gắn bó dài lâu, đã từng chia ngọt sẻ bùi, ăm ắp nghĩa tình sâu nặng, mặn nồng, cùng cất lên nỗi niềm hoài niệm tha thiết về những ngày đã qua, khẳng định nghiã tình bền chặt và ước hẹn về tương lai. Cách cấu tứ này vốn để diễn tả tâm trạng của tình yêu đôi lứa hoặc tình nghĩa riêng tư của con người: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm, Tống biệt hành của Thâm Tâm... nay đã được Tố Hữu vận dụng sáng tạo để thể hiện những nghĩa tình CM rộng lớn. Cùng với cấu tứ ấy, một phần quan trọng trong ngôn ngữ diễn đạt của bài thơ cũng thuộc hệ thống từ ngữ diễn tả những tâm trạng của tình yêu: mình- ta, nhớ, thiết tha mặn nồng, bâng khuâng, bồn chồn... Chính vì vậy, nhà thơ đã dẫn người đọc vào không khí ân tình, ân nghĩa của hồi tưởng và hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng. Chuyện nghĩa tình CM đã đến với lòng người bằng con đường của tình yêu. Đây cũng chính là một nét rất đặc trưng cho bản sắc riêng của thơ Tố Hữu. * Nhận xét gì về kết cấu của bài thơ? ? Liệu có phải đây thực sự là cuộc đối đáp có thực đang diễn ra? HS nêu được kết cấu theo lối đối đáp của ca dao, dân ca... HS nêu ý kiến. GV nhận xét ý hiểu của các em và định hướng: - Bài thơ kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao - dân ca. Nhưng không chỉ là lời hỏi đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng. Lời đáp không chỉ nhằm giải đáp cho những điều được đặt ra trong lời hỏi mà còn là sự tán đồng, mở rộng, cụ thể và phong phú thêm cho những ý tình trong lời hỏi, có khi trở thành lời đồng vọng, ngân vang của những tình cảm chung. THực chất, nhìn sâu hơn trong lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài , chính là lời độc thoại bên trong của tâm trạng đắm mình trong dòng hoài niệm ngọt ngào hạnh phúc về quá khứ đẹp đẽ, sâu nặng nghĩa tình: tình nghĩa nhân dân, tình nghĩa cách mạng và kháng chiến, cùng khát vọng hướng về tương lai tươi sáng. Kẻ ở - người đi; lời hỏi - lời đáp ở đây có thể xem là sự phân thân, là một cách hoá thân để tâm trạng con người được bộc lộ đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn. => Như vậy, bằng một âm điẹu nhẹ nhàng, êm ái, trở đi trở lại nhip nhàng như lời ru, bài thơ đưa người đọc vào thế giới tâm tình, đằm thắm, đầy ân nghĩa. Trong không khsi ấy, mọi cảnh vật thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người, cho đến các hoạt động kháng chiến đều đậm đà ý vị tình nghĩa, bao bọc trong ánh hồi quang của hoài niệm thiết tha, tất cả đã tạo nên một không gian - thời gian tâm tưởng cho bài thơ. 2. Phân tích phần 1 Gọi HS đọc 8 dòng đầu. ? Cảnh chia tay được mở ra trước hết bằng lời tâm tình của ai? Ta đọc được tâm tình gì qua lời ca ấy? - HS nhận thấy đó là lời của người ở lại, các em nêu lên cảm nhận cá nhân a. Cảnh chia tay: - Cảnh chia tay được bắt đầu bằng tâm tình của người ở lại. Đó là lẽ dễ hiểu bởi người ở lại thường nhạy cảm với những đổi thay nên gợi nắhc lại những kỷ niệm gắn bó, nhắc đến cội nguồn tình nghĩa đậm sâu Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành A. Yêu cầu: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp, sức mạnh tâm hồn, tư tưởng của nhân dân Tây Nguyên, mà dân làng Xô Man trong truyện là những con người tiêu biểu, trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng gian khổ. + Hiểu được chất sử thi của tác phẩm, thể hiện qua cách tổ chức cốt truyện, xây dựng chủ đề, tạo không khí cũng như qua hệ thống hình tượng nghệ thuật và nhân vật... B. Nội dung và phương pháp lên lớp: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn về tác giả và tác phẩm: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * HS đọc phần tiểu dẫn. Dựa vào gợi ý của SGK, em hãy tóm tắt ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trung Thành? - Hs nêu được các ý cơ bản: + Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh1932, tại Quảng Nam. Năm 1950, ông gia nhập quân đội và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong suốt những năm tháng chiến tranh. + Là một người lính cầm bút, ông làm báo, viết văn, hoạt động tại chiến trường nóng bỏng và cuộc sống ấy đã cung cấp cho văn chương của ông một không khí riêng, tạo nên một giọng điệu riêng rất Tây nguyên cũng rất lính. + Tác phẩm tiêu biểu: Trên quê hương những anh húng Điện Ngọc, đất nước đứng lên và Đất Quảng... GV bổ sung thêm: Duyên nợ văn chương đã đưa chàng trai vùng biển nồng nàn đến với rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ. Trong hai cuộc kháng chiến hào hùng, nhà văn đã gắn bó với chiến trường Tây Nguyên, có sự hiểu biết sâu rộng về cuộc sống chiến đấu và tinh thần quật cường bất khuất, yêu tự do, quý Cm, sẵn sàng hy sinh hết thảy cho dân tộc, cho CM của nhân dân Tây Nguyên. Đó là nguồn cảm hứng vô tận dồi dào cho nhà văn thành công ngay tác phẩm đầu tay: Đât nước đứng lên trong bút danh Nguyên Ngọc và sau này là thiên truyện ngắn Rừng xà nu. Tạo nên những bản hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của ND Tây Nguyên , nói rông ra là hai cuộc chiến tranh nhân dân kỳ diệu của dân tộc, Nguyên Ngọc- Nguyễn Trung Thành thực sự là nhà văn của Tây Nguyên. NHận xét về tác giả: "Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp, thì cũng có tnể nói Nguyên Ngọc suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng, những sự tích anh hùng...Những anh hùng của Nguyên Ngọc có nét riêng: dũng mãnh khác thường. Những con người thép, thẳng băng nhọn hoắt, như mũi chông, như ngọn giáo, như mầm xà nu đâm thẳng lên trời...nhưng lại có một cái gì đó hoang dại. Trái tim chất chứa căm thù ngùn ngụt, nhưng tâm hồn trong suốt và hết sức hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấu xa xăm của nhân loại. Cho nên Nguyên Ngọctìm đến với TN, gọ là ngẫu nhiên cũng đúng mà gọi là tất nhiên cũng phải. Ngòi bút ấy, tâm hồn ấy nhất thiết phải tìm đến TN để gặp những Đinh Núp, cụ Mết, những Tnú, cô Mai, cô Dít...những con người như con đre của núi rừng, sừng sững và lầm lỳ như một qủa núi, một gốc cây to, như con thú rừng..nhưng tâm hồn họ thì sục sôi dào dạtnhư chứa đựng bao nhiêu dòng sông, dòng suối, bao nhiêu con thác...Không phải vì văn chương mà Nguyên Ngọc đi tìm cái hùng mà vì người anh hùng, anh thấy cần đến văn chương. Vì chỉ có cách ấy mới có thể hy vọng làm cho bất tử những con người mà anh gọi là "đẹp như ánh mạt trời", sáng như "những ngôi sao của thờì đại"...(NĐM) I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: + Tên, sinh năm 1932, tại Quảng Nam. Nhập ngũ năm 1950, thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc. + Gắn bó với Tây Nguyên, nhất là ND Tây Nguyên anh hùng bất khuất, viết thành công đất nước đứng lên với bút danh Nguyên Ngọc và truyện ngắn Rừng xà nu với bút danh Nguyễn Trung Thành. + Tác phẩm mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chién đấu của Tay Nguyên cũng là của Nhân dân trong káng chién CMCN. * Tác phẩm Rừng xà nu đã được ra đời trong hoàn cảnh nào? HS nêu được năm tháng và thời điểm như SGK. GV mở rộng: Tác phẩm viết giữa năm 1965, khi thuỷ quân lục chiến Mỹ ào ạt đổ quân vào bãi biển Chu Lai hồi tháng 3/ 1965. Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mỹ. Nguyên Ngọc cùng một số nhà văn khác (Thu Bồn, Nguyễn Chí Trung...) làm việc ngày đêm để viết và in tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng miền Trung Trung Bộ. Các nhà văn muốn viết những bài Hịch Tướng sỹ của thời chống Mỹ cứu nước. Sau khi viết xong tuỳ bút Đường chúng ta đi, NTT bắt tay vào viết truyện ngắn này. Nhà văn hồi tưởng lại:5/ 1962, hành quân từ miền Bắc vào, tôi cùng Nguyễn Thi chia tay mỗi người đi về chiến trường của mình tại khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xà nu tít tắp tận chân trời. Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ đó. ấy là một loại cây hùng vỹ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như dã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng truiêụ cây vô tận. Không khí ở đây thơm lừng. Nệm lá dưới mặt đất ngả lưng êm ru...Tại sao khi ngồi viết , Rừng xà nu lại đột ngột đến với tôi, chảy ngay dưới ngòi bút tôi? Vì nhớ Nguyễn Thi chăng? ...Hay vì cái không khí Hịch tướng sĩ đánh Mỹ hừng hực lúc bấy giờ rất tráng ca, rất xà nu chăng...?" 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh ra đời: 1965. b. Cốt truyện: gồm hai cốt truyện lồng ghép: chuyện kể về cuộc đời Tnú và về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Rừng xà nu tái hiện không khí dữ dội, nghẹt thở của một thời kỳ lịch sử của phong trào CM ở miền Nam: những năm đen tối: 1955- 1959. Kẻ thù tha hồ thực hiện:"cuộc chiến tranh một phía", ra sức khủng bố, đày đoạND. Xung đột chính của truyện- giữa nhân dân CM và kẻ thù- được dồn nén hết mức và đến cuối truyện, tất yếu bùng nổ dữ dội. Cả làng Xô Man nổi dậy cầm vũ khí với đầy đủ tính chất và ý nghĩa của một cuộc khởi nghĩa Hướng dẫn tìm hiểu về nội dung tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * học sinh đọc toàn bộ phần văn bản nói đến vẻ đẹp của rừng xà nu. Em cảm nhận được vẻ đẹp của xà nu ở những phương diện nào? I. Rừng xà nu- một hình tượng nghệ thuật đặc sắc giàu ý nghĩa:

File đính kèm:

  • doctho to huu.doc