Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non cửa ông Quảng Ninh

I. Lý do chọn đề tài

II. Mục đích nghiên cứu

III. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận

2. Thực hiện sư phạm, tác động sư phạm để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá.

3. Đề xuất và những kiến nghị sư phạm.

IV. Phương pháp nghiên cứu

1. Đọc tài liệu

2. Thực hiện sư phạm.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I. Cơ sở lý luận

I. Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo

II. Thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo

Chương II. Mô tả quá trình nghiên cứu

I. Khảo sát nhận thức, hành vi giao tiếp có văn hoá của trẻ.

II. Biện pháp tác động để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo

 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM.

 PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO

 PHẦN V : KẾ HOẠCH ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

 

doc33 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10490 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non cửa ông Quảng Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học sư phạm hà nội Khoa giáo dục mầm non ----------------------------- Bài tập nghiệp vụ cuối khoá Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non cửa ông quảng ninh Người hướng dẫn : T.s Đinh Hồng Thái Người thực hiện : Nguyễn Vân Anh Lớp ĐHTC qn- k7a - Khoa GDMN quảng ninh, tháng 11 năm 2012 Lời cảm ơn Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Trường đại học sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo ở khoa giáo dục mầm non đã giúp em hoàn thành khoá học vừa qua. Em xin được bầy tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với tiến sĩ Đinh Hồng Thái - người đã tận tình hướng dẫn em trên bước đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn trường mầm non Cửa Ông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi, động viên tôi để tôi hoàn thành Bài tập cuối khóa này. Cửa Ông, ngày 12 - 11- 2012 Tác giả của bài tập Nguyễn Vân Anh Mục lục Phần I : Mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận 2. Thực hiện sư phạm, tác động sư phạm để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá. 3. Đề xuất và những kiến nghị sư phạm. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Đọc tài liệu 2. Thực hiện sư phạm. Phần II. Nội dung nghiên cứu Chương I. Cơ sở lý luận I. Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo II. Thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo Chương II. Mô tả quá trình nghiên cứu I. Khảo sát nhận thức, hành vi giao tiếp có văn hoá của trẻ. II. Biện pháp tác động để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo Phần III. Kết luận và những kiến nghị sư phạm. Phần IV : Tài liệu tham khảo Phần V : Kế hoạch để thực hiện đề tài Phần I : Mở đầu I. Lý do chọn đề tài : Tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi là một bước phát triển rất dài, bất kỳ đứa trẻ nào trong độ tuổi đó đều phải trải qua các giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều có những nhu cầu phát triển riêng, nó đòi hỏi những đáp ứng, những hình thức tác động thích hợp. Muốn trở thành người lớn theo đúng nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, như vậy, giáo dục ở đây là dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hoá xã hội. Chính như vậy, trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình là tương lai của mỗi dân tộc : “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức rõ điều đó và đã có những hành động thiết thực để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Điều đáng vui mừng là nhân loại đã đạt được những biến chuyển ngày càng lớn về vấn đề này. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ vì vậy cần giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ, đây là thời kỳ vàng ngọc để phát triển những năng khiếu về văn hoá nghệ thuật. Người mẹ, người cô cần tạo điều kiện tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ thông qua việc gần gũi với trẻ. Từ thực tế cũng như nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng trong những năm đầu của cuộc đời một đứa trẻ hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn. Trong quãng thời gian đó rất dễ hình thành những nét cơ bản của cá tính và những thói quen nhất định. Sau đó những phẩm chất nhân cách con người cũng dần dần được định hình. - Theo kinh nghiệm giaó dục truyền thống của nhân dân ta cũng đã khẳng định và các cụ xưa đã có câu : Uốn cây từ thưở còn non Dạy con từ thưở con còn thơ ngây. Chính vì vậy, qua thời gian học tập tại lớp đại học tại chức khoa giáo dục mầm non - Trường đại học sư phạm Hà Nội khóa 2010 - 2012. Bản thân tôi đã được các thầy cô giáo hướng dẫn, giảng dạy trong việc giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục mầm non cần phải giáo dục để tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa có phẩm chất, có đạo đức, có tài và thể lực cường tráng để phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, tôi đã chọn việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo làm đề tài cho bài tập của mình với tiêu đề : Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo tức là dạy trẻ có những hành vi phù hợp với chuẩn mực của xã hội, biết quý trọng ông bà cha mẹ và anh chị, biết quan tâm đến mọi người xung quanh, biết nhường nhịn những em bé hơn mình… Nghĩa là phải dạy trẻ toàn diện về 4 mặt : Đức, trí, thể, mỹ đúng với ước nguyện của người lớn là : Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, khi còn sống Bác Hồ đã viết thư gửi các em học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9/1945. Trong thư có đoạn : “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” II. Mục đích nghiên cứu : Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo. III. Nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận. 2. Thực nghiệm sư phạm : Tác động sư phạm để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá. 3. Đề xuất và kiến nghị sư phạm IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Đọc tài liệu 2. Thực nghiệm sư phạm 3. Xử lý kết quả. Phần II : Nội dung nghiên cứu Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo . I. Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo 1. Hành vi giao tiếp có văn hoá : Để tiến hành giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo có hiệu quả, tôi đã xác định rõ khái niệm hành vi giao tiếp có văn hoá cũng như phân tích nhân tố có tính quy luật chi phối quá trình giáo dục này. a. Văn hoá là gì ? Văn hoá là một khái niệm rộng và phức tạp, khái niệm về văn hoá đã được nhiều tác giả đề cập tới và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung thì “Văn hoá là toàn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của dân tộc mình”. Văn hoá là một hiện tượng xã hội tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử nhất định như : Tiến bộ về kinh tế, kinh nghiệm sản xuất lao động, học vấn giáo dục, khoa học, văn học nghệ thuật… Theo nghĩa rộng văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, còn theo nghĩa hẹp thì văn hoá chỉ liên quan đến đời sống của con người. Văn hoá chính là sản phẩm của con người và do con người tạo ra nó. Vì vậy, văn hoá chỉ là cái gì dành riêng cho con người và chỉ có thể có ở nơi con người sinh sống mà thôi. ở đâu có con người sống thành tập thể, thành xã hội thì ở đó có văn hoá, văn hoá bao giờ cũng gắn liền với xã hội, với dân tộc, với thời kỳ lịch sử. Có văn hoá thời cổ đại, văn hoá thời Phục hưng, văn hoá thời Trung đại, văn hoá Việt Nam,văn hoá Trung Quốc… Văn hoá là do con người sáng tạo ra, có thể nói rằng con người sinh ra và trưởng thành trong xã hội nào thì chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hoá của xã hội đó. Thậm chí cho dù có một thời gian dài sống tách khỏi xã hội thì con người vẫn tư duy và hành động theo những khuôn mẫu, tác phong, nề nếp quen thuộc. Nhân cách của mỗi thành viên trong một cộng đồng bao giờ cũng mang dấu vết bản sắc văn hoá dân tộc. * Phân biệt văn hoá và văn minh : Văn hoá là một khái niệm dùng để chỉ trình độ đạt tới mức độ nào đó của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần mang những nét đặc trưng nhất định. Theo các nhà xã hội học và dân tộc học thì dân tộc nào cũng có nền văn hoá riêng của mình. Dân tộc này văn minh hơn dân tộc khác chỉ là nói đến sự khác nhau về mức độ phát triển mà thôi. Theo ý nghĩa đó thì trong xã hội ngày nay có những nền văn hoá đạt đến trình độ văn minh cao; có những nền văn hoá ở trình độ văn minh thấp hơn. Văn minh liên quan chủ yếu tới kỹ thuật làm chủ tự nhiên, sự tiến bộ của văn minh trước hết là sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Sau đó là sự tiến bộ về đạo đức xã hội. Vì thế, người ta thường lấy sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ làm tiêu chuẩn đo trình độ văn minh của các nền văn hoá. VD : Nền văn minh đồ đá, văn minh cơ khí, văn minh công nghiệp. Tuy là khái niệm rất khác nhau, song văn hoá lại cũng gắn bó chặt chẽ với văn minh. Thậm chí còn là linh hồn của văn minh bởi vì để tiếp thu được khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người phải có một nền văn hoá sâu sắc. Nếu một dân tộc không có sẵn một nền văn hoá cao, không có truyền thống ham học, không có bản lĩnh vững vàng, chỉ tiếp nhận ở khía cạnh đơn thuần thì dần dần bản sắc văn hoá dân tộc đó bị mai một, dân tộc đó sẽ bị tác động bởi những nền văn hoá khác. Ngược lại : Nếu một dân tộc có nền văn hoá cao, có truyền thống hiếu học, có bản sắc dân tộc vững vàng thì từ chỗ rất lạc hậu so với thế giới bên ngoài dân tộc đó sẽ nhanh chóng làm chủ được khoa học hiện đại, tạo ra những sản phẩm có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Bằng cách ấy dân tộc đó sẽ phát triển nhanh, văn hoá là một hiện tượng vừa mang tính phổ biến vừa mang tính cá biệt. Tính phổ biến của văn hoá thể hiện ở chỗ nó là đặc điểm chung của con người bắt gặp ở mọi cộng đồng. Tính cá biệt của văn hoá thể hiện ở chỗ mỗi cộng đồng lại có một lối sống riêng không giống các cộng đồng khác. Văn hoá không phải là một hiện tượng cố định mà trái lại nó biến chuyển và phát triển từ xã hội này qua xã hội khác; từ thời kỳ này qua thời kỳ khác. Thậm chí còn có thể thay đổi trong nội bộ từ chế định này sang chế định khác. Sự biến chuyển của văn hoá yếu tố quan trọng nhất là thông qua sự hội tụ, phổ cập. Hai diễn biến này có khuynh hứớng đan xen lẫn nhau trong sự phát triển của một nền văn hoá. Lịch sử đã cho thấy văn hoá biến chuyển và phát triển nhanh chóng ở những khu vực có giao lưu, tiếp xúc rộng rãi với các nền văn hoá khác. Còn những nền văn hoá cô lập với thế giới bên ngoài thì nền văn hoá đó không phát triển được.Trong thời đại ngày nay, thời đại mà phương tiện thông tin đại chúng phát triển một cách hiện đại thì sự giao lưu, trao đổi với nhau giữa các nền văn hoá là rất thuận lợi. Trong quá trình giao lưu này nếu cá nhân nào, tập thể nào biết lựa chọn và tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá khác một cách nhanh chóng, thông minh, tinh tế và khéo léo thì nền văn hoá đó sẽ được hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Ngược lại với một nền văn hoá cô lập, tự bó hẹp thì nó sẽ bị nghèo nàn và mai một dần. Bởi vậy, để có nền văn hoá phát triển cần tăng cường giao lưu kinh tế, tăng cường tiếp xúc, trao đổi với những nền văn hoá của các dân tộc khác nhau; biết lựa chọn và tiếp thu những tinh hoa của họ nhưng phải phù hợp với nền văn hoá của nước mình và không làm mất đi bản sắc riêng của dân tộc mình. Theo các nhà văn hoá và các nhà sử học trong mấy nghìn năm lịch sử, nước ta đã trải qua những giai đoạn tiếp xúc với các nền văn hoá lớn như : Văn hoá Nam á, văn hoá Trung Hoa, văn hoá phương Tây…Nhưng điều đáng tự hào là mặc dù qua các giai đoạn tiếp xúc đó nền văn hoá Việt Nam không những giữ được bản sắc dân tộc mà còn biết cách làm cho nó trở nên phong phú hơn. Do biết cách tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nước khác phù hợp với giá trị nền tảng của nền văn hoá nước nhà cho nên đã tạo nên sức mạnh quật cường của dân tộc. 2. Hành vi đạo đức : Trong giáo dục học người ta thường quan tâm đến hành vi đạo đức. Đó là những hành động được thúc đẩy bằng các động cơ đạo đức đem lại những kết quả có ý nghĩa đạo đức và được đánh giá bằng những phạm trù đạo đức. Hành vi đạo đức gồm 2 thành phần : Hành động đem lại những kết quả có ý nghĩa đạo đức với tư cách là mặt biểu hiện bên ngoài; thái độ (mục đích, ý định, động cơ) thấm nhuần ý thức đạo đức với tư cách là mặt kích thích bên trong. Như vậy, khi đánh giá con người có hành vi đạo đức hay không thì không những ta phải xem xét người đó hoạt động như thế nào, có phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội hay không mà còn phải xem xét người đó hoạt động với động cơ đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực? Cũng như khi giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ điều quan trọng là không ngừng tạo ra những hoạt động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và xây dựng động cơ hoạt động có đạo đức cao. 3. Văn hoá hành vi Trên cơ sở các khái niệm văn hoá và hành vi tôi xin được phân tích khái niệm “văn hoá hành vi”. Vậy văn hoá hành vi là gì ? Văn hoá hành vi là toàn bộ những hình thức hành vi, lối sống giao tiếp hàng ngày của con người lao động mà các chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ bao trùm lên các hình thức ứng xử ấy. Nếu các chuẩn mực đạo đức quy định hành vi ấn định cụ thể con người cần phải làm gì thì văn hoá hành vi vạch rõ cụ thể phải làm bằng cách nào. Các yêu cầu đạo đức tồn tại trong hành vi. Hình thức bên ngoài của hành vi con người ra sao, trong phạm vi nào - các chuẩn mực này hoà nhập một cách hữu cơ tự nhiên và đương nhiên với hình ảnh của nó trong cuộc sống để trở thành các quy tắc sống hàng ngày. Vì thế, văn minh hành vi còn được coi là văn hoá bên ngoài để phân biệt với văn hoá bên trong của con người bao gồm thế giới quan, niềm tin đạo đức, trình độ phát triển chung, kiến thức, hứng thú, nhu cầu… Giữa văn hoá bên trong và văn hoá bên ngoài của con người có mối liên hệ chặt chẽ, một sự thống nhất xác định. Mối mối quan hệ đó rất phức tạp và biện chứng có tính hai chiều. Văn hoá bên trong tuy quan trọng nhưng nó cần được biểu hiện ra bằng hành động cụ thể dưới những hình thức hành vi nhất định. Văn hoá bên trong quy định hành vi bên ngoài của con người. Hình thức hành vi là sự phản ánh cái bên trong chụi sự quy định của cái bên ngoài nhưng đồng thời nó lại tác động trở lại thế giới bên trong của chủ thể. Sự luộm thuộm trong sinh hoạt, thô lỗ cục cằn, thiếu tế nhị trong giao tiếp dần dần sẽ tạo nên những thói quen và phẩm chất cá nhân tương ứng. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu cho rằng phẩm chất bên trong mới là phẩm chất thực, còn hành vi bên ngoài chỉ là lớp vỏ hình thức. Chính quan niệm sai lầm này đã dẫn đến việc coi thường tuân thủ các hành vi văn hoá cũng như dẫn đến việc thiếu quan tâm giáo dục văn hoá hành vi cho thế hệ trẻ. Đồng thời, chống lại khuynh hướng giáo dục này sẽ tạo ra một thế hệ con người giả dối, tham lam ích kỷ. Những kẻ như vậy sẽ tạo ra một xã hội lừa bịp, giả tạo. Trong thực tiễn có thể xảy ra trường hợp một người có bản chất xã hội tốt nhưng trong giao tiếp hàng ngày lại vụng về, nếu là lãnh đạo thì thiếu quan tâm đến người khác. ở đây bản chất xã hội của con người với các hành vi không có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu người đó được giáo dục tốt tất sẽ có những kỹ năng giao tiếp tốt. Điều quan trọng là phải làm sao cho các phẩm chất đạo đức đã được giáo dục biểu hiện thông qua những hình thức phù hợp trong đời sống hàng ngày. Chính các quy tắc hành vi văn hoá là một trong những con đường giúp ta giải quyết những vấn đề đó. Chúng ta tìm ra những hình thức hành vi phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội, đáp ứng được những đòi hỏi thẩm mỹ và phản ánh một trình độ văn hoá do xã hội tích luỹ được trong quá trình phát triển của mình. Giữa văn hoá và hành vi có mối quan hệ chặt chẽ do được quy định bởi nền đạo đức xã hội. UBEHCMeco đã diễn tả mối quan hệ ấy như sau : Một mặt kỷ luật trong khi điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể đòi hỏi phải nắm vững và thực hiện các chuẩn mực và quy tắc hành vi văn hoá ; mặt khác nêu cách thức thực hiện cụ thể các yêu cầu này hoặc yêu cầu khác của kỷ luật tìm sự biểu hiện mình trong văn hoá hành vi. Hơn nữa các chuẩn mực kỷ luật chứa đựng các yêu cầu chung mà thực hiện những yêu cầu đó liên quan tới việc tuân thủ những quy tắc hành vi văn hoá. Do mối quan hệ chặt chẽ giữa kỷ luật và văn hoá hành vi mà việc giáo dục kỷ luật tự giác phải được gắn liền với văn hoá hành vi. Khi giải thích cho trẻ các yêu cầu kỷ luật thì phải đồng thời chỉ ra cách thực hiện chúng. * Tóm lại : Văn hoá hành vi là một phần của đạo đức cộng sản. Giáo dục văn hoá hành vi là một trong những mặt giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo. 4. Giao tiếp Giao tiếp là một phạm trù rất quan trọng của tâm lý học. Trong lịch sử phát triển tâm lý học có rất nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp. Nhưng nổi lên là cuộc tranh luận gay gắt giữa hai trường phái tâm lý Xô viết sau : * Trường phái A. A Leonchep quan niệm giao tiếp là hệ thống những quá trình có mục đích và có động cơ đam bảo sự tương tác giữa người này với người khác. Trong hoạt động thực tiễn các quan hệ xã hội nhân cách và các quan hệ tâm lý sử dụng các phương pháp đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ . Ông cho rằng giao tiếp có cấu trúc chung của hoạt động, giao tiếp nào cũng có độngc cơ quy định sự hình thành và phát triển của nó và cũng đều được tạo ra bởi các hành động và thao tác. Họ cho rằng giao tiếp nào cũng mang đặc tính của hoạt động tức là cũng có cụ thể nhằm vào một đối tượng nào đó để tạo ra một sản phẩm. Nội dung của nó là sự nhận thức qua lại và trao đổi thông tin nhằm mục đích và xây dựng mối quan hệ qua lại có lơị đối với quá trình hoạt động chung. Ông đã chia quá trình giao tiếp ra làm 4 thời điểm : Một là tiếp xúc và liên hệ; hai là tác động lẫn nhau; ba là nhận thức lẫn nhau; bốn là mối quan hệ lẫn nhau. Còn BDPARUGHIN cho mối quan hệ giao tiếp là quá trình hai mặt của sự thông báo và tác động qua lại. Trong đó sự thông báo là nội dung và tác động qua lại là hình thức của giao tiếp. Song, theo ông bản thân sự thông báo (với tư cách là nội dung) và sự tác động qua lại (với tư cách là hình thức) lại có nội dung và hình thức của mình. Từ đó ông đưa ra mô hình diễn tả bản chất của giao tiếp như sau : Giao tiếp Nội dung Hình thức (sự thông báo) (sự tác động qua lại) Nội dung hình thức nội dung hình thức - Sự đồng cảm - Thông báo bằng lời - Quan hệ xã hội - Hợp tác - Sự tán thành - Đạo đức - Hiểu biết lẫn nhau Thông báo không bằng lời ở Việt Nam cũng có một số tác giả đưa ra những quan điểm của mình về giao tiếp như : Phạm Minh Hạc trong bài : “hoạt động - giao lưu - nhân cách” đã định nghiã : Giao tiếp là mối quan hệ hai chiều qua lại tạo một cái chung của các chủ thể của mối quan hệ đó. Nguyễn Khắc Viện lại cho rằng : Giao tiếp là sự trao đổi giữa người và người thông qua ngôn ngữ viết, cử chỉ. Theo ông, ngày nay sự trao đổi ấy được thông qua bộ mật mã. Người phát tin mã hoá một số tín hiệu, người nhận tín hiệu giải mã. Ông cho rằng giao tiếp có hai mặt : Mặt tri thức và mặt tình cảm và theo ông, vai trò phát huy nhận tin và mặt tình cảm luôn luôn thay đổi trong quá trình giao tiếp. Đinh Trọng Lạc lại cho rằng : “giao tiếp là sự tiếp xúc nhau giữa các cá thể này và cá thể khác trong một cộng đồng xã hôi.” A.A Leochep quan niệm giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích, có động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động thực tiễn. Thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng các phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ. Trường phái A.A Leonchep cho rằng giao tiếp có cấu trúc chung của hoạt động, giao tiếp nào cũng có động cơ quy định sự hình thành và diễn biến của nó, nó được tạo thành bởi hành động và thao tác. Phái B.E.Lônốp cho rằng giao tiếp không phải là một dạng hoạt động mà nó phải được xem như một phạm trù tương đối độc lập trong tâm lý học bên cạnh phạm trù hoạt động. Sự bất đồng cơ bản giữa trường phái A.A Lêonchep và trường phái B.E.Lonop là ở chỗ giao tiếp không phải là một dạng của hoạt động. Tuy nhiên cả A.A Lêonchep và B.E.Lonop cũng như bất cứ một nhà tâm lý học chân chính nào cũng phải thừa nhận vai trò quan trọng của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách, đều phải coi giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý con người. Trong cuộc sống, giao tiếp diễn ra rất phong phú, đa dạng về loại hình. Dựa trên những cơ sở phân loại khác nhau mà người ta có các cách phân loại khác nhau. Că cứ vào phương tiện sử dụng để giao tiếp, người ta chia giao tiếp ra làm 3 loại là giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu. Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp khi giao tiếp mà người ta phân giao tiếp ra thành giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. II. Thực tiễn việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo. Xuất phát từ nhận thức muốn nâng cao chất lượng về hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo thì phải có kế hoạch, có chương trình, nội dung thực hiện việc giáo dục hành vi có văn hoá cho trẻ. Vì vậy, từ năm học 1996 - 1997 Bộ G D ĐT đã triển khai chuyên đề : “giáo dục lễ giáo” tới 100% các trường mầm non trong toàn quốc. Các trường mầm non trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã được thực hiện chuyên đề này theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Bộ GDĐT và sở Giáo dục đào tạo Tỉnh Hoà Bình. Theo tinh thần công văn số 914/GDMN về việc triển khai “Chuyên đề giáo dục lễ giáo”. ngày 16/2/1996. Để đội ngũ giáo viên nắm được mục đích, yêu cầu nội dung chuyên đề ta cần phải : -1. Quan tâm đến công tác bồi dưỡng. Các nhà trường đã tổ chức cho 100% cán bộ giáo viên và công nhân viên tham dự các lớp bồi dưỡng do sở, phòng, trường tổ chức. Sau mỗi đợt bồi dưỡng thì tổ chức cho tất cả chị em trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch và đề xuất những kiến nghị. Ngoài bồi dưỡng theo lớp các trường chỉ đạo bồi dưỡng qua thực tế ở các lớp điểm. Các trường thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo trong 3 năm thực hiện chuyên đề sau đó là thực hiện sau chuyên đề. 2. Tạo môi trường giáo dục xung quanh trẻ : Khi chỉ đạo chúng tôi rút ra kinh nghiệm rằng : Công việc phải làm trước khi triển khai việc thực hiện chuyên đề lễ giáo là phải tạo môi trường mẫu mực xung quanh trẻ vì lứa tuổi mầm non rất hay bắt chước. Ngoài yêu cầu phải có môi trường sư phạm, môi trường xanh- sạch - đẹp (có sân vườn, khu thiên nhiên, chuồng nuôi các con vật, đồ chơi đẹp…) chúng tôi còn yêu cầu giáo viên phải gương mẫu đối với trẻ đó là ăn mặc , cử chỉ, lời nói, tác phong phải nhẹ nhàng đúng mực để hình thành thói quen gương mẫu trước trẻ. Các trường đã phát động các đợt thi đua như : “Nói lời hay, làm việc tốt”; “Cô bác mẫu mực”; “Cô bác người mẹ hiền”; “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”…Nhờ những đợt vận động như trên, dần dần những hành vi chưa gương mẫu của giáo viên, công nhân viên đã chấm dứt như không còn xưng hô mày tao với nhau, không còn nói to trong giờ nghỉ của trẻ, không để dụng cụ nhà bếp va chạm mạnh trong khi trẻ học, không đi xe trong sân trường, không ăn mặc lôi thôi… 3. Giáo dục lễ giáo mọi lúc, mọi nơi. Việc đưa trẻ vào các hoạt động và thông qua hoạt động để giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi là một biện pháp tốt : Các hoạt động đón trả trẻ hàng ngày, hoạt động vui chơi, lao động vệ sinh… đều là những dịp để trẻ bộc lộ cá tính, cách ứng xử lời ăn tiếng nói của mình. Yêu cầu giáo viên phải gần gũi để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót của trẻ trong hành vi, lời nói theo những tiêu chí của chuyên đề lễ giáo quy định. Giáo dục lễ giáo cho trẻ thường xuyên, mọi lúc mọi nơi là một trong những biện pháp chủ yếu đem lại những kết quả trong chuyên đề lễ giáo. Điều này rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là mau nhớ nhưng chóng quên. Hoạt động học tập chiếm ưu thế trong giáo dục lễ giáo. Cho nên, đội ngũ giáo viên đã lồng nội dung lễ giáo vào tất cả các môn học : làm quen văn học, giáo dục âm nhạc, làm quen môi trường xung quanh … Vd: Muốn trẻ biết cảm ơn, xin lỗi thì cô lồng vào các câu chuyện như: Cô bé quàng khăn đỏ. Cô tổ chức cho cả lớp đóng vai các nhân vật trong truyện. Qua việc nhập vai trẻ cảm ơn, xin lỗi thì hành động lời nói trong vai kịch đã trở thành hành động lời nói trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, việc giáo dục lễ giáo đã thấm vào trẻ nhẹ nhàng và hấp dẫn. 4. Xây dựng góc lễ giáo. ở mỗi nhóm lớp đã xây dựng và sắp xếp một góc lễ giáo. ở góc này giáo viên đã sưu tầm sách, truyện có tranh ảnh nêu những gương tốt có giáo dục để trẻ xem và làm theo. Ngoài ra, ở góc khác cô trưng bày những sản phẩm đẹp do trẻ tự làm như các bức tranh, sản phẩm nặn, vẽ, xé dán… Góc lễ giáo còn là nơi nêu gương để trẻ phấn đấu trong tuần, trong tháng. Giáo viên cần dành một khoảng để dán ảnh các cháu ngoan, có hành vi tốt, gương mẫu vào từng tiêu chí mà trẻ đạt được. Hàng tuần, hàng tháng thấy được ảnh của mình trên góc lễ giáo thì trẻ rất vui sướng và càng cố gắng hơn để tiếp tục được khen. Những trẻ chưa được dán ảnh cũng sẽ cố gắng phấn đấu thật ngoan để được có mặt trong góc lễ giáo và từ đó trẻ sẽ đua nhau học tập. Trong những lúc đón hoặc trả trẻ, phụ huynh thấy con mình được nêu gương trên góc lễ giáo rất phấn khởi và sẽ động viên con mình tiếp tục ngoan hơn; còn những phụ huynh mà chưa thấy con mình được nêu gương thì cũng tìm hiểu nguyên nhân để dạy bảo và khuyên nhủ các cháu. Góc lễ giáo đã góp phần quan trọng trong việc dạy trẻ toàn diện, nâng cao chất lượng lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 5. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Để hỗ trợ cho chuyên đề các lớp đã chú ý tạo cảnh quan sân trường để thu hút trẻ; Hoa và cây cảnh được sắ

File đính kèm:

  • docgiao duc hanh vi giao tiep co van hoa cho tre mam non.doc