Là bộ phần mềm nằm trong bộ công cụ Microsoft Office, được sử dụng để minh hoạ cho các công cụ thuyết trình, đặc biệt có hiệu quả mạnh về đồ hoạ và tạo các hiệu ứng. Sử dụng PowerPoint ta có thể tạo và hiển thị các bộ Slide, chúng sẽ kết hợp văn bản với hình vẽ, bức ảnh, âm thanh, đoạn phim thậm chí với các hiệu ứng đặc biệt sinh động. Sau đó có thể trình bày trực tiếp trên máy tính có màn hình lớn hoặc chuyển nội dung vào các Slide 35 mm, vào các bản phim đèn chiếu, in thành các ấn phẩm để giới thiệu trên Web theo dạng điện tử hay tương tác. Ngoài ra ta có thể trộn các nội dung các văn bản trong Word, bảng tính trong Excel, hình ảnh trong ClipArt thành các hình ảnh và văn bản trong PowerPoint. Giao diện của Powerpoint tương tự các công cụ khác trong bộ Microsoft Offce như Word, Excel.
27 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình lý thuyết và thực hành Powerpoint, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu
Híng dÉn sö dông powerpoint 2003
§Ó thiÕt kÕ gi¸o ¸n ®iÖn tö
Đại Học Quốc gia TP Hồ chí minh
Khoa: Đồ hoạ Quảng cáo đa truyền thông
GIỚI THIỆU MICROSOFT POWERPOINT
I. GIỚI THIỆU:
Là bộ phần mềm nằm trong bộ công cụ Microsoft Office, được sử dụng để minh hoạ cho các công cụ thuyết trình, đặc biệt có hiệu quả mạnh về đồ hoạ và tạo các hiệu ứng. Sử dụng PowerPoint ta có thể tạo và hiển thị các bộ Slide, chúng sẽ kết hợp văn bản với hình vẽ, bức ảnh, âm thanh, đoạn phim thậm chí với các hiệu ứng đặc biệt sinh động. Sau đó có thể trình bày trực tiếp trên máy tính có màn hình lớn hoặc chuyển nội dung vào các Slide 35 mm, vào các bản phim đèn chiếu, in thành các ấn phẩm để giới thiệu trên Web theo dạng điện tử hay tương tác. Ngoài ra ta có thể trộn các nội dung các văn bản trong Word, bảng tính trong Excel, hình ảnh trong ClipArt thành các hình ảnh và văn bản trong PowerPoint. Giao diện của Powerpoint tương tự các công cụ khác trong bộ Microsoft Offce như Word, Excel...
Bài 1: MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN LÀM QUEN MICROSOFT POWER POINT
Khởi động Microsoft power point:
Cách1: Vào Start à Programs à Microsoft power point.
Cách 2: Kích chuột vào biểu tượng Micr soft Power Point trên màn hình Desktop.
Thanh tiêu đề
Thanh công cụ
(standard)
Thanh định dạng
(formatting)
Thanh công cụ vẽ
(Drawing)
Thanh thước
(Ruler)
Giới thiệu màn hình power point:
Mở một file trình diễn mới: (New presentation)
Vào file à New hoặc kích chuột vào biểu tượng New trên thanh công cụ chuẩnà khi đó hiện ra cửa sổ New Presentation à có thể chọn:
+ Chọn Blank Presentation để mở một file trình diễn trắng.
+ From Desighn Template để mở một file trình diễn theo mẫu thiết kế.
File trình diễn trắng
File trình diễn theo thiết kế
File trình diễn đã có sẵn
New
Kích
+ From Autocontent Wizard để mở một file trình diễn theo ý tưởng có sẵn.
Ghi một file trình diễn lên đĩa:
Vào File à Save (Save as) hoặc Kích chuột vào biểu tượng Save trên thanh công cụ chuẩn. Khi đó xuất hiện hộp thoại Save As.
Trong Save In, chọn thư mục lưu trữ cho file trình diễn (Thông thường chọn My Document).
Save
Gõ
Kích
Kích
Kích chọn thư mục
Trong hộp file name đánh tên cho file trình diễn à Kích chuột vào Save (hoặc ấn Enter).
5. Mở một file trình diễn có sẵn trên đĩa:
Vào File à Open hoặc kích chuột vào biểu tượng Open trên thanh công cụ chuẩn à Xuất hiện hộp thoại Open.
Trong Hộp Look in chọ thư mục chứa file cần mở.
Kích chuột vào file cần mở à Kích vào nút Open (hoặc ấn Enter).
Open
Kích
Kích
Kích chọn thư mục
Kích
Đóng File trình diễn:
Ø Kích File à Close hoặc ấn đồng thời Ctrl+ F4.
Thoát khỏi chương trình PowerPoint:
Ø K ích File à Exit hoặc ấn đ ồng thời Alt+F4 ho ặc k ích dấu (X) g óc trên cùng bên ph ải màn h ình.
Bài 2: TẠO MỘT TRÌNH DIỄN MỚI
Powerpoint cung cấp nhiều cách khác nhau để tạo các phiên trình diễn slide, ta có thể xây dựng một phiên trình diễn từ đầu bằng cách bổ sung văn bản và các phần tử slide khác vào các slide trống, hay có thể nhờ winzard Autocontent trợ giúp. Nhờ vận dụng các tập mẫu được định dạng sẵn, ta chỉ cần bổ sung văn bản để tạo một phiên trình diễn nhanh chóng.
I. TẠO MỘT PHIÊN TRÌNH DIỄN TRỐNG :
Nhắp vào nút New trên thanh công cụ chuẩn, hay vào File + New để tạo một phiên trình diễn trống hay cũng có thể nhắp nối kết Blank Presentation trên khung New Presentation, nếu đã đóng khung task ta thấy màn hình như sau :
Kiểu xem Slide
Nhắp vào đây chọn Kiểu xem outline
Ta thấy hầu hết các giao diện và cách định dạng của các chương trình trong bộ Microsoft Office có tính kế thừa và tương tự như nhau, do đó các thao tác mở tệp trình diễn đã lưu trên đĩa, ghi tệp trình diễn lên đĩa tương tự như Word.
Ở đây chỉ khác nội dung của các văn bản được thể hiện trong các Text Box, do đó muốn đưa văn bản vào ta phải thông qua các TexBox, cách đưa TexBox vào và xử lý chúng tương tự như ở Word. Đối với văn bản đưa vào các TexBox ta có thể gõ trực tiếp vào hay Copy từ Word rồi dán vào hay Insert + Slide From Outline, sau đó chọn file Word nhấn Insert, dùng chế độ Normal để điều chỉnh nội dung.
Muốn bổ sung hộp văn bản mới :
Nhắp nút TexBox trên thanh công cụ Drawing
Nhắp và kéo chuột trên Slide nơi muốn đặt hộp văn bản cho đến khi có kích cỡ mong muốn
Nhập văn bản mới vào hộp văn bản.
II. TẠO MỘT TRÌNH DIỄN NHỜ AUTO WINZARD CONTENT
+ Trong khung Task ( Mở nhanh nhấn Ctrl + F1 ), nhắp nút Other Task Panel ( Mũi tên xuống trong góc trên bên phải của khung, rồi chọn New Presentation, hay chọn Create a new Presentation
+ Chọn From Auto Content Winzard, nhắp Next để tiếp tục
Nút Other Task Panel
+ Nhắp chọn một phạm trù PowerPoint liệt kê các phiên trình bày kết hợp với phạm trù mà ta đã chọn, chọn một phạm trù nhắp Next để tiếp tục
+ Chọn Next để chuyển qua bước kế, Back để quay lại bước trước, Cancel để huỷ bỏ công việc đã làm, Finish để hoàn tất.
Sau đây là các bước cụ thể:
+ Chọn kiểu trình diễn sắp tạo được gợi ý với các chủ đề được liệt kê. Ví dụ: Để xem danh sách các trình diễn về công việc, nhấn nút corporate.
+ Hộp thoại kế ấn định cho trình diễn sẽ được tạo, có thể chọn một trình diễn thông thường hoặc chạy trên Web hoặc đen trắng hoặc Slide 35 mm.
+ Hộp thoại kế yêu cầu nhập các dữ liệu sẽ được hiển thị trên Slide mở hay Slide tiêu đề.
+ Nhấn nút Finish sẽ tạo ra một bộ cơ bản các Slide được xây dựng thông qua các lựa chọn, lúc này ta có thể bổ sung văn bản, hình ảnh đồ hoạ... để tạo thành một trình diễn của riêng bạn.
Mỗi Slide tạo bằng Winzard AutoContent bao gồm văn bản giữ chỗ, bạn có thể thay văn bản này bằng văn bản riêng của bạn.
III. TẠO MỘT TRÌNH DIỄN BẰNG TẬP THIẾT KẾ MẪU
+ Trong khung Task ( Mở nhanh nhấn Ctrl + F1 ), nhắp nút Other Task Panel ( Mũi tên xuống trong góc trên bên phải của khung, rồi chọn New Presentation, hay chọn Create a new Presentation
+ Chọn From Design Template, Hay chọn Design trên thanh công cụ
+ Chọn một thiết kế muốn áp dụng
Lưu ý : Để tạo một trình diễn, nếu không quá cầu kỳ về thiết kế, bạn có thể dùng Winzard AutoContent hay tập mẫu Template và sau đó điều chỉnh để thiết kế cho phù hợp với công việc
************************************************************
Bài 3: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN VỚI 1 SLIDE
Chèn thêm một trang (Slide) mới vào tệp trình diễn (Presentation):
Ø Kích Insert à New Slide hoặc ấn đồng thời Ctrl +M
Thêm mới Slide
Nhân đôi Slide
Nhân bản Slide: tạo ra các slide giống hệt với slide đã có.
Ø Kích Insert à Duplicate Slide (Hoặc ấn Alt + I rồi ấn D)
3. Thay đổi cách hiển thị của các Slide:
Cách 1
Ø Cách 1: - Kích View à chọn một trong các cách:
+ Normal (Hiện danh sách các Slide và Slide hiện hành)
+ Slide Sorter (Hiện tất cả các Slide)
+ Slide show (trình diễn Slide hiện tại)
Ø Cách 2: Hoặc kích chuột vào m ột trong các biểu tượng:
Nomal
Slide show
Slide sorter
Cách 2
Chế độ hiển thị Slide Sorter
Chế độ hiển thị Nomal
4.Thay đổi vị trí của các Slide: di chuyển Slide từ vị trí này sang vị trí khác
- Chọn cách hiển thị Slide Sorter (Nomal)à kích chuột vào slide cần thay đổi vị trí à Giữ và di Slide đến vị trí mới.
Kích
5. Đặt mầu nền cho Slide:
- Kích chuột phải vào giữa slide cần thay đổi màu nền.
Ø Cách 1: Chọn slide Design à xuất hiện cửa sổ Slide design à Chọn kiểu nền ưa thích.
Ø Cách 2: Chọn BackGround à xuất hiện cửa sổ Background à kích chuột vào biểu tam giác chọn:
F More colors: Chọn mầu ưa thích à Ok à Apply (đặt nền cho slide hiên tại) hoặc Apply to all (đặt nền cho tất cả các slide trong tệp).
F fill Effects: Đặt các hiệu ứng mầu à xuất hiện cửa sổ Fill effects à có thể chọn:
+ Gradien:
+ Texture
+ Pattem:
+ Picture:
à Sau khi chọn xong kích OK à Apply (đặt nền cho slide hiên tại) hoặc Apply to all (đặt nền cho tất cả các slide trong tệp).
Một mầu
Hai mầu
Dải nhiều mầu
Thay đổi độ sang tối của mầu
Đặt hiệu ứng xuất hiện cho Slide khi trình diễn:
F Trong mỗi một bài giảng (file trình diễn) có thể chứa nhiều các Slide à vì vậy để các slide xuất hiện có thể lôi cuốn người học, người xem à Ta có thể thêm các hiệu ứng cho các slide.
Ø Kích chuột phải vào giữa
Slide à chọn Slide Transition
Đặt tốc độ xuất hiện của slide
Chọn âm thanh xuất hiện của slide
Đặt thời gian để slide xuất hiện tự động
Slide xuất hiện sau khi kích chuột
Áp dụng hiệu ứng cho tất cả các slide (nếu chọn)
à Cửa sổ slide Transition xuất hiện à chọn hiệu ứng ưa thích trong hộp Appy to selected.
Xoá 1 hay nhiều Slide:
Ø Chọn chế độ hiển thị Slide Sorter (hoặc nomal) à đánh kích chuột vào Slide muốn xoá (giữ Ctrl, kích chuột vào các slide cần xoá) à Ấn phím Delete.
*****************************************************
Bài 4: THÊM CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO SLIDE
Thêm các đối tượng từ thanh Drawing:
F Trong quá trình thiết kế các Slide, việc thêm các đối tượng từ thanh Drawing không thể thiếu. Nó cho phép người thiết kế thêm các hộp chữ, hình vẽ hay thay đổi màu sắc… một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Ø Hiển thị thanh Drawing trên màn hình (nếu không có) bằng cách:
- Kích View à Toolbarsà Drawing
Ø Thêm các đối tượng từ thanh drawing bằng cách: Kích chuột vào đối tượng cần thêm à đưa chuột đến vị trí trên Slide cần thêm và vẽ theo ý muốn.
Vẽ đường thẳng
Vẽ đường mũi tên
Vẽ hình tròn hoặc Elip
Vẽ hình vuông, hình chữ nhật
Chèn hộp chữ
Chèn chữ nghệ thuật
Vẽ các hình có sẵn
Đặt mầu nền cho đối tượng
Đặt mầu đường kẻ cho đối tượng
Đặt mầu chữ cho đối tượng
Đặt kiểu đường kẻ cho đối tượng
Đặt kiểu đường nét đứt cho đối tượng
Đặt độ bóng đối tượng
Đặt các kiểu đường mũi tên
Đặt không gian 3 chiều cho đối tượng
Ø Thêm chữ vào đối tượng: Kích chuột phải vào đối tượng à Add text
Ø Đặt mầu nền cho đối tượng: Kích chuột vào đối tượng để xuất hiện 8 vị trí định vị àkích chuột vào biểu tượng Fill color à Chọn mầu ưa thích.
Ø Đặt kiểu mầu cho đường kẻ: Kích chuột vào đối tượng để xuất hiện 8 vị trí định vị àkích chuột vào biểu tượng line color à Chọn mầu ưa thích.
Ø Đặt mầu cho chữ của đối tượng: Kích chuột vào đối tượng hoặc bôi đen phần chữ trong đối tượng cần thay đổi mầu chữ àkích chuột vào biểu tượng Fond color
àChọn mầu ưa thích.
Ø Thay đổi kiểu đường kẻ hoặc kiểu đường nét đứt cho đối tượng: Kích chuột vào đối tượng àkích chuột vào biểu tượng Line Style (thay đổi kiểu đường kẻ) hoặc kích chuột vào biểu tượng Dash Style (kiểu đường nét đứt).
Ø Thay đổi kiểu đường mũi tên cho đối tượng: Kích chuột vào đối tượng àkích chuột vào biểu tượng Arrow Style à Chọn kiểu đường mui xtên ưa thích.
Ø Thay đổi độ bóng hoặc không gian ba chiều cho đối tượng: Kích chuột vào đối tượng à Kích chuột vào biểu tượng Shadow Style hoặc 3-D Style
Chèn một bức tranh (ảnh) từ ngoài vào Slide:
F Bài trình diễn sẽ trở lên hấp dẫn nếu như trong file trình diễn có thếm những tranh ảnh minh hoạ liên quan đến nội dung bài giảngà kích thích, lôi cuốn người học.
Ø Cách 1: Kích chuột vào biểu tượng Trên thanh Drawing.
Ø Cách 2: Kích Insert à Picture à From file
à Cả hai xuất hiện hộp thoại Insert Picture à Trong Look In chọn thư mục chứa tranh cấn chèn à Chọn tranh cấn chèn à Kích Insert hoặc Enter.
ØThay đổi kích cỡ của tranh: Kích chuột vào tranh xuất hiện 8 vị trí định vị à Đưa trỏ chuột đến một trong các vị trí định vị đó à xuất hiện mũi tên hai chiều
à Khi đó giữ và di chuột theo ý muốn.
ØThay đổi vị trí của tranh: Kích chuột vào tranh xuất hiện 8 vị trí định vị à Đưa chuột vào tranh xuất hiện mũi tên bốn chiều Khi đó giữ và di chuột theo ý muốn.
Ø Xoá tranh: Kích chuột vào tranh xuất hiện 8 vị trí định vị à Ấn Delete.
Chèn thêm Slide từ m ột file trình diễn khác:
Ø Trong qúa trình thiết kế bài giảng, đôi khi ta muốn có những Slide tương tự như những slide đã thiết kế ở một file khác, vì vậy để tiết kiệm thời gian, thao tác ta có thể sao chép các slide có sẵn từ một file trình diễn đó.
Ø Kích Insert à Slide from file à Hiện cửa sổ Slide Finder.
à Kích chuột nút Browse à Hiện cửa sổ Browse
à Trong Look in chọn thư mục chứa file trình diễn à Kích chuột vào file muốn chọn à Open (hoặc Enter) à Toàn bộ các slide của file hiển thị trong cửa sổ Slide finder.
à Kích chuột vào các slide muốn chèn à Kích nút Insert. (nếu chèn tất các slide thì kích Insert All) à Các slide được chọn sẽ được chèn vào file trình diễn của bạn.
Chèn đồ thị vào slide:
Ø Vào Insert à Chart à Đồ thị có sẵn hiện ra:
à Kích chuột vào bảng số liệu để thay đổi tên, thay đổi số liệu cho đúng yêu cầu.
Ví dụ: Thay đổi lại số liệu như sau:
Ø Thay đổi mầu cho đồ thi: Kích đúp chuột vào vị trí cần thay đổi màu à xuất hiện bảng mầu à Chọ mầu ưa thích.
Ø Thay đổi kiểu đồ thị: Kích chuột phải vào phần có đồ thị à Chart Type à xuất hiện cửa sổ Chart Type:
à trong Hộp Chart Type, chọn kiểu đồ thị à OK
Chèn bảng vào Slide:
Ø Vào Insert à Table à Xuất hiện cửa sổ Insert Table:
+ Trong Number of column: đánh vào số cột của bảng.
+ Trong Number of rows : đánh vào số dòng của bảng.
à Kích Ok à Đánh dữ liệu vào các ô như thông thường , dùng phím Tab và các phím mũi tên ç,è,é,ê để di chuyển giữa các ô trong bảng.
Ø Thay đổi các yếu tố của bảng: Kích chuột vào bảng à xuất hiện thanh Table and Border (Nếu không hiện thì vào View à Toolbar à Table and Border)
Bút vẽ
Tẩy
Các kiểu đường kẻ
Độ rộng của đường kẻ
Mầu của đường kẻ
Mầu nền của bảng
Căn dữ liệu lên trên
Căn dữ liệu Vào giữa
Căn dữ liệu Xuống dưới
Căn đều độ rộng của các cột Xuống dưới
Căn đều độ rộng của các dòng Xuống dưới
à Khi đó bôi đen các ô (bảng) cần thay đổi à kích chuột vào lệnh trên thanh Table and Border để thay đổi.
Thêm File Âm thanh hoặc Video vào Slide :
Ø Để cho bài giảng được phong phú, lôi cuốn, ta hoàn toàn có thể chèn thêm các file âm thanh hoặc video.
Chú ý: File âm thanh phải có đuôi dạng Wave, file video phải có đuôi dạng Avi hoặc Movie.
Ø Chèn Video:
Kích Insert à Movies and Sounds à Movie from file à cửa sổ Insert Movie xuất hiện à Trong Look in, chọn thư mục chứa file cần chèn à Kích file Movie cần chèn à OK (hoặc Enter).
Ø Chèn Âm thanh:
- Kích Insert à Movies and Sounds à Sound from file à cửa sổ Inser Sound xuất hiện à Trong Look in, chọn thư mục chứa file âm thanh cần chèn à Kích file âm thanh cần chèn à OK (hoặc Enter).
Đặt hiệu ứng cho các đối tượng:
F Trong mỗi một Slide trình giảng có thể có nhiều đối tượng như chữ, tranh, hình vẽ, âm thanh, video….Để lôi cuốn, thu hút người học, người xem ta có thể tạo thêm các hiệu ứng cho các đối tượng khi xuất hiện, đồng thời các hiệu ứng đó cón thể còn nhấn mạnh theo hướng tích cực hơn tới người học, người xem. Việc đặt hiệu ứng cho các đối tượng là rất quan trọng và cần thiết khi thiết kế giáo án điện tử. Nếu khai thác tốt, nó hoàn toàn có thể giúp chúng ta thực hiện được các ý tưởng thiết kế của mình.
Ø Kích chuột phải vào đối tượng cần đặt hiệu ứng à Custom Animation à xuất hiện cửa sổ Custom Animation à Kích Add Effect ta có thể chọn:
+ Entrance: Các hiệu ứng có tác dụng khi đối tượng bắt đầu xuất hiện.
+ Emphasis: Các hiệu ứng có tác dụng sau khi đối tượng đã xuất hiện.
+ Exit: Các hiệu ứng có tác dụng khi đối tượng thoát khỏi Slide.
+ Motion Paths: Hiệu ứng có tác dụng làm cho đối tượng chuyển động theo một hình dạng nào đó có sẵn hoặc người thiết kế tự tạo.
Ø Sau khi đặt hiệu ứng cho đối tượng, ta có thể chọn hình thức để áp dụng hiệu ứng cho đối tượng:
Kích chuột vào Tam giác cạnh ô Start để chọn:
+ On Click: Hiệu ứng được áp dụng sau khi kích chuột.
+ With Previous: Hiệu ứng được áp dụng cùng với hiệu ứng của đối tượng trước đó.
+ After Previous: Hiệu ứng được áp dụng ngay sau hiệu ứng của đối tượng trước đó.
Ø Đồng thời ta cũng có thể đặt tốc độ xuất hiện các hiệu ứng bằng cách:
- Kích chuột vào Tam giác ở ô Speed có thể chọn:
+ Very Slow: Hiệu ứng xảy ra rất chậm.
+ Slow: Hiệu ứng xảy ra rất chậm.
+Medium: Hiệu ứng xảy ra x ảy ra ở m ức độ vừa phải.
+ Fast: Hiệu ứng xảy ra nhanh.
+ Very fasr: Hiệu ứng xảy ra rất nhanh.
Tạo liên kết cho các đối tượng:
F Các đối tượng có trên Slide hoàn toàn có thể đóng vai trò như các nút hoạt động. Nó giúp cho ta có thể tạo ra các liên kết tới các thông tin khác có liên quan như mở một tài liệu, liên kết với một URL thậm chí nghe nhạc, xem phim hoặc cũng có thể là một bài giảng, bài trình diễn khác. Ta hình dung giống như ta đang xem thông tin tren một trang Web, trong trang Web đó có rất nhiều liên kết.. Các liên kết này sẽ đưa ta đến các nguồn thông tin phía trong, đầy đủ và chi tiết hơn.
Kích
Kích
Ø Kích chuột phải vào đối tượng muốn tạo liên kết à Action Settings à xuất hiện cửa sổ Action Settings à Kích chuột Hyperlink to à Kích Tam giác 6để chọn đối tượng sẽ liên kết đến.
Ø Các đối tượng liên kết đến có thể là:
+ Slide: Các trang có trong file trình diễn.
+ URL: Một địa chỉ trang Web.
+ Other Powerpoint Presentation: Một file trình diễn khác.
+ Other file : một tệp nào đó có ở trên đĩa như một văn bản, một file chương trình…..
Ø Ngoài ra có thể tạo thêm các hiệu ứng cho liên kết khi nó hoạt động như:
+ Kích Play Sound: bật một file âm thanh.
+ Kích Highlight Click: Đổi mầu khi kích chuột.
*****************************************************************
Bài 4: THIẾT LẬP SLIDE MASTER VÀ MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC
I. THIẾT LẬP MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC:
1.1 Tạo nút điều khiển
ØChọn kiểu xem Normal View
ØMở Menu Slide Show + Action Buttons
ØChọn một nút hành động và gắn vào vị trí thích hợp trên Slide, xuất hiện hộp hội thoại Action setting
ØChọn mục Hyperlink to, nhắp mũi tên xuống và chọn một hoạt động khi button được click :
Next Slide : đến Slide kế tiếp
First Slide : Về Slide đầu
Last Slide : Về Slide cuối
Slide : Đến Slide cụ thể nào đó
Other Powerpoint presentation : Đến một file Powerpoint khác bắt đầu từ Slide nào
Other file : Liên kết đến một file nào đó : File word, Excel, hay file minh hoạ của Sketchpad
ØChọn : Run Progam : Cho thực hiện một chương trình
ØChọn Play sound : Chọn âm thanh khi button được click
1.2 Tạo một liên kết cho một đối tượng trên Slide
Chọn đối tượng cần tạo liên kết
Vào Menu Insert + Hyperlink, xuất hiện hộp hội thoại :
Chọn đối tượng cần liên kết tới : có thể là một file File word, Excel, hay file minh hoạ của Sketchpad hay một file chương trình, nếu liên kết đến một slide của một file Powerpoint khác thì nhắp chọn nút Bookmark, nhắp chọn tên Slide, còn nếu liên kết đến các Slde của file hiện tại thì chỉ cần nhấn Bookmark và chọn Slide cần chuyển đến
2. THIẾT LẬP SLIDE MASTER:
Slide Master có thể hiểu như một Slide chủ cho tệp trình diễn. Thông thường một tệp trình diễn muốn thay đổi định dạng dữ liệu của toàn bộ các Slide, ta phải thay đổi lần lượt trên từng Slide. ở đây ta chỉ cần tạo một Slide chuẩn ( Slide Master ) rồi áp đặt cho tất cả cá Slide. Như vậy Slide mẫu ( Template) cũng là một Slide Master, ta cũng có thể tạo một Slide Master theo ý riêng của mình. Với Slide Master ta có thể thay đổi định dạng văn bản, biểu đồ, bảng biểu, hình ảnh..., hơn nữa ta có thể thiết lập các tiêu đề, chèn ngày tháng, số trang, hình ảnh vào Slide Master
Cách tạo :
Chọn menu View + Master + Slide Master
Thanh công cụ Master
Ta thiết lập định dạng chuẩn trên Slide Master
Nếu ta bổ sung các đối tượng vào Slide Master, khi đó các đối tượng này sẽ được hiển thị trên mỗi Slide ( Ta không chỉnh sửa được trên màn hình thiết kế các Slide mà chỉ chỉnh sửa được trên màn hình Slide Master này
Khi đã hoàn tất hiệu chỉnh Slide Master, ta nhắp nút Close Master View trên thanh công cụ Master để đóng lại
Các Slide Master điều khiển dáng vẻ chung của một thiết kế Slide : Cách đặt đối tượng, Font chữ văn bản ...Mọi thiết kế Slide đều dựa vào một Slide Master. Tuy nhiên việc điều chỉnh một Slide Master không thay đổi nội dung trong các Slide hiện có mà chỉ thay đổi dáng vẻ của Slide
3. Kỹ thuật trình diễn
Trình diễn là quá trình thể hiện nội dung các Slide đã thiết kế được trong tệp trình diễn lên toàn bộ màn hình. Có nhiều cách để thực hiện trình diễn các Slide
a) Trình diễn:
ØBắt đầu trình diễn:
Nhấn nút Slide Show ở góc phải cuối màn hình
Vào menu Slide Show + View Show hay nhấn F5
ØKết thúc trình diễn:
Khi hết các Slide hoặc
Nhấn Esc hoặc
Chọn End Show trên Menu ngắn ( nhấn phải chuột )
b) Các thao tác khi trình diễn:
ØHiện mục tiếp theo: Click hoặc nhấn Enter hoặc nhấn Space bar hoặc nhấn mũi tên xuống hoặc chọn Next ở menu ngắn.
ØHiện mục trước đó: Nhấn Page up hoặc nhấn mũi tên lên hoặc chọn Previous ở menu ngắn.
4. Thiết lập chế độ trình diễn tự động
Ta có thể thiết lập khoảng thời gian cho trình diễn một cách tự động cho từng Slide
Next
Cách 1 : ấn định thời gian chạy cho từng Slide lúc trình diễn
Vào menu Slide Show
Chọn Rehearse Timings
Nhấn nút Next trên thanh công cụ Rehearsal để tổng duyệt buổi biểu diễn ( Tốc độ khi ta nhấn nút next sẽ qui định khoảng thời gian chạy cho từng đối tượng trong Slide ). Khi đến Slide cuối cùng sẽ có hộp hội thoại , ta nhấn Yes để ghi thời gian hiển thị Slide
Cách 2 : Định thời gian cho một Slide
Vào Menu Slide Show + Slide Transition
Khoảng thời gian tự động trình diễn mm:ss ( phút – giây )
Nhấn Apply to All Slide : áp dụng cho tất cả, nếu không chỉ áp dụng cho Slide hiện hành
Cách này thì các đối tượng trong Slide xuất hiện có khoảng thời gian bằng nhau
Khi trình diễn ta có thể có một số thiết lập như sau
Vào Slide Show + Set up Show
Có thể chọn All hay từ Slide mấy đến thứ mấy
Lặp cho đến khi nhấn ESC
5. In Slide
ØMở trình diễn muốn in
ØVào Menu + File / Page Setup chọn cỡ giấy cho phù hợp ở mục Slide sized for; chọn hướng in Slide ở mục Orientation xong OK để ấn định.
ØVào Menu + File / Print hoặc nhấn Ctrl + P và làm việc với hộp thoại:
Xác định Slide cần in ở mục Print Range.
Chọn dạng in ở mục Print What (Slide: Mỗi trang mỗi Slide, Handout: Mỗi trang nhiều Slide, Note Page: Slide và các phần chú thích, Outline View: Phát thảo của trình diễn).
ấn định số trang cần in ở mục Copies.
Chọn xong OK.
Phần Bài Tập
Bài số 1 : Ghi vào đĩa tên : bai1
Tạo một trình diễn gồm 2 Slide gợi ý như sau :
+ Thiết kế Slide thứ nhất theo gợi ý như trên
+ Chọn Slide 1 : Nhấn Ctrl+D để nhân ra một Slide giống hệt , sau đó sửa lại văn bản ở Slide 2 cho phù hợp
+ Dùng một Template mẫu để ấn định dáng vẻ của các Slide vừa thiết kế
+ Nhấn nút Design trên thanh công cụ
Trong danh sách chọn mẫu là Blends, nhấn chuột vào mũi tên bên phải của Slide mẫu và chọn Apply to All Slides ( áp dụng cho tất cả Slide )
Các bạn cũng có thể chọn mẫu template khác hay có thể vào menu Format + Background để tự đặt màu nền theo ý thích
+ Nhấn Slide Show hay ( F5 ) để trình diễn
+ Các đối tượng text ở Slide 1 mỗi dòng text đưa vào một TextBox riêng, ở Slide 2 : dòng tiêu đề đưa vào một TextBox, còn các dòng còn lại đưa vào một TextBox
Bài số 2 : Ghi vào đĩa tên bai 2
Khi trình diễn ta thấy các đối tượng Text ở cả hai Slide chưa được thiết lập hiệu ứng trình diễn.
Bài số 2 ta sẽ thiết lập hiệu ứng trình diễn cho 2 Slide trên để khi trình diễn thêm phần hấp dẫn
Cách thức tiến hành gợi ý như sau : Slide Show + Custom Animation
Chọn TextBox 1 : Nhấn nút Add Effect + Entrance + Fly, Mục Direction ví dụ chọn From Bottom
Chọn TextBox 2 : Nhấn nút Add Effect + Blinds, Mục Direction ví dụ chọn Horizoltal
Chọn TextBox 3 : Nhấn nút Add Effect + Box, Mục Direction ví dụ chọn In
Chọn TextBox 4 : Nhấn nút Add Effect + Emphasis, Mục Direction ví dụ chọn : 2 Change to Font Size
Nhấn nút Slide Show để trình diễn thử xem kết quả.
Đối với Slide 2 ta cũng tiến hành đặt hiệu ứng trình diễn tương tự
Ghi chú : Sau khi hoàn thiện bài thực hành như gợi ý, bạn cũng có thể đặt lại các hiệu ứng trình diễn theo ý thích của mình.
Bài số 3 : Ghi vào đĩa tên bài 3
Tạo trình diễn gồm 2 Slide gợi ý như sau :
Dùng Template ấn định mẫu gợi ý là Network
( Nhấn nút Design trên thanh công cụ, Trong danh sách chọn mẫu là Network, nhấn chuột vào mũi tên bên phải của Slide mẫu và chọn Apply to All Slides ( áp dụng cho tất cả Slide )
Slide 1 : Đèn đom đóm, dùng WordArt
ảnh dùng clip Art + vào menu Insert + Picture + Clip Art, ở khung phải chọn O
File đính kèm:
- HOC VI TINH MAM NON.doc