Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) là môn học

nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh, bằng những phương pháp riêng, kết

hợp với các lý thuyết kinh tế và các phươngpháp kỹ thuật khác nhằm đến việc

phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến

kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong doanh

nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định

chính sách.

pdf236 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN LÝ THUYẾT 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) là môn học nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh, bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách. Để quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải tổ chức hạch toán kinh doanh một cách chính xác mà còn phải tích cực tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Tiền thân của phân tích hoạt động kinh doanh là công việc có tính xem xét đơn giản một số chỉ tiêu tổng quát dựa trên dữ liệu của bảng tổng kết tài sản – còn gọi là phân tích kế toán hay kế toán nội bộ. Do sự đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý, sự mở rộng về quy mô cũng như xu hướng đi vào chiều sâu và chất lượng của các hoạt động doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh với nội dung, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiêu cứu riêng biệt, tất yếu trở thành một khoa học độc lập và ngày càng hoàn chỉnh. 3 Phân tích hoạt động kinh doanh hướng đến thị trường không phải nhằm xây dựng những kế hoạch một cách máy móc, cứng nhắc mà là công cụ phục vụ cho những quyết định ngắn hạn và dài hạn, đòi hỏi chủ động, linh hoạt ngay cả đối với các mặt hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh vì thế tương đồng với các môn học mới xuất hiện chừng vài thập niên trở lại đây – chủ yếu ở các nước phát triển, như: kế toán quản trị – management accounting; phân tích báo cáo tài chính – the analysis of financial statements, quản trị tài chính – financial management. 1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm chúng đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. Các nhà phân tích tìm cách lượng hoá những tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hoá, thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Đồng thời cũng cần phải nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp. Do vậy, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh không phải là các số liệu chung chung mà phải được lượng hoá cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến việc thực hiện các chỉ tiêu đó để đánh giá. Ví dụ: 4 Nói đến lợi tức thì ở đây là lợi tức trước thuế hay sau thuế, lợi tức đạt được trong 06 tháng hay là cả năm, lợi tức tất cả các mặt hoạt động hay chỉ là kết quả của một mặt hàng chính nào đó. Hay khi nói đến các nhân tố tác động, ta có chỉ tiêu sau: Giá trị sản lượng = Tổng số giờ làm việc x Giá trị bình quân một giờ Đối tuợng phân tích ở đây là chỉ tiêu giá trị sản lượng có hai nhân tố tác động là tổng số giờ và giá trị bình quân một giờ làm việc. Việc thực hiện kế hoạch của đối tượng phân tích sẽ tùy thuộc vào việc thực hiện kế hoạch của hai nhân tố tác động trên. 1.1.3. Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh • Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường; • Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch; • Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn; • Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích; • Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp; • Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị. Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và các loại đồ thị hình tượng, thuyết phục. 5 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH 1.2.1. Phương pháp so sánh Để phương pháp này được phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong quá trình phân tích cần thực hiện đầy đủ ba bước sau: Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh. Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Nếu: • Kỳ gốc là năm trước: Muốn thấy đuợc xu hướng phát triển của đối tượng phân tích. • Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): Muốn thấy được việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng theo dự kiến hay không. • Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): Muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp. • Kỳ gốc là năm thực hiện: Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán hay kỳ báo cáo. Bước 2: Điều kiện so sánh được. Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian: Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, quý, năm …) và phải đồng nhất trên cả ba mặt: • Cùng phản ảnh nội dung kinh tế. • Cùng một phương pháp tính toán. • Cùng một đơn vị đo lường. 6 Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cần phải được quy đổi về cùng quy mô tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành …) Bước 3: Kỹ thuật so sánh. Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của của các chỉ tiêu kinh tế. Ví dụ: Có số liệu tại một doanh nghiệp sau: Chệnh lệch Số TT Khoản mục Kế hoạch Thực hiện Số tuyệt đối Số TĐ (%) 1 Doanh thu 100.000 130.000 +30.000 30,0 2 Giá vốn hàng bán 80.000 106.000 +26.000 32,5 3 Chi phí hoạt động 12.000 15.720 +3.720 31,0 4 Lợi nhuận 8.000 8.280 +280 3,5 Bảng 1.1. Bảng phân tích biến động các khoản mục * Chú ý: Chi phí hoạt động gồm chi phí bán hàng cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh tình hình thực hiện (TH) so với kế hoạch (KH): • Doanh thu: đạt 130%, vượt 30% (30 triệu đồng) • Giá vốn hàng bán: đạt 132,5%, vượt 32,5 % (26 triệu đồng) • Chi phí hoạt động: đạt 131%, vượt 31% (3,720 triệu đồng) 7 • Lợi nhuận: đạt 103,5%, vượt 3,5% (0,28 triệu đồng) Ta hãy cùng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để có kết luận cuối cùng: • Tỷ suất LN kế hoạch = (8.000/100.000)x100% = 8% • Tỷ suất LN thực hiện = (8.280/130.000)x100% = 6,37% Nhận xét: Trong kỳ thực hiện doanh thu vượt kế hoạch 30%, tuy nhiên các chỉ tiêu về giá vốn và chi phí kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ tăng truởng doanh thu (32,5% và 31%) vì vậy làm cho lợi nhuận tăng không đáng kể. Mặt khác, tỷ trọng của chi phí so với doanh thu qua hai kỳ như sau: ( ) ( ) 80.000 + 12.000 Kế hoạch: 100% 92% 100.000 106.000 + 15.720 Thực hiện: 100% 93, 63% 130.000 × = × = Tỷ trọng chi phí trong kỳ đạt và vượt so với kế hoạch: 93,63% - 92%= 1,63% đã làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm đi tương ứng: 6,37% - 8% = -1,63%. Kết luận của quản trị: • Phải tìm cách kiểm soát chi phí bán hàng và tiết kiệm chi phí kinh doanh; • Giữ tốc độ tăng chi phí hàng bán và chi phí kinh doanh thấp hơn tốc độ tăng doanh số, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. So sánh bằng số bình quân: Là dạng đặc biệt của so sánh tuyệt đối, biểu hiện tính đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ảnh đặc điểm chung của một đơn vị kinh tế, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. So sánh mức động tương đối có điều chỉnh theo quy mô chung: 8 Mức động tương đối là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu có liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Mức động tương đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh) Ta có công thức xác định cụ thể cho từng đối tượng: Biến động doanh thu = Doanh thu TH - (Doanh thu KH Chỉ số giá) Biến động quỹ lương = Quỹ lương TH - (Quỹ lương KH %hoàn thành DT) × × Ví dụ: Tại doanh nghiệp X trong quý I năm 2006, tổng mức tiền lương của công nhân thực tế (kỳ phân tích) đã chi ra là 300 triệu đồng. Nhưng nếu theo dự kiến (kỳ kế hoạch hay kỳ trước) thì tổng mức tiền lương của công nhân có thể chi ra là 200 triệu đồng. Giả sử doanh nghiệp trong quý I này đã hoàn thành kế hoạch sản xuất sản lượng sản phẩm bằng 160%. Nếu gọi H là hệ số điều chỉnh, F1, F0 là tổng mức tiền lương của công nhân sản xuất kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch, thì mức biến động tương đối được xác định như sau: Số tuyệt đối: ∆F = F1 – F0 . H 1 0 Số tương đối: 100% . F F H × Trong đó, F0.H là tổng mức tiền lương của công nhân kỳ kế hoạch, nhưng đã được điều chỉnh theo trình độ hoàn thành kế hoạch về sản lượng sản phẩm. Vận dụng công thức ta tính được: ∆F = 300 – 200 x 1,6 = -20 (triệu đồng) 300Hay tương đương với: 100% 93,7% 200 1,6 × = × Nhận xét: Tổng mức tiền lương của công nhân sản xuất thực tế chi ra không phải là tăng lên, mà đã tiết kiệm được 20 triệu đồng so với kế hoạch, với số tương đối giảm đi 6,3%. Nghĩa là nếu doanh nghiệp X hoàn thành kế hoạch sản phẩm 9 hàng hóa là 100% thì được phép chi ra là 200 triệu đồng tổng mức tiền lương của công nhân. Do doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản lượng sản phẩm bằng 160%, thì được phép chi ra là 320 triệu đồng về tổng mức tiền lương, nhưng trên thực tế doanh nghiệp chỉ chi ra là 300 triệu đồng nên đã tiết kiệm được 20 triệu đồng về chi phí tiền lương công nhân, với số giảm tương đối là –6,3% (93,7% - 100%). 1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Bước 1: Xác định công thức. Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: Doanh thu = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ Chi phí NVL trực tiếp = Số lượng sản xuất x Lượng NVL tiêu hao x Đơn giá nguyên vật liệu Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau. Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích. So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích. ( Nhân tố ) ( Nhân tố ) 10 Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích; Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể hiện bằng phương trrình: Q = a . b . c Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 . b1. c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0 Q1 – Q0 = ∆Q: mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tượng cần phân tích. ∆Q = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0 Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế) • Thay thế bước 1 (cho nhân tố a) a0 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b0 . c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: ∆a = a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0 • Thay thế bước 2 (cho nhân tố b) a1 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: ∆b = a1 . b1 . c0 – a1. b0 . c0 • Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c) a1 . b1 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: ∆c = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ∆a + ∆b +∆c = ∆Q Ví dụ: Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau: 11 CHỈ TIÊU KỲ KẾ HOẠCH KỲ THỰC HIỆN Số lượng sản phẩm sản xuất 1.000 sp 1.200 sp Số giờ lao động cho 1 SP 8 giờ 7 giờ Đơn giá một giờ công 2.000 đồng 2.500 đồng Bảng 1.2. Tình hình sản xuất sản phẩm Yêu cầu: Hãy phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp. Công việc phân tích được tiến hành như sau: Xác định công thức: Gọi: Q0, Q1 là sản lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch và kỳ thực tế; H0, H1 là số giờ lao động cho 1 sản phẩm kỳ kế hoạch và kỳ thực tế; P0, P1 là đơn giá một giờ công của kỳ kế hoạch và kỳ thực tế; C0, C1 là chi phí nhân công trực tiếp kỳ kế hoạch và thực tế; ∆C là đối tượng cần phân tích; Vậy ta có: C0 = Q0.H0.P0 = 1000 x 8 x 2000 = 16.000.000 đồng. C1= Q1.H1.P1 = 1.200 x 7 x 2500 = 21.000.000 đồng. ∆C = C1 – C0 = 21.000.000 – 16.000.000 = 5.000.000 đồng (đối tượng phân tích) Tính các mức ảnh hưởng của các nhân tố: Thay thế bước 1 (cho nhân tố Q): Q1.H0.P0 = 1.200 x 8 x 2000 = 19.200.000 đồng. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Q: Q1.H0.P0 – Q0.H0.P0 = 19.200.000 – 16.000.000 = 3.200.000 đồng. Thay thế bước 2 (cho nhân tố H): 12 Q1.H1.P0 = 1.200 x 7 x 2000 = 16.800.000 đồng. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố H: Q1.H1.P0 – Q1.H0.P0 = 16.800.000 – 19.200.000 = -2.400.000 đồng. Thay thế bước 3 (cho nhân tố P): Q1. H1. P1 = C1 = 21.000.000 đồng Mức độ ảnh hưởng của nhân tố P: Q1. H1. P1 – Q1. H1. P0 = 21.000.000 – 16.800.000 = 4.200.000 đồng. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: 3.200.000 + (-2.400.000) + 4.200.000 = 5.000.000 đồng. Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố: Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để khắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn. Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau. * Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản, dễ tính toán so với các phương pháp xác định nhân tố ảnh hưởng khác. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số %. Nhược điểm: Khi xác định nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, trong thực tế các nhân tố có thể thay đổi. 13 Việc sắp xếp trình tự các nhân tố phải từ nhân tố sản lượng đến chất lượng, trong thực tế việc phân biệt rỏ ràng giữa nhân tố sản lượng và nhân tố chất lượng là không dễ dàng. 1.2.3. Phương pháp số chênh lệch Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bước như vậy, tuy chỉ khác điểm sau: Khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thay vì ta tiến hành thay thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố để tính ảnh hưởng của từng nhân tố. Ví dụ: Lấy số liệu ví dụ trên Aûnh hưởng của nhân tố sản lượng = (1200sp - 1000sp) x 8giờ/sp x 2000đ/giờ = 3.200.000 đồng Aûnh hưởng của giờ công tiêu hao = 1200sp x (7giờ/sp - 8giờ/sp) x 2000đ/giờ = - 2.400.000 đồng Aûnh hưởng của đơn giá giờ công = 1200sp x 7giờ/sp x (2500đ/giờ -2000đ/giờ) = 4.200.000 đồng Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: 3.200.000 + (-2.400.000) + 4.200.000 = 5.000.000 đồng Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố có quan hệ bằng tích số, và thương số đến chỉ tiêu phân tích mà thôi. * Chú ý: Nếu có các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích trong kỳ gốc và thực hiện: Kỳ kế hoạch = A0 x B0 x C0 x D0 Kỳ thực hiện = A1 x B1 x C1 x D1 Ta có: 14 Aûnh hưởng của nhân tố (A) = (A1 – A0) x B0 x C0 x D0 Aûnh hưởng của nhân tố (B) = A1 x (B1 – B0) x C0 x D0 Aûnh hưởng của nhân tố (C) = A1 x B1 x (C1 – C0) x D0 Aûnh hưởng của nhân tố (D) = A1 x B1 x C1 x (D1 – D0) 1.2.4. Phương pháp liên hệ cân đối Cũng là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là nhân tố độc lập. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: Tài sản và nguồn vốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh; nhu cầu vốn và sử dụng vốn v.v.. Ví dụ: Dùng phương pháp liên hệ cân đối, phân tích các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ qua số liệu sau: Đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Thực hiện 90.000 1.100.000 1.110.000 80.000 Kế hoạch 100.000 1.000.000 1.050.000 50.000 Bảng 1.3. Tình hình nhập – xuất – tồn Ta có liên hệ cân đối: Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Xuất trong kỳ + Tồn cuối kỳ Suy ra: Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ (Q) (a) (b) (c) 15 Gọi: Q là chỉ tiêu cần phân tích; a, b, c là các nhân tố – có liên hệ độc lập, ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích. Ta có đối tượng phân tích (∆Q): Tồn kho cuối kỳ – Tồn kho cuối kỳ = 80.000 – 50.000 = 30.000 ngđ ∆Q = Q1 – Q0 = ∆a + ∆b - ∆c. Như vậy: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (tồn đầu kỳ): ∆a = a1 – a0 = 90.000 – 100.000 = -10.000 ngđ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (Nhập trong kỳ): ∆b = b1 – b0 = 1.100.000 – 1.000.000 = 100.000 ngđ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (Xuất trong kỳ): ∆c = c1 – c0 = 1.110.000 – 1.050.000 = 60.000 ngđ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆Q = Q1 – Q0 = ∆a + ∆b - ∆c = -10.000 + 100.000 + 60.000 = 30.000 ngđ Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngay cả công tác hạch toán. Ta xét ví dụ cụ thể: Từ kết quả cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán sẽ giúp nhà quản lý cơ cấu tài tính hiện tại và việc sử dụng nguồn tài chính đó mang lại hiệu quả như thế nào, để từ đó có những dự báo cho thời gian tới. 16 Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch A. Tài sản ngắn hạn 400 440 + 40 A. Nợ phải trả 300 340 + 40 I. Tiền 50 70 + 20 I. Nợ ngắn hạn 100 80 - 20 II. Phải thu 100 120 + 20 II. Nợ dài hạn 200 260 + 60 III. Tồn kho 250 250 - B. Vốn chủ sở hữu 700 770 + 70 B. Tài sản dài hạn 600 670 + 70 I. Vốn chủ sở hữu 700 770 + 70 I. Tài sản cố định 500 610 + 110 1. Vốn đầu tư CSH 550 550 - II. Đầu tư dài hạn 100 60 - 40 2.LN chưa phân phối 150 220 + 70 Cộng tài sản 1.000 1.110 + 110 Cộng nguồn vốn 1.000 1.110 + 110 Bảng 1.4. Bảng phân tích các khoản mục bảng cân đối kế toán Nhìn chung tổng tài sản cũng như nguồn vốn cuối kỳ tăng 110 triệu so với đầu năm, như vậy về quy mô hoạt động ở doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể. Về mặt tài sản: Chủ yếu tăng do tài sản cố định tăng 110 triệu, sau đó là các khoản phải thu tăng 20 triệu, còn đầu tư dài hạn giảm 40 triệu. Về mặt nguồn vốn: Chủ yếu tăng do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 70 triệu và nợ dài hạn tăng 60 triệu, còn nợ ngắn hạn giảm 20 triệu. Sử dụng phương pháp cân đối để phân tích, với sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ta thấy, doanh nghiệp đã giảm các khoản đầu tư dài hạn, tăng nợ vay dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định, kết quả hoạt động trong năm doanh nghiệp đã tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 70 triệu đồng. 1.2.5. Phương pháp hồi quy Hồi quy – nói theo cách đơn giản, là đi ngược lại về quá khứ (regression) để nghiên cứu những dữ liệu (data) đã diễn ra theo thời gian (dữ liệu chuỗi thời gian – time series) hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm (dữ liệu thời điểm hoặc dữ liệu chéo – cross section) nhằm tìm đến một quy luật về mối quan hệ giữa 17 chúng. Mối quan hệ đó được biểu diễn thành một phương trình (hay mô hình) gọi là: phương trình hồi quy mà dựa vào đó, có thể giải thích bằng các kết quả lượng hoá về bản chất, hỗ trợ củng cố các lý thuyết và dự báo tương lai. Theo thuật ngữ toán, phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích hay biến độc lập – independent variable), đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc – dependent variable), nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích. Trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, hồi quy là công cụ phân tích đầy sức mạnh không thể thay thế, là phương pháp thống kê toán dùng để ước lượng, dự báo những sự kiện xảy ra trong tương lai dựa vào quy luật quá khứ. a. Phương pháp hồi quy đơn Còn gọi là hồi quy đơn biến, dùng xét mối quan hệ tuyến tính giữa 1 biến kết quả và 1 biến giải thích hay là biến nguyên nhân (nếu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả). Trong phương trình hồi quy t

File đính kèm:

  • pdfgiao trinh phan tich hoat.pdf
Giáo án liên quan