Phân tích bài Đôi mắt của Nam Cao

Trong tập “ Nhật kí ở rừng “ , Nam Cao có kể rằng nhà văn đã dùng mấy ngày nghỉ Tết đầu năm 1948 để viết một truyện ngắn “ cho đỡ nhớ “ ( chữ dùng của chính Nam Cao ). Truyện ngắn đó, như mọi người đều biết, mang tên “ ********* thằng Tào Tháo”. Nhưng ngay sau đó, tên truyện đó đã được đổi thành “Đôi mắt “ để “ cho nó đứng đắn hơn “. Nhưng nghĩ cho kĩ, sự thay đổi tên truyện ấy không chỉ liên quan đến sự đứng đắn hay không đứng đắn, nghiêm chỉnh hay không nghiêm chỉnh. Thay đổi một tựa đề như thế, dường như Nam Cao còn muốn quan niệm và muốn người đọc cùng quan niệm tác phẩm của mình không như một truyện ngắn tính cách mà như một truyện ngắn luận đề. Và luận đề đã được Nam Cao nêu lên ở đây không thể là gì khác hơn ngoài luận đề “Đôi mắt “.

Lẽ dĩ nhiên không ai , không người đọc nào có thể hiểu một cách quá thật thà, ngây thơ rằng chữ “đôi mắt “ dùng trong tác phẩm này là để chỉ một cơ quan cảm giác. Và những chữ “đôi mắt “ấy chắc cũng không liên quan gì đến ý niệm mà những người yêu thích sự lãng mạn, trữ tình hay nói đến, rằng đó là “ cửa sổ tâm hồn”. Theo cách dùng của Nam Cao, đơn giản chỉ là một hình thức để diễn đạt điều mà chúng ta vẫn gọi là cách nhìn, cách nhận thức về con người và cuộc sống. Mà trong tác phẩm này, đó trước hết là cách nhìn về cuộc kháng chiến và những người dân kháng chiến. Nhưng Nam Cao là một nhà văn, vì thế luận đề nói trên phải được ông biểu hiện theo cách riêng của nhà văn, nghĩa là bằng hình tượng và thông qua hình tượng. Hình tượng giúp nhà văn nhiều nhất trong việc giải quyết vấn đề “đôi mắt “, nhưng hình tượng chứa đựng nhiều nhất thông điệp mà Nam Cao muốn gửi tới mọi người rõ ràng chỉ có thể là hình tượng của hai người văn sĩ : Độ và Hoàng.

Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hoàng trong vai trò của một phản đề, một người có đôi mắt, cách nhìn mà nhà văn cho là “ không nên có”. Tuy nhiên, Nam Cao lại không muốn người văn sĩ tản cư về nông thôn trong những năm kháng chiến ấy hiện lên chỉ như là một phản đề tầm thường, đơn giản, dễ dãi. Trong thiên truyện đó, Hoàng nổi bật lên trước hết bởi đôi mắt nhìn tinh tường, sắc sảo, đúng là của một văn sĩ có tài, người đàn anh trong văn giới. Hoàng đã nhìn thấy cái mà những người khác không dễ dàng nhìn thấy và nói ra những điều mà mình quan sát thấy theo cách mà nếu không phải là một nhà văn tài tình khó có thể nhận ra. Bởi con người ấy không bao giờ chịu dừng lại ở những nhận xét chung. Bao giờ Hoàng cũng tìm cho được những nhận xét chung ấy phải hiện hiện lên trong những biểu hiện chi tiết cụ thể.Và tài quan sát, diễn tả những điều quan sát đã góp phần lớn làm nên sự thú vị, lôi cuốn của “Đôi mắt “,ít nhất là ở nửa đầu thiên truyện. Mặt khác, không nên coi những điều Hoàng kể với Độ là một sự xuyên tạc hay vu khống.Hoàn toàn tin được rằng những điều Hoàng kể đều là có thật, bởi Nam Cao cho thấy trong “Đôi mắt”, không một người nào, kể cả Độ tỏ ra hoài nghi về sự chân thực của những lời Hoàng nói. Nhưng chính vì thế cho nên nhân vật Hoàng trong tác phẩm mới thực sự là một phản đề đặc sắc, một phản đề không dễ bác bỏ, không dễ vượt qua. Chính vì vậy khi Nam Cao có thể vượt qua, bác bỏ phản đề đặc sắc ấy thì phần chính ấy mới có thể hiện ra càng sâu xa , lớn lao và đẹp đẽ hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bài Đôi mắt của Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đôi mắt Nam Cao Trong tập “ Nhật kí ở rừng “ , Nam Cao có kể rằng nhà văn đã dùng mấy ngày nghỉ Tết đầu năm 1948 để viết một truyện ngắn “ cho đỡ nhớ “ ( chữ dùng của chính Nam Cao ). Truyện ngắn đó, như mọi người đều biết, mang tên “ ********* thằng Tào Tháo”. Nhưng ngay sau đó, tên truyện đó đã được đổi thành “Đôi mắt “ để “ cho nó đứng đắn hơn “. Nhưng nghĩ cho kĩ, sự thay đổi tên truyện ấy không chỉ liên quan đến sự đứng đắn hay không đứng đắn, nghiêm chỉnh hay không nghiêm chỉnh. Thay đổi một tựa đề như thế, dường như Nam Cao còn muốn quan niệm và muốn người đọc cùng quan niệm tác phẩm của mình không như một truyện ngắn tính cách mà như một truyện ngắn luận đề. Và luận đề đã được Nam Cao nêu lên ở đây không thể là gì khác hơn ngoài luận đề “Đôi mắt “. Lẽ dĩ nhiên không ai , không người đọc nào có thể hiểu một cách quá thật thà, ngây thơ rằng chữ “đôi mắt “ dùng trong tác phẩm này là để chỉ một cơ quan cảm giác. Và những chữ “đôi mắt “ấy chắc cũng không liên quan gì đến ý niệm mà những người yêu thích sự lãng mạn, trữ tình hay nói đến, rằng đó là “ cửa sổ tâm hồn”. Theo cách dùng của Nam Cao, đơn giản chỉ là một hình thức để diễn đạt điều mà chúng ta vẫn gọi là cách nhìn, cách nhận thức về con người và cuộc sống. Mà trong tác phẩm này, đó trước hết là cách nhìn về cuộc kháng chiến và những người dân kháng chiến. Nhưng Nam Cao là một nhà văn, vì thế luận đề nói trên phải được ông biểu hiện theo cách riêng của nhà văn, nghĩa là bằng hình tượng và thông qua hình tượng. Hình tượng giúp nhà văn nhiều nhất trong việc giải quyết vấn đề “đôi mắt “, nhưng hình tượng chứa đựng nhiều nhất thông điệp mà Nam Cao muốn gửi tới mọi người rõ ràng chỉ có thể là hình tượng của hai người văn sĩ : Độ và Hoàng. Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hoàng trong vai trò của một phản đề, một người có đôi mắt, cách nhìn mà nhà văn cho là “ không nên có”. Tuy nhiên, Nam Cao lại không muốn người văn sĩ tản cư về nông thôn trong những năm kháng chiến ấy hiện lên chỉ như là một phản đề tầm thường, đơn giản, dễ dãi. Trong thiên truyện đó, Hoàng nổi bật lên trước hết bởi đôi mắt nhìn tinh tường, sắc sảo, đúng là của một văn sĩ có tài, người đàn anh trong văn giới. Hoàng đã nhìn thấy cái mà những người khác không dễ dàng nhìn thấy và nói ra những điều mà mình quan sát thấy theo cách mà nếu không phải là một nhà văn tài tình khó có thể nhận ra. Bởi con người ấy không bao giờ chịu dừng lại ở những nhận xét chung. Bao giờ Hoàng cũng tìm cho được những nhận xét chung ấy phải hiện hiện lên trong những biểu hiện chi tiết cụ thể.Và tài quan sát, diễn tả những điều quan sát đã góp phần lớn làm nên sự thú vị, lôi cuốn của “Đôi mắt “,ít nhất là ở nửa đầu thiên truyện. Mặt khác, không nên coi những điều Hoàng kể với Độ là một sự xuyên tạc hay vu khống.Hoàn toàn tin được rằng những điều Hoàng kể đều là có thật, bởi Nam Cao cho thấy trong “Đôi mắt”, không một người nào, kể cả Độ tỏ ra hoài nghi về sự chân thực của những lời Hoàng nói. Nhưng chính vì thế cho nên nhân vật Hoàng trong tác phẩm mới thực sự là một phản đề đặc sắc, một phản đề không dễ bác bỏ, không dễ vượt qua. Chính vì vậy khi Nam Cao có thể vượt qua, bác bỏ phản đề đặc sắc ấy thì phần chính ấy mới có thể hiện ra càng sâu xa , lớn lao và đẹp đẽ hơn. Nhưng cái nhìn của Hoàng có đặc sắc đến đâu thì Hoàng trong câu chuyện vẫn chỉ là một phản đề. Như vậy nghĩa là về cơ bản, cách nhìn ấy là sai lệch. Có thể đúng trên hiện tượng nhưng vẫn sai về bản chất. Bởi Hoàng chỉ sắc sảo khi nhìn vào những cái xấu của người dân. Vì thế những người dân kháng chiến trong con mắt của Hoàng chỉ là tập hợp của một loạt những thói mà Hoàng thấy là đáng chê cười : ngu dốt, tham lam, bần tiện, ích kỷ... Người nhà quê đối với Hoàng có rất nhiều thói xấu, nhưng cái khiến Hoàng khó chịu nhất, hằn học nhất và từ đó đem ra giễu cợt một cách độc địa và hả hê nhiều nhất lại là cái thói “đã ngố lại còn nhặng xị “ : không biết chữ lại cứ hay hỏi giấy ; ngờ nghệch nhưng thích rình mò, nấp nom; dốt nhưng hay nói chữ : Mở miệng ra là thấy “đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ” với cả “ tân dân chủ “ ; chẳng biết gì về lý luận nhưng lại đọc làu làu “ ba giai đoạn “ về cuộc kháng chiến toàn dân,... Như vậy nghĩa là con người ấy ngay cả lúc sống rất gần nhân dân trong không gian nhưng vẫn rất xa cách họ trong tâm tưởng. Con người ấy sống giữa lòng dân, nhờ cậy vào dân nhưng với họ lại chỉ thấy một sự ác cảm, coi thường, khinh rẻ. Và cái mà Hoàng khó nhìn thấy nhất, khó chấp nhận nhất, giễu cợt chua cay nhất lại chính là những biểu hiện của sự đổi mới, lột xác vươn mình của những người dân trong kháng chiến. Vì thế Hoàng chỉ nhìn được người dân từ một phía, mà lại là phía xấu. Con người có đôi mắt như thế là thông minh, mà sao không tỏ được lẽ đời ? Con người có thể có học thức nhưng cũng không sao nhận thức được những điều quan trọng nhất trong thực tế. Vì thế con người hay chê cười ấy, bằng cách đó lại tự biến mình thành đối tượng của sự chê cười. Tất cả những điều nói trên, Hoàng đã trực tiếp bộc lộ với Độ trong cuộc trò chuyện về những người dân. Thế nhưng Nam Cao đã không dừng cuộc câu chuyện của mình sau cuộc trò chuyện đó, bởi nhà văn vẫn còn hứng thú đi đến tận cùng vấn đề, tận cùng tính cách, muốn lộn trái nhân vật để có thể xem xét một cách kĩ càng. Như vậy, truyện ngắn “Đôi mắt “ mới có phần thứ hai, phần thể hiện nhiều nhất những suy nghĩ sâu sắc và khả năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Bởi Hoàng đã sẵn sàng đến với những người mà Hoàng coi thường, nhưng lại không chịu đến với nhân dân. Mà hơn thế, Nam Cao còn để Hoàng tự tìm đến những kẻ cặn bã kia trong khi vẫn dứt khoát đóng cửa, quay lưng lại với mọi hoạt động của nhân dân, kháng chiến dù cho họ đã chủ động tìm đến. Chi tiết ấy đủ để thấy Hoàng đã xa rời nhân dân đến mức như thế nào. Nam Cao cũng lại để Hoàng bình luận với Độ về Hồ Chủ Tịch. Chi tiết này không chỉ có ý nghĩa đề cao hình ảnh Bác Hồ bởi người xa lánh kháng chiến như Hoàng cũng không phủ nhận sự vĩ đại của Bác. Và phải có chi tiết này để chứng tỏ Hoàng cũng không phản động, và về cơ bản Hoàng vẫn đứng về phía đất nước, dân tộc mình, về phía kháng chiến, vẫn gọi đất nước là “ mình “ và kêu bọn thực dân là “ nó “.Nhưng điều ấy không có nghĩa là Nam Cao đã đi lạc chủ đề. Tác giả đã không quên để chúng ta thấy trong khi Hoàng ca ngợi Hồ Chủ Tịch một cách thành tâm nhất, anh cũng vẫn đối lập Bác với nhân dân. Sự ca ngợi Bác Hồ cũng là một cách để anh bày tỏ sự khinh mạn đối với nhân dân. “ Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một đất nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng khổ cho ông cụ lắm. “ Song cách nhìn sai lệch của Hoàng đối với nhân dân lại được soi chiếu từ một góc độ mới mẻ khác. Nhà văn đã lật đi lật lại góc nhìn của Hoàng : đối với những người chính diện và cả những người không phải chính diện. Nhưng không phải tình cờ mà Nam Cao kết thúc truyện ngắn Đôi Mắt bằng một chi tiết kể về một lần đọc Tam Quốc của vợ chồng Hoàng. Bởi Hoàng đã bộc lộ mình rất thật, khác hẳn với những đoạn trên. Không lúc nào trong ngày hôm đó mà Hoàng lại mãn nguyện, thoả thích như thế. Anh “ vỗ đùi “, rồi chửi yêu “ ********* anh Tào Tháo”. Nhưng chính thế Hoàng mới đáng cười và cả đáng thương. Hoàng không thể tìm thấy sự yêu thương trong thế giới quanh mình. Và phải có câu nói cuối cùng thì chúng ta mới thấy Hoàng lạc lõng đến thế nào. Đôi mắt của chính Hoàng đã đưa anh đến một tình cảnh bơ vơ như thế nào trong cuộc sống này. Con người ấy đã không chỉ không hoà nhập được với nhân dân, với kháng chiến mà cả với cuộc đời. Nếu Hoàng là một phản đề thì người đóng vai trò chính đề trong truyện ngắn của Nam Cao sẽ không thể là ai khác hơn ngoài Độ. Nam Cao đã gửi gắm vào nhân vật văn sĩ này quan niệm về một đôi mắt, về một cách nhìn mà theo ông, những con người lúc bấy giờ cần phải có. Nhưng một lần nữa, Nam Cao cũng không muốn giải quyết luận đề của mình một cách giản đơn. Nhà văn đã làm một điều mà không phải tác giả nào cũng đủ bản lĩnh và táo bạo để dám làm và có thể làm. Bởi Độ- chính đề ấy trong tác phẩm lại là một con người khiêm nhường đến rụt rè, người mà hình như chỉ lẳng lặng lắng nghe Hoàng và nghĩ ngợi. Thỉnh thoảng lắm anh mới đưa ra một vài lời phản đối nhẹ nhàng. Nhà văn đã cố ý không dành cho Độ vai trò một người lấn át, một người hăng hái đấu tranh. Độ cũng không làm cho Hoàng nhận ra sai lầm lệch lạc của mình. Có vẻ như trong sự đối chọi của hai quan niệm về con người và cuộc sống, văn sĩ Độ có phần lép vế. Nhưng cái rất giỏi của Nam Cao là trong một cục diện như thế, nhà văn vẫn có thể cho ta nhận thấy không phải Hoàng- con người tỏ ra rất tự tin kia, mà lại là Độ- người văn sĩ hiền lành ấy, mới là người có cách nhìn đúng đắn, người có đôi mắt đáng được noi theo. Độ là người có thể nhìn thấy những điều mà Hoàng đã thấy, những nhận xét Hoàng đã nói ra bằng giọng tự tin, tự mãn về sự tinh tường, sắc sảo của mình thì Độ cũng có thể nói ra một cách khiêm nhường nhưng cũng sâu xa và lý thú không hề kém. Độ cũng hiểu rằng những người dân trước Cách Mạng và kể cả lúc đã tham gia kháng chiến thì vẫn còn không ít những hạn chế. Những người trước kia nhút nhát, nhịn nhục nhưng khi đã vào kháng chiến rồi vẫn không mất đi hình hài răng đen, mắt toét, vẫn không thể phát âm cho đúng từ “ lựu đạn “ mà nhất định đọc thành “ nựu đạn “ và không hát cho đúng “ Tiến Quân Ca “ mà hát như “một người buồn ngủ cầu kinh”.Thế nhưng dù rất ít nói, dù chỉ bộc lộ ra trước người đàn anh trong văn giới là Hoàng một thái độ nhũn nhặn, trân trọng, rụt rè thì Nam Cao vẫn cho chúng ta thấy người hiền lành ấy vẫn nhận ra những điều mà Hoàng không thể nhận ra. Hoàng chỉ thấy những người dân quê đáng chê cười nhưng Độ còn thấy giấu đằng sau đó là những phẩm chất anh hùng. Họ xung trận một cách dũng cảm. Cái mà Hoàng cho là tất cả nhân dân thì Độ chỉ thấy một phần, mà phần ấy không thuộc về bản chất. Hoàng chỉ thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ ba giai đoạn “ là một con vẹt nhưng Độ lại thấy bó tre trên vai anh ta để đi đánh quân thù. Hoàng chỉ thấy khó chịu về những kẻ hay rình mò, nấp nom nhưng Độ lại thấy được tinh thần trách nhiệm của họ. Hoàng chỉ nhìn cuộc đời một phía với cái nhìn phiến diện. Độ mới có cái nhìn toàn diện. Hoàng cho mình là sắc sảo nhưng chỉ có thể với một phía của sự thật. Chỉ có Độ mới có cách nhìn thật sự nhân hậu và công bằng. Đôi mắt của Hoàng có vẻ như mù loà trước sự đổi thay nhưng Độ lại là người cảm nhận được sự đổi thay của thời đại với một sự tinh tường mà Hoàng không thể có. Và do đó, Độ có một cái nhìn có sức thuyết phục hơn hẳn đôi mắt lệch lạc của Hoàng- điều mà ai đọc Đôi Mắt cũng không thể không nhận thấy. Nam Cao còn cho thấy cách nhìn của Hoàng đã trở nên lạc lõng, vô tích sự. Ngay cả trong địa hạt sở trường của anh, Hoàng cũng không viết gì nhưng chỉ mơ ước hão huyền.Trong khi đó, cách nhìn của Độ đã làm cho anh thành một người có ích, một người dấn thân cho kháng chiến, tìm thấy vị trí và ý nghĩa sống cho mình. Không phải vì Độ có tài văn chương hơn so với Hoàng. Độ cũng luôn coi Hoàng là bậc đàn anh trong văn giới. Vậy nguyên nhân phải tìm là ở chỗ đứng và tấm lòng của Độ đối với con nguời và cuộc sống. Và sự hiểu biết lại do Độ gần gũi với người dân hơn, cảm thông và chia sẻ nhiều hơn. Đó chính là lý do vì sao Hoàng nhất quyết đóng cửa với nhân dân, kháng chiến, trong khi Độ sẵn sàng đắp chung chăn với anh em thợ thuyền. Hoàng chỉ có thể ngủ trong chăn ấm “ thoang thoảng nước hoa” nhưng Độ sẵn sàng ngủ trong tiếng máy chạy ầm ầm. Xét cho cùng, vấn đề đôi mắt của hai nhân vật chỉ là vấn đề lập trường đối với nhân dân và kháng chiến. Mặt khác, trong khi Hoàng khư khư giữ một cách nhìn cũ với cuộc đời mới thì Độ luôn luôn ý thức được sự đổi thay, góp phần làm nên sự đổi thay.Vì thế mà Độ có được cái mà Hoàng tuyệt đối không có : sự ý thức về sự đổi mới mà Cách Mạng và kháng chiến có thể đem lại cho nhân dân và cho chính bản thân mình. Có thể thấy Độ cũng là một sự phân thân một phần của Nam Cao nhưng lại là phần đúng đắn là ít phức tạp hơn cả, phần mà nhà văn muốn giữ gìn hơn cả. Vì thế trong “Đôi mắt “,Độ chứ không phải Hoàng mới là hình tượng được nhà văn đặt vào vị trí nhân vật xưng “ tôi” , tương đương như một người đại diện. Nhưng Độ không chỉ là Nam Cao mà còn là hiện thân của những văn nghệ sĩ đã tích cực tham gia kháng chiến. Độ không chỉ là bản sao của một nhân vật có thật mà còn như một lý tưởng, một mẫu mực mà cả Nam Cao và con người thời đó vẫn phải noi theo. *Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm “Đôi mắt “: Để hiểu được giá trị của truyện ngắn này, ta không thể không đặt lại tác phẩm vào thời điểm mà nó được sáng tạo nên. Đó là lúc mà lớp văn nghệ sĩ như Nam Cao đã đi vào cuộc Cách Mạng và kháng chiến như đi trên một con đường mới mẻ, như trong một quá trình còn đang phải “ nhận đường” với một bước chân còn nhiều chuệnh choạng, đầu óc còn day dứt ,hoang mang. Những người như Hoàng vào thời điểm ấy vẫn còn không quá ít và nhiều người vẫn còn đi vào kháng chiến với ý nghĩ là mình phải từ bỏ và hy sinh nghệ thuật. Trong bối cảnh ấy, Đôi Mắt là một câu trả lời kiên quyết và dứt khoát, xứng đáng là tuyên ngôn của những người cầm bút quyết tâm đem ngòi bút phục vụ cho kháng chiến. Nam Cao đã sớm nêu lên hình ảnh người văn nghệ sĩ của nhân dân, hình ảnh về một nền văn nghệ của nhân dân từ trước khi những khẩu hiệu tuyên truyền được đặt ra như : Cách mạng hoá tư tưởng Quần chúng hoá sinh hoạt Nhưng nhà văn vẫn không chịu nhìn vấn đề một cách giản đơn. Nam Cao không dễ dãi cho rằng để trở thành một người làm văn nghệ kháng chiến, để viết nên những tác phẩm mang tính chất nhân dân thì người nghệ sĩ chỉ cần xách ba lô đến với quần chúng hay đi thực tế. Nam Cao phát hiện ra rằng còn có một vấn đề quan trọng không kém là phải xác định một cách nhìn và cách sống. Bởi Nam Cao đã thấy rằng nếu không có một cách nhìn đúng đắn, nếu chỉ nhìn cuộc đời từ một phía thì càng đi sâu vào quần chúng càng chỉ cảm thấy chua cay.. Đó chính là vai trò quyết định của thế giới quan đối với sáng tác. Nhưng vấn đề “Đôi mắt “ không chỉ là vấn đề của thời điểm ấy, không chỉ có giá trị nhất thời, bởi mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và nhân dân là chân lý của mọi thời. Vì thế, “Đôi mắt “đến nay vẫn không hề cũ. Mặt khác, vấn đề đôi mắt của Nam Cao không chỉ quan hệ trong phạm vi những người làm nghệ thuật. Có một đôi mắt đúng đắn đối với cuộc đời là điều cần thiết cho tất cả mọi người. Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật nhưng không chỉ là tuyên ngôn nghệ thuật. Thông điệp đó nhằm gửi tới những người nghệ sĩ và không chỉ là những người nghệ sĩ. Chính giá trị ấy mới làm cho chúng ta suy nghĩ...

File đính kèm:

  • docLuyen thi Doi mat.doc