A.Mục đích, yêu cầu:
1.Nhận thức:
- Nhiệt tình yêu nước sục sôi và tư tưởng mới mẻ của nhà chí sĩ yêu nước PBC.
2.Giáo dục:
Tình yêu đất nước dân tộc.
3.Kĩ năng:
Phân tích thẩm bình thơ trữ tình
4.Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
B.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Dẫn dắt: Trong kí ức của nhiều thế hệ người VN, PBC là một nhà yêu nước nồng cháy, thiết tha, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, tiêu biểu cho ptrào đấu tranh giành độc lập của dtộc mấy chục năm đầu thế kỉ XX. PBC còn là tác giả của những câu thơ dậy sóng.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Xuất dương lưu biệt và Bài ca chúc Tết thanh niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Xuất dương lưu biệt và Bài ca chúc Tết thanh niên.
Thời gian: 2tiết
Ngày soạn:
Người soạn :
A.Mục đích, yêu cầu:
1.Nhận thức:
Nhiệt tình yêu nước sục sôi và tư tưởng mới mẻ của nhà chí sĩ yêu nước PBC.
2.Giáo dục:
Tình yêu đất nước dân tộc.
3.Kĩ năng:
Phân tích thẩm bình thơ trữ tình
4.Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
B.Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Dẫn dắt: Trong kí ức của nhiều thế hệ người VN, PBC là một nhà yêu nước nồng cháy, thiết tha, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, tiêu biểu cho ptrào đấu tranh giành độc lập của dtộc mấy chục năm đầu thế kỉ XX. PBC còn là tác giả của những câu thơ dậy sóng.
Công việc của giáo viên và học sinh.
GV hướng dẫn Hs đọc phần Tiểu dẫn SGK trả lời câu hỏi sau:
? Vị trí của PBC trong lịch sử dân tộc và lịch sử vh VN.
? Giá trị nổi bật của thơ văn PBC.
? Nêu hcảnh ra đời và chủ đề bthơ.
.
Chú ý hcảnh stác để hiểu thêm về nhiệt tình yêu nước của tg.
? Đọc bthơ nêu nội dung tp.
Thơ PBC là thơ tuyên truyền cổ động nhưng với nhiệt huyết tha thiết, lời tuyên truyền của Phan Tiên sinh không bao giờ rơi vàokhô cứng, đại ngôn mà như có sóng ngầm- sóng t/cảm chân thành nồng nhiệt, sôi nổi với đn với dtộc.
? Đọc đoạn thơ này em thử lí giải tại sao lại nói như vậy.
( Chú ý: cách điệp từ, cách đặt câu hỏi, các từ miêu tả tâm trạng…)
?Cách mở đầu lời kgọi có gì đặc biệt.Cách nói ấy thể hiện nhiệt huyết tcảm của tgiả như thế nào.
Hướng dẫn học bài ở nhà:
Thuộc lòng hai bài thơ
Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng.
( Tố Hữu- Theo chân Bác)
Phân tích hai bthơ làm sáng tỏ ý thơ trên.
Nội dung
I. Giới thiệu tác giả:
Nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dtộc mấy chục năm đầu thế ki XX, lãnh tụ ptrào Duy Tân, Đông du, Việt Nam Quang phục hội. Sự nghiệp cứu nước của ông không thành nhưng tấm lòng ynước thiết tha nồng cháy của ông thì mãi mãi không phai nhoà trong tâm trí người VN.
Là nvăn lớn dù ông không chủ tâm sẽ làm nhà văn giữa cđời. Vchương của ông là một thành công rực rỡ của thể loại văn chương tuyên truyền cổ động cm.
II. Bài thơ Xuất dương lưu biệt:
Hoàn cảnh sáng tác:
1905 trước khi từ biệt bạn bè xuất dương sang TQ, Nbản tìm đường cứu nước( mở đầu ptrào Đông Du).
2. Chủ đề:Hùng tâm tráng chí, tư thế hào hùng, quyết tâm cao độ và những ý tưởng mới mẻ của một cn kiệt xuất.
3.Phân tích :
- Mở đầu bằng việc bày tỏ lí tưởng sống khát vọng sống lớn lao.Làm trai phải lạ…chuyển đời. Là đấng nam nhi sinh ra ở đời thì phải làm những việc lớn lao phi thường(yếu hi kì), phải chủ động xoay chuyển trời đất không để trời đất tự chuyển vần. Thái độ sống chủ động , tích cực rất cmạng, chứng tỏ đây là một cn tài năng khát khao mang tnăng ấy thay đổi thời thế. ýtưởng ấy đã viết trong bài Chơi xuân: Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi. SInh thời thế phải xoay nên thời thế.
-Quan niệm làm trai không lạ( từng sang sảng trong những bài thơ của Phạm Ngũ Lão; Công danh nam tử còn vương nợ…Vũ Hầu.; Nguyễn Công Trứ: Đã mang tiếng ở trong trời đất.. núi sông.) Nhưng điều đáng nói là khẩu khí người anh hùng; nhiệt tình bày tỏ khát vọng táo báo, ý tưởng lớn lao ấy qua câu thơ dưới dạng hỏi: Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.( Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao). Khẩu khí cá nhân ấy có sức lay động khích lệ cả một thế hệ thanh niên đương thời đang khát vọng khôi phục nước nhà.
- Hai câu thực: giọng điệu cthơ kiêu hùng tự tin, tự tôn. Trong khoảng …không ai. Câu đề tgiả đặt mình giữa càn khôn vũ trụ lớn lao. Câu thực: cái tôi đối diện với cả thế kỉ. Tầm vóc lớn lao của bậc nam tử trong kgian lồng lộng, tgian mênh mông ấy tạo một âm hưởng hùg tráng thật hiếm thấy trong những trang thơ ynước đầu thkỉ XX. Nói là trong khoảng trăm năm có nghĩa: nhthơ tự ý thức về vai trò lịch sử, sứ mệnh cao cả của mình với đnước với dtộc. Một cn tự đặt lên vai mình gánh nặng gian sơn lịch sử phải là cn kiệt xuất. Cái tôi trước đó chưa bao giờ hiện ra lừng lững như vậy. Đáng khâm phục hơn đây không phải là cái tôi hưởng thụ, chơi ngông mà là cái tôi đầy trách nhiệm với thực tại với vận mệnh đnước hôm nay, với lịch sử muôn đời( Sau này muôn thuở …). Những từ bách niên, thiên tải hậu tạo nên lớp sóng trùng trùng trong cthơ hào hùng ấy.
- Hai câu luận: Giđiệu mạnh mẽ đầy nhiệt huyết.Giang sơn tử hĩ- non sông đã chết- chất chứa nỗi đau đớn phẫn uất. Đn mất chủ quyền, thì chỉ như một cn còn xác không hồn. Sống không có quyền làm chủ là sống nhục. 3 chữ sinh đồ nhuế bồi thêm cho cthơ trĩu nặng đau xót. Với cn kiệt xuất số phận cá nhân luôn gắn làm một với số phận dân tộc- sống chết cùng non sông, vinh nhục cùng TQ. Phải thế chăng mà cthơ có sức lay động người đọc. Câu tiếp phủ định dứt khoát quyết liệt: Hiền thánh …cũng hoài.Không phải nhthơ phủ định cả một nền Nho học mà đặt cthơ trong quan hệ với câu trên mới thấy ý tưởng mới mẻ táo bạo của nhà chí sĩ ynước PBC. Sống trong buổi đnước mất chủ quyền mà theo đòi sách vở thánh hiền cũng không rửa được vết nhơ nô lệ. Phải hành động. Hành động như thế nào? Câu kết là câu trả lời hào sảng nhất.
- Hai câu kết: Là khát vọng tung cánh của con chim đại bàng. Vượt biển ngàn xa, theo gió lộng bốn phương trời tìm đường cứu nước. Đó là tư thế của Quận He Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán. Phá vòng vây làm bạn với Kim ô.. Câu thơ PBC không hoàn toàn là h/ả ước lệ mà là hiện thực. Ông là người mở đầu ptrào Đông du sang TQ, NB tranh thủ sự giúp đỡ… Ông là người khởi sự sẵn sàng đè muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại một non sông đã chết; tìm cách xoay chuyển càn khôn.. Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.Hình tượng thơ kì vĩ, thơ mộng th/hiện niềm tin tưởng phơi phới, nhiệt huyết sôi sục, hăm hở qtâm ra đi cứu nước.
* Tóm lại : Bthơ 56 chữ chứa đựng một nội dung phong phú lớn lao: chí làm trai, khvọng xoay chuyển vũ trụ, ý thức cá nhân trách nhiệm cao cả, hoài bão lưu danh thiên cổ, quniệm vinh nhục ở đời, ý tưởng mới mẻ và táo bạo về sách thánh hiền, tư thế ra đi hào hùng. Nhiệt tình cứu nước sục sôi tuôn trào từ những câu những chữ tạo giọng điệu riêng của bthơ.
III. Bài thơ Bài ca chúc tết thanh niên:
Hoàn cảnh sáng tác:
1927- những ngày bị thực dân Pháp lưu đày tại Huế. Nhân buổi lễ mừng thọ 60 của học sinh Quốc học Huế và trường dòng Huế tổ chức, ông ứng khẩu đọc bthơ.
Nội dung: Lời kêu gọi tha thiết thanh niên từ bỏ lối sống tâm thường, quyết tâm tu dưỡng vươn tới lí tưởng cm cứu nước, bắt kịp với thời đại.
Phân tích :
- 3 câu đầu: Thơ tự do mới mẻ trẻ trung. Lời giục giã lay tỉnh mạnh mẽ thế hệ trẻ trước một ngày mới- vận hội mới của đn bắt đầu.( Nhịp một dồn dập ở câu đầu; âthanh tưng bừng rộn rã, thôi thúc: tiếng gà tiếng chim). Không thể ngờ đây là vần thơ của một ông già Bến Ngự đang sống trong cảnh kìm kẹp vẫn gắn bó lạc quan tin tưởng ở csống và thế hệ tương lai của đn.
-5 câu tiếp theo: Thơ PBC là thơ tuyên truyền cổ động nhưng với nhiệt huyết tha thiết, lời tuyên truyền của Phan Tiên sinh không bao giờ rơi vàokhô cứng, đại ngôn mà như có sóng ngầm- sóng t/cảm chân thành nồng nhiệt, sôi nổi với đn với dtộc.
- Để kêu gọi thniên, Phan tiên sinh bắt đầu bằng tâm sự tự đáy lòng mình. Bầu tsự tràn đầy trào ra trong một nhịp điệu thống thiết: Xuân ơi xuân…; Câu hỏi- khao khát giãi bày chia sẻ. Điệp từ xuân tạo giọng điệu tha thiết. Mật độ dày đặc những từ tả tâm trạng: thẹn, buồn, tủi, chua, xót. Đó là t/cảm nỗi đau của một người từng trải qua suốt hai mươi năm bôn tẩu nhưng rút cuộc trăm thất bại không một thành công. Nỗi đau của một chí lớn không thành, nghiệp nước còn dang dở. Nỗi đau lớn được dtả có tầm vóc vũ trụ. Nỗi đau đặt trước sông núi trăng. Đau xót đắng cay nhưng vẫn còn một niềm tin vào thnah niên: tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh.. PBC âu yếm gọi thế hệ trẻ bằng ba tiếng lũ đầu xanh.
Thất bại mà không thất vọng . Nhiệt huyết cứu nước vẫn ủ lửa trong trái tim cn kiệt xuất vĩ đại âý. Đoạn còn lại trào lên những nhịp sóng mới:
- Còn lại: Người chí sĩ lão thành kính cẩn nghiêng mình: Thưa các cô …- Trân trọng tin yêu.. Đó là đức khiêm nhường cũng là tấm lòng thiết tha với vận mệnh đnước. Đối với Phan Sào Nam dẫu ở tuổi 60, dẫu là một nhân vật lừng danh nhưng bất kể già trẻ …ai có tinh thần cứu nước đêù được kính trọng. ( Việt Nam vong quốc sử: ngàn vạn lạy các chú lính tập để họ quay về với TQ). Hơn nữa cách xưng hô trịnh trọng còn tạo không khí để tgiả trình bày một vấn đề trọng đại: Đời đã mới, người càng nên đổi mới- cách dđạt tăng cấp kđịnh sự cần thiết phải đmớiđể kịp đón bắt vận hội thời cơ mới. Phải làm gì? PBC chỉ ra rất cụ thể: Xúm vái vào xốc vác cựu giang sơn. Phải đoàn kết liên hiệp lại thành một khối vững chắc để đi, đứng trụ- một loạt động từ, điệp từ, cách ngắt nhịp thể hiện bầu nhiệt huyết của người nói còn căng tràn. Ông truyền sang cho thế hệ thniên nhiệt tình cứu nước sôi nổi của mình. Sóng lòng ông vỗ vào tận tâm tư thế hệ trẻ nhờ cách nói cụ thể htượgn ấy. Có lúc lời khuyên nhủ lại nhỏ nhẹ., dịu dàng lại như vỗ về: Ai hữu chí từ nây xin gắng gỏi….Đừng ham chơi đừng ham mặc đừng ham ăn..Có lúc sôi nổi hào hùng quyết liệt: Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa. Xối máu nóng…Đến đây câu thơ trở lại giọng chủ đạo: sôi nổi nồng nhiệt.
*Tóm lại qua giọng thơ, h/ả thơ ta thấy hiện ra một PBC tuy tuổi đã già, thân bị giam cầm nơiBến Ngự nhưng tinh thần vẫn khao khát tung hoành vẫn muốn chuyển mình theo tân vận hội. Khát vọng ấy ông muốn truyền tới lớp trẻ. Bthơ vì thế còn là kì vọng, là sự bàn giao trách nhiệm của thế hệ PBC cho thế hệ kế tiếp.
*Tổng kết: PBC đã từng viết về Phan Châu Trinh: Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió cũng gai ghê. Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói.
Câu văn ấy có thể mượn để nói về chính những vần thơ dậy sóng của Phan Tiên Sinh. Thơ văn ông tuy chưa thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại ( thơ bằng chữ Hán, thể đluật, hát nói cổ truyền) nhưng vẫn lay động thế hệ bạn đọc có lẽ bởi nhiệt tình cứu nước cháy bỏng, hơi thở khí phách thời đại bừng bừng trong từng câu chữ. Nhiệt tình cứu nước vừa là cội nguồn stạo vừa trở thành phong cách nghệ thuật thvăn PBC.
File đính kèm:
- xuat duong luu biet.doc