I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh
- Thấy được niềm trân trọng cảm thông của tác giả đối với những người nghệ sĩ trí thức có tài năng và hoài bão lớn như VŨ NHƯ TÔ.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK,SGV
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đọc, phát vấn, diễn giảng.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung bài học:
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6237 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án : Vĩnh biệt cửu trùng đài _ Nguyễn Huy Tưởng (GV: Nguyễn Xuân Bình), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 11 Gv: Nguyễn Xuân Bình
Tuần : VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Tiết: (Trích kịch Vũ Như Tố – Nguyễn Huy Tưởng)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh
- Thấy được niềm trân trọng cảm thông của tác giả đối với những người nghệ sĩ trí thức có tài năng và hoài bão lớn như VŨ NHƯ TÔ.
Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK,SGV
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đọc, phát vấn, diễn giảng.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung bài học:
HĐ của GV và Hs
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
- Giáo viên nhấn mạnh thêm những điểm cần lưu ý.
- Hs đọc và ghi từ sgk
- Giáo viên cho hs đọc, bổ sung thêm
- Hs đoc’
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân/ nhóm
- Theo em mâu thuẫn nào của vở kịch đã dẫn đến cuộc nổi dậy của dân chúng và cái chết của VTĐ
- Hs làm việc nhóm
- Từng tổ cử đại diện lên trình bày
- GV : nhận xét và giảng giải thêm
- Theo em VNT là một người như thế nào?
- Hoc sinh làm việc nhóm cử đại diện lên trình bày .
- Gv: nhận xét
- Những chi tiết nào biểu hiện niềm đam mê cái đẹp hơn cả mạng sống của VNT?
- Theo em Đan Thiềm là một người như thế nào? So sánh VNT và Đan Thiềm, em thấy ở họ có điểm nào giống và khác mặc dù cùng đam mê cái tài, cái đẹp?
- Gv: trình bày sự mâu thuẩn về quan niệm nghệ thuật ?
- HS làm việc nhóm
Gv : nêu nghệ thuật tác phẩm ?
- làm việc cá nhân.
I/ GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Đọc sgk
- NHT thường thể hiện niềm khao khát và thiên hướng đam mê, sáng tạo của ông: viết được những tác phẩm có qui mô lớn, dựng lên những hình tượng về lịch sử bi hùng của dân tộc; khao khát nêu lên được những vấn đề nhức nhối của dân tộc.
2. Thể loại: Kịch lịch sử
3.Tóm tắt tác phẩm:
Xem sgk
4. Vị trí đoạn trích: Trích gần trọn hồi V(7 lớp trong số 9 lớp kịch)
5. Tóm tắt:
II / ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Những mâu thuẫn cơ bản của vở kịch:
- > <Giữa đời sống xa hoa đoạ lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cơ cực thống khổ của nhân dân lao động, tất yếu dẫn đến việc dân chúng nổi dậy trừ bạo chúa và tất cả những kẻ bị xem là cùng phe cánh của hắn ở hồi cuối vở kịch.
- > < Giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và thiết của đời sống nhân dân.
2. Nguyên nhân:
Người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện sáng tạo thi thố tài năng, tự tin đủ sức xây dựng những công trình nguy nga. Khi biết có thể mượn tay LTD thực hiện ước mơ thì bất chấp tất cả kể cả việc trả bằng công sức, tiền bạc, xương máu của những người thợ. Chính niềm khao khát đắm chìm trong mơ mộng đã đẫy VNT tới vị thế đối nghịch với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân. Lúc đó có nhiều người ủng hộ VNT nhưng đài xây càng cao, tổn thất càng lớn, tốn kém nhiềuỊ VNT trở thành kẻ thù của nhân dân. “Vua xa xỉ ... phá CTD”(194)
Thợ xây CTD quá nửa thu về quân phản nghịch, kẻ ph1, ngưòi đốt... Còn thằng VNTỊ phân thây trăm mảnh Ị xung độït kịch đỉnh điểm hoà nhập với > < một
3. Tính cách, diẫn biến tâm trạng của VNT và DT trong đoạn trích:
a) Vũ Như Tô:
- Một nghệ sĩ tài ba hiện thân niềm khát khao đam mê và sáng tạo cái đẹp g không bỏ chạy : “ Tôi sống với ... chạy đi đâu”
- Khẳng khái, sẵn sàng chết cho niềm đam mê cái đẹp: “ giết thì giết ... nghi oan” “Đời ta chưa tận ... tạ lòng tri kỉ”.
- Không đứng trên lập trường nhân dân mà đứng trên lập trường cái đẹp của người nghệ sĩ đê biện minh cho việc làm của mình, tự thấy không có tội: “Vài năm nữa ... bồng lai” “ Ta tội gì ... muôn thuở”
- Luôn nhắc đến CTĐ dù cận kề cái chết, đau đớn kinh hoàng khi nhìn thấy CTĐ cháy: “ Hỡi ta ... không quí bằng CTĐ g bằng lòng đi thế pháp trường g chết đến hai lần.
- Tiếng kêu của VNT : Ôi mộng lớn, ôi Đan Thiềm , ôi CTĐgnỗi đau mất mát nhập thành một thành nỗi đau bi kịch tột cùng.
b) Đan Thiềm:
- Đam mê cái tài, cái tài sáng tạo cái đẹp, quên mình bảo vệ cái tài g khuyên VNT chạy trốn mấy lần: “ Ông mà có ... tô điểm nữa” (193)
- Tỉnh táo sáng suốt trong mọi trường hợp, hiểu đời, hiểu người, thích ứng với mỗi hoàn cảnh hơn Vũ Như Tô: “Có nghĩa lắm ... ông thoát chết”(193) “Ông đừng mơ mộng ... trốn đi”(195)
- Đau đớn nhận ra sự thất bại của giấc mộng lớn xây dựng CTĐ và nhạy bén sớm sử kịp thời hơn VNT, 14 lần gọi VNT trốn đi 4 lần van lạy ông ông cả với điệu bộ hớt hơ hớt hãi.
- Hy sinh, bảo vệ VNT: “ Tướng quân nghe tôi ... người tài” (197), sáu lần xin tha.
- Tuyệt vọng vì không cứu được VNT: “Ông căm ơi ... cùng ông vĩnh biệt g lời vĩnh biệt giấc mộng lớn trong máu và nước mắt.
Ú Diễn biến tâm trạng của hai nhân vật thể hiện tính bi kịch của mỗi người, cũng như những gì được xem là đồng bệnh ở họ, góp phần khơi sâu chủ đề của tác phẩm. Chứng đồng bệnh ở ĐT và VNT là sự đồng điệu trong mộng ước, đồng điệu trong nỗi đau ... xuất [hát từ sự tự ý thức sâu xa giữa bi kịch Tài và Sắc.
4. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật:
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý muôn đời là lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát thể hiện ở hồi V của vở kịch: CTĐ bị đốt, nhân dân trước sau không hiểu gì việc sáng tạo của nghệ sĩ, họ càng không hiểu việc làm của quần chúng và phe cánh nổi loạn, nếu ông trốn đi thì > < này phải nhờ vào lịch sử và sự giác ngộ của cả nghệ sĩ và nhân dân.
5. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp cao: kể, miêu tả, bộc lộ, nhất là trong hồi cuối (khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động xung đột kịch rất thành công).
- Nhịp điệu được tạo thông qua nhịp điệu lời nói, hành động của VNT và ĐT, của hai người với phe đối nghịch, nhịp điệu vào ra cảu các nhân vật, tiếng reo, tiếng thét...tất cả hừng hục như một chảo dầu sôi khổng lồ.
- Mỗi lần Đt và VNT xuất hiện đều đánh dấu một biến động lớn của hành động kịch.
- Khai thác, vận dụng các sử liệu phù hợp với yêu cầu một bi kịch g đặt hành động kịch vào trong “ một cung cấm”, làm nên khung cảnh và không khí bi tráng.
C/ CHỦ ĐỀ:
- Tính cách bi kịch của VNT và ĐT và niềm cảm thông trân trọng với những người nghệ sĩ – trí thức có tài năng và hoài bão lớn như VNT.
Củng cố và dặn dò:
Giáo án Ngữ văn 11 Gv: Nguyễn Xuân Bình
Tuần : THỰC HÀNH VỀ SỬ DUNG MỘT SỐ KỂU
Tiết: CÂU TRONG VĂN BẢN
A: MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh
- Củng cố và nâng cao thêm những hiểu biết về cấu tạo và cách sử dụng của một số kiểu câu thường dùng trong văn bản TV
- Biết phân tích, lĩnh hội một số kiểu câu thường dùng, biết lựa chọn kiểu câu thích hợp để sử dụng khi nói và viết.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK 11, SGV 11
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Hướng dẫn học sinh ôn lại lí thuyết, làm bài tập thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KT bài cũ
Bài mới
HĐ của GV và HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
GV gợi cho hs nhớ lại thế nào là câu bị động
g Mô hình chung của kiểu câu bị động: Đối tượng của hành động
- động từ bị động (bị, được, phải)
- chủ thể của hành động – hành động.
g Nhắc hs xem lại ngữ văn 7 tập 2
Hoạt động 2:
GV gợi dẫn để hs nhớ lại thế nào là khởi ngữ?
Khái niệm
Đặc điểm
( Xem ngữ văn lớp 9 tập 2)
Cho hs làm BT 2g và giải thích
Cho hs nêu nhận xét về:
Vị trí
Dấu hiệu quãng ngắt
Tác dụng của khởi ngữ
Cho hs lựa chọn g GV giải thích ý nghĩa từng câu và vì sao chọn lựa phương án c
GV gợi ý cho hs tự nhận xét các bài tập và trả lời các câu hỏi SGK
I. Dùng kiểu câu bị động
1. Đọc đoạn trích vàthực hiện các yêu cầu được nêu.
a) Xác định câu bị động
- Hắn chưa được một người đàm bà nào yêu cả.
b) Chuyển sang câu chủ động
- Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
c) Thay câu chủ động vào đoạn văn và nhận xét:
- Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý cảu câu đi trước. Câu trước chọn “hắn” làm đề tài. Vì thế câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu câu bị động.
2. Xác định câu bị động và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong văn bản
- Câu bị động:
Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”
- Tác dụng: Tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
1. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu được nêu
a) Xác định khởi ngữ và câu có khởi ngữ
- Khởi ngữ: hành
- Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn
b) So sánh câu có khởi ngữ và câu không có khởi ngữ
- Nhà thị may lại còn hành
g 2 câu tương đương về nghĩa
Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước.
2. Lựu chọn câu văn thích hợp điền vào chỗ trống
- Chọn phương án c
3. Xác định khởi ngữ và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt
a) Câu có khởi ngữ : Tự tôi
- Vị trí: ở đầu câu, trước chủ ngữ
- Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ
- Tác dụng: Nêu 1 đề tài có quan hệ liên tưởng giữa người nghe (đồng bào) và ngưởi nói (tôi)
b) Câu có khởi ngữ: cảm giác, trình tự, đời sống cảm xúc
- Vị trí: ở đầu câu, trước chủ ngữ
- Có quãng ngắt
- Tác dụng: Nêu 1 đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước: tình yêu ghét, niềm vui buồn, đẹp xấu g cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
1. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
a) Phần in đậm nằm ở đầu câu
b) Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ
c) Chuyển: bà già kia thấy thị hỏi bật cười
g Nhận xét: Câu có hai vị ngữ cùng có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của 1 chủ đề là bà già kia. Viết theo ban đầu thì câu rõ ràng hơn.
2. Lựa chọn câu điền vào chỗ trống và giải thích
g Chọn phương án “c” vì đó là kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống, vừa đúng về ý, liên kết ý chặt chẽ, vừa mềm mại uyển chuyển
3.
a) Trạng ngữ: Nhận được ... bộ đường
b) Trạng ngữ ngữ này không phải là liên kết văn bản mà là phân biệt tin thứ yếu ( ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng ( ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc
* TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG VỀ BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
- Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.
- Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.
- Vì vậy, việc sử dụng những câu kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.
4. Củng cố – dặn dò
Giáo án Ngữ văn 11 Gv: Nguyễn Xuân Bình
Tuần : TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
Tiết : Sếch – xpia
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Nghệ thuật kịch của Sếch – xpia.
Nội dung ca ngợi tình yêu trong trắng, bất chấp những trở ngại của đôi nam nữ thanh niên ở thời đại phục hưng.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK và SGV là chính
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Dùng câu hỏi gợi mở, lời giảng để đọc – hiểu văn bản.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
Kiểm tra bài cũ: (Dựa vào câu hỏi trong SGK)
lời vào bài
HĐ của GV và HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Gọi HS đọc hiểu tiểu dẫn và gạch dưới những ý chính.
- HS đọc và gạch dưới
- cho Hsgạchdưới những ngôn từ và đại từ nhân xưng.
- GV giảng thêm
- HS làm theo yêu cầu GV
A/ GIỚI THIỆU:
1. Tác giả và thời đại phục hưng:
a) Thời đại phục hưng:
SGK/ 101 (Phần I – tiểu dẫn)
b) Tác giả:
SGK/101 (Phần II – tiểu dẫn)
2.Tác phẩm Romeo và Juliet:
- Sáng tác khoảng 1594 – 1595,là vở kịch xen lẫn văn xuôi. Kịch chia làm 5 phần.
- Tóm tắt: SGK/ 102
3. Đoạn trích:
a) Vị trí:lớp 2, hồi của vở kịch
b) Nội dung: Sau khi dự giạ tiệc, trong trang phục người hành khất, R gặp và yêu J. Đoạn trích là đêm trăng gặp gỡ của đôi tình nhân.
c)Diễn biến hai giai đoạn của đoạn trích:
+ Phần 1: từ câu thoại 1 g 6: Là những lời độc thoại nội tâm nhưng được thốt lên thành tiếng nói, nói khe khẽ, nói 1 mình, chỉ để mình nghe, được thể hiện qua các ngôn từ và các đại từ nhân xưng.
+ Phần 2: Từ câu thoại 7 g16: Ngôn từ của R và J chuyển sang tình thế đối thoại. Họ bắt đầu hướng về nhau, họ nói cho nhau nghe và họ nghe nhau nói, họ đáp lời nhau cho dù họ không nhìn thấy nhau.
B/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Khi thấy J ở cửa sổ:
* Độc thoại: R đã say đắm và choáng ngợp trước vẻ đẹp của J.
- R đã xem J như là Mặt Trời mọc lúc rạng đông: “Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy mọc lên đi...” khiến mặt trăng lúc ấy trở nên héo hon, nhợt nhạt.
- R tập trung vào đôi mắt đẹp của nàng một cách khéo léo bằng cách chuyển dẫn: “Nàng đang nói kìa, nhưng nàng có nói gì đâu... Đôi mắt nàng đang lên tiếng”. Ánh mắt lấp lánh khiến R ngỡ là đôi môi mấp máy.
- R so sánh đôi mắt nàng như ngôi sao đẹp nhất bầu trời, nhưng chẳng ngôi sao nào có thể bì đuợc với đôi mắt đẹp kia “ Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư? ... Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư?”
* Đối thoại: R thể hiện một tình yêu mãnh liệt với J
- R sẵn sàng từ bỏ tên tuổi của mình: “Tôi thù ghét cái tên tôi ...... thì tôi xé nát nó ra”.
- R đã vượt qua lòng thù hận, những trở ngại: “ Tôi vượt qua đuợc tường này ..... vậy người nàh em sao ngăn nổi tôi”.
g Tình yêu của R là tình yêu say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, không chút đắn đo.
2. Diễn biến tâm trạng Juliet:
* Độc thoại:
- Nàng thổ lộ tình yêu mãnh liệt : “ Chàng hãy khước từ cha chàng ..... chàng hãy thề là chàng yêu em đi”
- Nàng thổ lộ không chút che dấu: “Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca – Piu _ lét nữa”.
* Đối thoại:
- Lo sợ trước sự thù hận của hai dòng họ: “ Tuờng vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tư địa, anh biết mình là ai rồi đấy ...”
- Nàng lo lắng cho tính mạng của R: “ Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh”
- Khi được lời đáp của R giải toả nỗi băn khoăn, nàng đã tế nhị chấp nhận tình yêu của R: “ Em chẳng đời nào muốn họ gặp anh nơi đây”, khác hẳn với những lời lẽ quá bạo dạn lúc đầu.
g Tình yêu của J trong sáng, ngây thơ, không kém phần mãnh liệt, bất chấp mối thù của hai dòng họ.
Củng cố – dặn dò:
File đính kèm:
- VINH BIET CUU TRUNG DAI THUC HANH VE LUA CHON TU NGU TINH YEU VA THU HAN.doc