Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là sự biểu hiện thế giới chủ quan của con người trước cuộc đời. Tuy nhiên, do phương thức tổ chức, do kiểu tái hiện đời sống và do sự giao tiếp nghệ thuật khác nhau nên sự biểu hiện đó ở những loại tác phẩm văn học cũng khác nhau. Trong tác phẩm trữ tình; tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ . được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình lý luận văn học - Chương 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7
LOẠI TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
ÐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
Tác phẩm trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người
Tác phẩm trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm thể hiện thế giới chủ quan
Tình cảm điển hình trong tác phẩm trữ tình
Nhân vật trữ tình trong tác phẩm trữ tình
Lời văn trong tác phẩm trữ tình
PHÂN LOẠI THƠ TRỮ TÌNH
Dựa vào đặc điểm cảm xúc
Dựa vào đối tượng miêu tả tạo nên cảm xúc của nhà thơ
TỔ CHỨC MỘT BÀI THƠ TRỮ TÌNH
Đề thơ
Dòng thơ, câu thơ
Khổ thơ, đoạn thơ
Tứ thơ, bài thơ
Chương 7
LOẠI TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I. ÐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LOẠI TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
1. Tác phẩm trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người.
TOP
Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là sự biểu hiện thế giới chủ quan của con người trước cuộc đời. Tuy nhiên, do phương thức tổ chức, do kiểu tái hiện đời sống và do sự giao tiếp nghệ thuật khác nhau nên sự biểu hiện đó ở những loại tác phẩm văn học cũng khác nhau. Trong tác phẩm trữ tình; tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ... được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào.
Trong ca dao:
Hôm qua tát nước đầu đình.
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải (sau này nhiều người cho là ca dao).
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Bốn câu thơ trên thể hiện tình cảm của người ra đi đối với quê hương, đối với người thương..., là nỗi buồn, là sự nhớ nhung lúc xa xôi cách trở. Ngoài những tình cảm, nỗi niềm đó, người đọc không biết gì cụ thể hơn về chàng trai và cô gái, về mối quan hệ cụ thể của hai người với nhau.
Bài Nguyên đán của Xuân Diệu cũng thể hiện rõ đặc điểm này:
Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đến đã lâu rồi
Từ độ yêu nhau hoa nở mãi.
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.
Trong bốn câu thơ trên, không hề có mâu thuẫn, xung đột như trong kịch, cũng không có những biến cố, sự kiện, hệ thống sự kiện nào. Ðiều mà người đọc cảm nhận chủ yếu là niềm vui, hạnh phúc, là tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Như vậy, từ ca dao đến những tác phẩm thơ ca hiện đại, người đọc cảm nhận trước hết là thế giới nội tâm, là thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con người và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của tác phẩm trữ tình.
2. Tác phẩm trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan.
TOP
Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì...Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Chế Lan Viên đã nói lên mối quan hệ này qua những câu thơ:
- Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể
Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời.
- Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
Người ta có thể bắt gặp một bài thơ miêu tả một bức tranh phong cảnh thiên nhiên. Trong bài Ðây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử, ngoài những nét chấm phá về một bức tranh thiên nhiên với những vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế...là tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ơí đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà. (Ðây thôn Vĩ Giạ. Hàn Mặc Tử.)
Có những bài thơ có ít nhiều sự kiện khá liên tục- đó là những câu chuyện được kể lại một cách ngắn gọn. Những sự kiện, biến cố ở đây không được miêu tả chi tiết, tỉ mỉ...mà được thể hiện hết sức cô đọng. Các bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính, Núi Ðôi của Vũ Cao, Bà má Hậu Giang của Tố Hữu...nằm trong trường hợp này. Qua bài Quê hương của Giang Nam, người đọc có thê kể một số nét chính về mối quan hệ giữa chàng trai và cô gái một cách khá liên tục nhưng chức năng chủ yếu của hệ thống sự kiện đó là để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, suy tưởng. Chúng làm cho tình cảm được bộc lộ dễ dàng, gợi cảm.
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm.
Có những lần trốn học bị đòn ri
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.(Quê hương- Giang Nam.)
Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, tác phẩm trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Những chi tiết chân thật, sinh động trong đời sống dễ khêu gợi những tình cảm sâu sắc, mới mẻ. Có điều những chi tiết trong tác phẩm trữ tình bao giữ cũng hết sức cô đọng, súc tích.
Như vậy, tác phẩm trữ tình cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nó là nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ...của con người.
3. Tình cảm điển hình trong tác phẩm trữ tình.
TOP
Tác phẩm trữ tình bao giờ cũng mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ. Ðó là những nỗi niềm chủ quan thầm kín nhưng khi sáng tác nhà thơ luôn luôn nâng mình lên thành người mang tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cho một loại người, một thế hệ và cả những chân lí phổ biến...Người ta thường nói đến từ chân trời của cái "tôi" đến chân trời của cái "ta", "từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả" cũng trên ý nghĩa này. Biêlinnki đã diễn đạt điều đó bằng một câu nói hàm súc: "Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại nếu chỉ do ở mình và miêu tả mình - dù là miêu tả những nỗi đau của mình hay những hạnh phúc của mình. Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ hoãng sâu thẳm của lịch sử xã hội, bởi vì họ là khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại".
Tóm lại, trong tác phẩm trữ tình, nhà thơ trực tiếp bộc lộ những tình cảm yêu thương, căm giận của mình trước hiện thực cuộc đời. Ởí đây, tình cảm riêng tư của nhà thơ bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng tạo nên giá trị của tác phẩm. Những tác phẩm trữ tình có giá trị được người đọc yêu mến xưa nay bao giờ cũng thắm đẫm suy tư và dằn vặt của cá nhân nhưng đồng thời cũng đánh động tình cảm, tâm trạng ...của cả một lớp người, một thời đại nhất định.
4. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm trữ tình.
TOP
Nội dung tác phẩm trữ tình gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình (có người gọi là chủ thể trữ tình). Ở đây, cần phân biệt rõ 2 khái niệm: nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ ...của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư...về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Khi đọc một bài thơ, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, những con người mà còn một hình tượng của một ai đó đang ngắm nhìn, rung động, suy tư về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là nhân vật trữ tình. Ðó là tâm hồn, nỗi niềm, tấm lòng...mà người đọc cảm nhận được qua tác phẩm thơ ca.
Phần lớn nhân vật trữ tình xuất hiện với tư cách là những tình cảm, tâm trạng, suy tư... của chính bản thân nhà thơ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhân vật trữ tình không phải là hiện thân của tác giả. Do tính chất tiêu biểu, khái quát của nhân vật trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, hóa thân vào đối tượng để xây dựng nhân vật trữ tình theo qui luật điển hình hóa trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể coi đây là những nhân vật trữ tình nhập vai.
5. Lời văn trong tác phẩm trữ tình.
TOP
Là hình thức của tác phẩm văn học, lời thơ cũng như lời của tác phẩm tự sự và kịch đều mang tính chính xác, gợi cảm, hình tượng, hàm súc. Tuy nhiên, lời thơ cũng có những đặc điểm riêng.
Trước hết, đó là lời của chủ thể, thường bộc lộ trực tiếp sự đánh giá, nhận xét về đối tượng, trực tiếp thể hiện cảm xúc ca ngợi, khẳng định hoặc phê phán, phủ định. Chính vì vậy, sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong tác phẩm trữ tình- chủ yếu là trong thơ- luôn luôn nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật.
Lời văn trong tác phẩm trữ tình đòi hỏi bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ, những ý tập trung, hàm súc do đó nó phải tìm cho mình những lời văn phù hợp với yêu cầu gây ấn tượng mạnh, không phải chỉ bằng ý nghĩa của từ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ nữa. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người khẳng định đặc điểm quan trọng nhất của lời văn trong tác phẩm trữ tình là giàu nhạc tính. Nhạc tính này, do đặc điểm ngôn ngữ của từng dân tộc, được biểu hiện khác nhau. Trong thơ Việt Nam, tính nhạc thường được biểu hiện ở các mặt: sự cân đối, trầm bỗng, nhịp nhàng và trùng điệp.
II. PHÂN LOẠI THƠ TRỮ TÌNH.
Phạm vi của tác phẩm trữ tình rất rộng. Có thể kể đến các khúc ngâm, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc. Những đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình được biểu hiện tập trung và tiêu biểu nhất là trong tác phẩm thơ trữ tình.
Tùy theo truyền thống thơ ca của từng nước, người ta có nhiều cách phân loại thơ trữ tình khác nhau. Ở phương Tây, có những cách phân loại:
1. Dựa vào đặc điểm cảm xúc:
TOP
Có thể chia thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng.
- Bi ca:là những bài thơ buồn và những nỗi buồn đó được nâng lên thành quan niệm, thành triết lí. Chẳng hạn, trong bài Hoa nở để mà tàn, Xuân Diệu viết:
Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để chia tan
Người gần để li biệt.
-Tụng ca là những bài thơ ca ngợi những sự kiện anh hùng, những chiến công của con người, những cảnh tượng hùng vĩ của non sông đất nước. Nhiều bài thơ của Chế Lan Viên, Tố Hữu có thể được coi là tụng ca.
-Thơ trào phúng là một dạng trữ tình đặc biệt, trong đó tác giả phủ nhận những điều xấu xa bằng một giọng văn châm biếm, mĩa mai, trào lộng. Nhiều bài thơ của Tú Xương, Tú Mỡ ...thuộc loại này.
2. Dựa vào đối tượng miêu tả tạo nên cảm xúc của nhà thơ.
TOP
Có thể phân thơ trữ tình thành các loại: trữ tình tâm tình, trữ tình thế sự, trữ tình công dân, trữ tình phong cảnh.
- Trữ tình tâm tình là những bài thơ gắn liền với những tình cảm trong mối quan hệ hằng ngày: tình yêu nam nữ, tình vợ chồng, tình cha mẹ, anh em...
- Trữ tình thế sự: là những bài thơ nghiêng về những xúc động về cuộc đời với tính chất "nhân tình thế thái"
Trong những thời kì lịch sử có nhiều biến đọng, nhiều giá trị chưa được xác định rõ ràng, thơ trữ tình thế sự gợi ý cho người sọc những suy tư, băn khoăn, trăn trở về thực trạng xã hội. Nhiều bài thơ của Nguyễn Bĩnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương...là những tiếng nói trữ tình thế sự có giá trị.
-Trữ tình công dân là những bài thơ nói lên những cảm xúc, tình cảm, suy tư của nhà thơ trong mối quan hệ với xã hội, với chế độ chính trị...Ở đây, nhà thơ lấy tư cách công dân để cổ vũ, ca ngợi sự nghiệp của nhân dân và lên án kẻ thù chung. Nhiều bài thơ trong văn học Việt Nam giai đoạn chống Pháp, chống Mĩ thuộc loại này.
-Trữ tình phong cảnh là những bài thơ nói lên những cảm xúc của con người với thiên nhiên: cây cỏ, núi non, sông biển, cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
Những sự phân loại thơ trữ tình trên đây chỉ có tính chất tương đối. Thế giới nội tâm của con người vô cùng phong phú, phức tạp, tinh tế và có trăm nghìn mối quan hệ khó có thể phân biệt một cách rạch ròi. Trong trữ tình tâm tình cũng có trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân và ngược lại. Ơí đây, sự phân loại chỉ nhằm giúp người đọc nhân ra cảm hứng chủ đạo, khuynh hướng nghệ thuật của nhà thơ.
III. TỔ CHỨC MỘT BÀI THƠ TRỮ TÌNH.
1. Ðề thơ.
TOP
Nơi thể hiện tinh thần cơ bản của nội dung bài thơ, gợi ý cho người đọc hiểu chủ đề chính của bài thơ, giúp họ nhớ và phân biệt với hững bài thơ khác. Cũng có khi có những bài thơ không có đề (vô đề). Ơí đây, có thể tác giả muốn để người đọc, qua nôi dung bài thơ, suy ngẫm và tưởng tượng mà tự hiểu. Ðề thơ có thể chỉ nên được coi như một định hướng để hiểu đúng bài thơ.
2. Dòng thơ, câu thơ.
TOP
Dòng thơ là đặc điểm quan trọng nhất của sự tổ chức ngôn ngữ thơ. Trong các thể thơ cách luật, số chữ mỗi dòng có sự qui định chặt chẽ. Ơí thơ tự do, không có sự qui định đó nhưng thường mỗi dòng thơ cũng không quá 12 chữ.
Câu thơ là dòng thơ diễn đạt trọn vẹn một ý. Thông thường, mỗi câu thơ là một đìng thơ. tuy nhiên, có khi hai ba dòng thơ mới thành một câu thơ:
Ơi! Kháng chiến, mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường. (Chế Lan Viên)
3. Khổ thơ, đoạn thơ
TOP
Sự kết hợp của các câu thơ thành từng nhóm thống nhất với nhau về vần, nhịp, cú pháp, ngữ điệu. Mỗi khổ thơ được kết thuc bằng một khoảng nghỉ dài. Trong những bài thơ ngắn, mỗi khổ thơ có thể là một đoạn thơ nhưng trong nhiều trường hợp, nhiều khổ thơ mới thành một đoạn thơ.
Ðoạn thơ là sự tập họp nhiều câu thơ chằm diễn đạt một ý tương đối trọn ven, hoàn chỉnh. Sự phân đoạn một bài thơ chủ yếu dựa vào ý chứ không phụ thuộc vào vần, bhịp, cú pháp như khổ thơ. việch phân đoạn dựa vào ý thơ là một yếu tố khó xác định nên các nhà nghiên cứu có thể có sự phân đoạn các bài thơ cụ thể không giống nhau.
4. Tứ thơ, Bài thơ.
TOP
Tứ thơ là ý lớn xuyên suốt bài thơ nhưng ý ấy không được nói thẳng ra mà hòa quyện, biến hóa qua hình tượng có nhiều tìm tòi, sáng tạo của nhà thơ. Nói cách khác, một bài thơ có tứ là một bài thơ có tìm tòi, sáng tạo về mặt thể hiện ý của toàn bài một cách mới mẻ, thú vị. Tứ thơ thể hiện đậm nét cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ... của nhà thơ.
Bài thơ là một tác phẩm hoàn chỉnh, có cấu trúc nội tại, là sự tổng hợp từ đề thơ, dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, tứ thơ. Mỗi bài thơ có độ dài ngắn khác nhau và dĩ nhiên giá trị của mỗi bài thơ phụ thuộc vào nội dung tư tưởng va hình thức nghệ thuật của nó chứ không phải ở chỗ ngắn dài.
File đính kèm:
- Giao trinh Li luan van hoc Chuong 7.doc