Giáo trình khám phá khoa học - Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên - Đề tài Ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường

I/ Mục đích- yêu cầu

- Trẻ biết được một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm gây nên biến đổi khí hậu, cháu biết một số hành động để bảo vệ môi trường và cách ứng phó khi khí hậu biến đổi.

- Rèn cho trẻ một số kỹ năng sống (chăm sóc cây, biết nhặt rác thùng, biết gữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ .) trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (trời nóng bức bé biết làm gì? Trời có mưa dông bé biết làm gì?). Trẻ tích cực tham gia hoạt động.

- Giáo dục trẻ luôn có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình xanh- sạch- đẹp.

II/ Chuẩn bị:

- Powerpoint về môi trường.

 - Tranh rời : Bé trồng cây, bé bỏ rác vào thùng

- Rổ đựng, keo 2 mặt.

 

docx2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7547 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình khám phá khoa học - Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên - Đề tài Ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên Đề tài: Ô nhiễm môi trường và cách bảo vệ môi trường Ngày soạn: 15/9/2013 Ngày dạy: 19/9/2013 GV: Lê Thị Thanh Vân I/ Mục đích- yêu cầu - Trẻ biết được một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm gây nên biến đổi khí hậu, cháu biết một số hành động để bảo vệ môi trường và cách ứng phó khi khí hậu biến đổi. - Rèn cho trẻ một số kỹ năng sống (chăm sóc cây, biết nhặt rác thùng, biết gữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ….) trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (trời nóng bức bé biết làm gì? Trời có mưa dông bé biết làm gì?). Trẻ tích cực tham gia hoạt động. - Giáo dục trẻ luôn có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình xanh- sạch- đẹp. II/ Chuẩn bị: - Powerpoint về môi trường. - Tranh rời : Bé trồng cây, bé bỏ rác vào thùng - Rổ đựng, keo 2 mặt. III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Bé hãy lắng nghe Ổn định: Cô kể câu chuyện: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh” + Truyện kể về những con vật gì? + Vì sao các con vật lại hoảng hốt sợ hãi? Khi rừng xanh bị cháy sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của muôn loài. Bây giờ cô cùng các con tìm hiểu nhé! Hoạt động 2: Bé khám phá về môi trường Cô cùng trẻ hát “trời nắng- trời mưa” đến xem hình ảnh trên máy tính + Rừng xanh bị cháy do đâu? + Khi rừng xanh bị phá ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống? + Vào những ngày thời tiết nóng bức oi ả bé cần làm gì ? (Lồng ghép dạy cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ) + Rừng xanh bị phá còn gây ra những ảnh hưởng gì nữa? + Bé cần làm gì khi trời mưa dông, sấm, sét? (Lồng ghép dạy cách ứng phó với biến đổi khí hậu cho trẻ) + Mưa nhiều còn gây nên hiện tượng gì? + Lũ lụt ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? + Môi trường bị ô nhiễm còn do những nguyên nhân nào nữa? + Môi trường bị ô nhiễm gây nên những tác hại gì cho cuộc sống muôn loài? ( bệnh tật nhiều gây tử vong và để lại nhiều di chứng, gây thiệt hại về kinh tế, tinh thần và nhiều loài có nguy cơ tiệt trủng…) + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? + Các con làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? (giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng- vật nuôi, tiết kiệm nước…) Hoạt động 3: Trò chơi “Ai thông minh hơn” - Cô nhắc lại cách chơi luật chơi: Luật chơi : Phải tìm đúng tranh rời để ghép thành bức tranh hoàn chỉnh về bảo vệ môi trường. Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội 4 bạn. Khi có hiệu lệnh của cô lần lượt trẻ ở 2 hàng bật qua các vòng thể dục lên lấy một tranh rời ghép lên bảng (mỗi trẻ lấy một tấm tranh) để ghép thành tranh hoàn chỉnh về bảo vệ môi trường. Trong vòng một bản nhạc, đội nào ghép nhanh, đúng là thắng cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét trò chơi - Cô cùng trẻ ca hát vận động : “Trồng cây” * Kết thúc Giáo viên thực hiện Lê Thị Thanh Vân

File đính kèm:

  • docxGiao an thi GVGCS.docx