Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong các thông báo bằng văn bản hay lời
nói. Thông tin không những đến với chúng ta qua tạp chí, sách báo và các phương tiện
phát thanh, truyền hình. mà ta còn cảm nhận được thông tin ở mọi lúc mọi nơi với vô
vàn cách biểu hiện phong phú và đa dạng.
− Giọng nói của 1 người lạ qua điện thoại cũng có thể cho biết áng chừng tuổi tác,
giới tính (Cảm nhận qua thính giác).
− Nhịp mạch đập ở tay cho biết tình trạng sức khoẻ (Cảm nhận qua xúc giác).
− Những tín hiện bí ẩn từ vũ trụ gởi đến mà con người có thể cảm nhận được bằng
các phương tiên tiện đại ngày nay.
− Những đám mây giông báo hiệu 1 cơn mưa sắp đến (Cảm nhận qua thị giác).
Như vậy thông tin được thể hiện qua các thông báo hết sức đa dạng do tự nhiên và xã hội
tạo ra theo 1 qui tắc nào đó mà mọi sinh vật tuỳ mức độ phải hiểu biết các để tồi tại và
phát triển.
− Thông báo bằng ngôn ngữ viết, nói, cử chỉ của loài người.
− Thông báo bằng âm thanh, động tác của loài vật.
− Thông báo bằng tín hiệu (màu sắc, mùi vị.) của thực vật.
Nhiều thông báo khác nhau có thể chứa các thông tin như nhau hay gần như nhau. Nhưng
cùng một thông báo có thể được hiểu không như nhau hoặc thậm trí trái ngược nhau do
mức độ hiểu qui tắc xác định thông báo không như nhau hoặc hiểu theo quy tắc đối lập
nhau.
− Với cùng 1 khái niệm “mẹ” được biểu thị bởi nhiều từ khác nhau theo từng ngôn
ngữ.
− Một bản nhạc, 1 bức tranh. sẽ được cảm thụ khác nhau tuỳ trình độ của người
thưởng thức.
111 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tin học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ThS. Đặng Thanh Hải
ThS. Hoàng Mạnh Hùng
BÀI GIẢNG TÓM TẮT
TIN HỌC CƠ SỞ
Dành cho sinh viên khối tự nhiên
(Lưu hành nội bộ)
Đà Lạt 2008
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “ Tin học cơ sở “ được biên soạn theo chương đào tạo hệ thống tín chỉ
của trường Đại Học Đà Lạt. Mục đích biên soạn giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên
khối tự nhiên những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin.
Tuy có rất nhiều cố gắng trong công tác biên soạn nhưng chắc chắn rằng giáo trình
này còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi xin trân trọng tiếp thu tất cả những ý kiến đóng góp
của các bạn sinh viên, cũng như của các đồng nghiệp trong lĩnh vực này để hoàn thiện
giáo trình, phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học tin học đang ngày càng phát triển ở nước
ta.
Khoa Công Nghệ Thông Tin
Trường Đại Học Đà Lạt
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I – THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN......................................................7
I.1 CÁC KHÁI NIỆM THÔNG TIN..............................................................................................7
I.2 XỬ LÝ THÔNG TIN ............................................................................................................8
I.3 CÁC NGUYÊN LÝ XỬ LÝ THÔNG TIN TỰ ĐỘNG ..................................................................8
I.4 CẤU TRÚC HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG TIN TỰ ĐỘNG.........................................................10
CHƯƠNG II – KHÁI NIỆM CƠ SỞ..................................................................................12
II.1 ĐƠN VỊ THÔNG TIN CỦA MÁY TÍNH ...............................................................................12
II.2 HỆ ĐẾM .........................................................................................................................13
II.3 MÃ HOÁ THÔNG TIN CHO VIỆC LƯU TRỮ .......................................................................14
II.4 HỆ NHỊ PHÂN .................................................................................................................15
II.4.1 CộNG NHị PHÂN...........................................................................................................16
II.4.2 BIỂU DIỄN HỖN SỐ BẰNG NHỊ PHÂN ...........................................................................16
II.5 CÁCH LƯU TRỮ SỐ NGUYÊN ÂM ....................................................................................17
II.6 CÁCH LƯU TRỮ HỖN SỐ.................................................................................................19
CHƯƠNG III – GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY TÍNH .............................................22
III.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN....................................................................................................22
III.2 NHIỆM VỤ XỬ LÝ DỮ LIỆU CỦA MÁY TÍNH...................................................................22
III.3 PHÂN LOẠI MÁY TÍNH ..................................................................................................23
III.4 PHẦN CỨNG MÁY TÍNH ................................................................................................24
III.5 ĐƠN VỊ XỬ LÝ TRUNG TÂM ..........................................................................................24
III.6 BỘ NHỚ MÁY TÍNH.......................................................................................................25
III.7 THIẾT BỊ NHẬP .............................................................................................................26
III.8 THIẾT BỊ XUẤT .............................................................................................................27
III.9 CẤU HÌNH MÁY TÍNH....................................................................................................27
III.10 PHẦN MỀM.................................................................................................................31
III.10.1 Khái niệm phần mềm..........................................................................................31
III.10.2 Phân loại phần mềm ..........................................................................................31
CHƯƠNG IV – HỆ ĐIỀU HÀNH.......................................................................................33
IV.1 KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH...........................................................................................33
IV.2 NGUYÊN TẮC NẠP HỆ ĐIỀU HÀNH ...............................................................................33
IV.3 HỆ ĐIỀU HÀNH MS–DOS ............................................................................................33
IV.3.1 Các đặc điểm........................................................................................................33
IV.3.2 Cấu trúc Hệ điều hành MS–DOS .........................................................................33
IV.3.3 Cài đặt Hệ điều hành ...........................................................................................34
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 4
IV.3.4 Nội dung Hệ điều hành MS-DOS .........................................................................34
IV.3.5 Tập lệnh DOS .......................................................................................................34
IV.3.6 Tạo đĩa khởi động MS-DOS .................................................................................35
IV. 4 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS...........................................................................................36
IV.4.1 Các đặc điểm........................................................................................................36
IV.4.2 Cài đặt Hệ điều hành ...........................................................................................36
IV.4.3 Khởi động và thoát khỏi Windows Xp..................................................................45
IV.4.4 Các thuật ngữ thường sử dụng trong Windows ...................................................46
IV.4.5 Cửa sổ chương trình.............................................................................................49
IV.4.6 Cài đặt Font chữ...................................................................................................50
IV.4.7 Thay đổi màn hình nền, độ phân giải...................................................................50
IV.4.8 Cài đặt và loại bỏ chương trình ...........................................................................51
IV.4.9 Cấu hình ngày, giờ cho hệ thống .........................................................................52
IV.5 CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS EXPLORER ...........................................................................53
IV.5.1 Giới thiệu..............................................................................................................53
IV.5.2 Thao tác với Thư mục và Tập tin .........................................................................55
IV.5.3. Thao tác với đĩa...................................................................................................58
CHƯƠNG V – CÁC CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG.....................................................60
V.1 CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TIẾNG VIỆT.............................................................................60
V.1.1 Vấn đề tiếng Việt trong Windows ..........................................................................60
V.1.2 Font chữ và Bảng mã............................................................................................60
V.1.3 Các kiểu gõ tiếng Việt...........................................................................................61
V.1.4. Sử dụng Unikey.....................................................................................................61
V.2 LUYỆN ĐÁNH MÁY VỚI KP TYPING TUTOR ..................................................................63
V.2.1. Khởi động KP Typing Tutor .................................................................................64
V.2.2. Cách đặt tay trên bàn phím ..................................................................................64
V.2.3. Chọn bài tập .........................................................................................................65
V.2.4. Thay đổi các tuỳ chọn...........................................................................................65
V.3 SOẠN THẢO VĂN BẢN BẰNG MIRCOSOFT WORD..........................................................66
V.3.1 Giới thiệu ...............................................................................................................66
V.3.2 Cách khởi động......................................................................................................66
V.3.3 Môi trường làm việc ..............................................................................................66
V.3.4 Tạo một tài liệu mới...............................................................................................68
V.3.5 Ghi tài liệu ra đĩa ..................................................................................................68
V.3.6 Mở tài liệu đang tồn tại trên đĩa............................................................................69
V.3.7 Thoát khỏi môi trường làm việc.............................................................................70
V.3.8 Nhập văn bản.........................................................................................................70
V.3.9 Thao tác trên khối văn bản ....................................................................................71
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 5
V.3.10 Thiết lập Tab........................................................................................................72
V.3.11 Các kỹ năng định dạng văn bản ..........................................................................74
V.3.12 Định dạng đoạn văn bản .....................................................................................79
V.3.13 Thiết lập Bullets và Numbering ...........................................................................80
V.4. LÀM VIỆC VỚI BẢNG TÍNH BẰNG MICROSOFT EXCEL..................................................84
V.4.1 Giới thiệu ...............................................................................................................84
V.4.2 Workbook...............................................................................................................84
V.4.3 Các thao tác căn bản .............................................................................................84
V.4.4 Công thức và hàm..................................................................................................88
V.4.5 Nhóm hàm Toán học – Lượng giác (Math & Trig) ...............................................91
V.4.6 Nhóm hàm Thống kê (Statistical) ..........................................................................92
V.4.7 Nhóm hàm Chuỗi (Text) ........................................................................................93
V.4.8 Nhóm hàm Ngày giờ (Date & Time)......................................................................94
V.4.9 Nhóm hàm Logic (Logical)....................................................................................95
CHƯƠNG VI – INTERNET VÀ DỊCH VỤ WORLD WIDE WEB ...............................97
VI.1. GIỚI THIỆU INTERNET.................................................................................................97
VI.1.1 Internet đã bắt đầu như thế nào? .........................................................................97
VI.1.2. Thông tin gì được cho phép đưa lên Internet?....................................................97
VI.1.3. Nguyên lý hoạt động của Internet .......................................................................98
VI.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.....................................................................................................98
VI.2.1. Địa chỉ Internet ...................................................................................................98
VI.2.2. Một số thành phần trên Internet..........................................................................99
VI.3. CÁC DỊCH VỤ THÔNG DỤNG TRÊN INTERNET............................................................100
VI.3.2. Dịch vụ Thư điện tử (Mail Service)...................................................................100
VI.3.3. Dịch vụ Tin điện tử (News) ...............................................................................100
VI.3.4. Dịch vụ Truyền tập tin (FTP: File Transfer Protocol) .....................................101
VI.3.5. Dịch vụ WEB (World Wide Web – WWW) ........................................................101
VI.4. TRÌNH DUYỆT WEB INTERNET EXPLORER (IE) ........................................................101
VI.4.1. Khởi động và thoát khỏi Internet Explorer .......................................................101
VI.4.2. Các thành phần trong màn hình Internet Explorer...........................................102
VI.4.3. Làm việc với các trang Web ..............................................................................103
VI.4.4. Tìm kiếm thông tin.............................................................................................104
VI.4.5 Webmail..............................................................................................................106
CHƯƠNG VII – VIRUS ....................................................................................................107
VII.1. GIỚI THIỆU ..............................................................................................................107
VII.2. NGUYÊN TẮC BẢO VỆ ..............................................................................................107
VII.3 VIRUS MÁY TÍNH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG ..............................................................107
VII.3.1 Virus máy tính là gì?.........................................................................................107
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 6
VII.3.2 Tính chất và phân loại Virus.............................................................................108
VII.3.3 Các phương pháp phòng và diệt Virus .............................................................109
VII.3.4 Chương trình diệt Virus BKAV .........................................................................109
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 7
CHƯƠNG I
THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
I.1 CÁC KHÁI NIỆM THÔNG TIN
Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong các thông báo bằng văn bản hay lời
nói. Thông tin không những đến với chúng ta qua tạp chí, sách báo và các phương tiện
phát thanh, truyền hình... mà ta còn cảm nhận được thông tin ở mọi lúc mọi nơi với vô
vàn cách biểu hiện phong phú và đa dạng.
− Giọng nói của 1 người lạ qua điện thoại cũng có thể cho biết áng chừng tuổi tác,
giới tính (Cảm nhận qua thính giác).
− Nhịp mạch đập ở tay cho biết tình trạng sức khoẻ (Cảm nhận qua xúc giác).
− Những tín hiện bí ẩn từ vũ trụ gởi đến mà con người có thể cảm nhận được bằng
các phương tiên tiện đại ngày nay.
− Những đám mây giông báo hiệu 1 cơn mưa sắp đến (Cảm nhận qua thị giác).
Như vậy thông tin được thể hiện qua các thông báo hết sức đa dạng do tự nhiên và xã hội
tạo ra theo 1 qui tắc nào đó mà mọi sinh vật tuỳ mức độ phải hiểu biết các để tồi tại và
phát triển.
− Thông báo bằng ngôn ngữ viết, nói, cử chỉ của loài người.
− Thông báo bằng âm thanh, động tác của loài vật.
− Thông báo bằng tín hiệu (màu sắc, mùi vị...) của thực vật.
Nhiều thông báo khác nhau có thể chứa các thông tin như nhau hay gần như nhau. Nhưng
cùng một thông báo có thể được hiểu không như nhau hoặc thậm trí trái ngược nhau do
mức độ hiểu qui tắc xác định thông báo không như nhau hoặc hiểu theo quy tắc đối lập
nhau.
− Với cùng 1 khái niệm “mẹ” được biểu thị bởi nhiều từ khác nhau theo từng ngôn
ngữ.
− Một bản nhạc, 1 bức tranh... sẽ được cảm thụ khác nhau tuỳ trình độ của người
thưởng thức.
Thông tin cũng có thể do con người cảm nhận được hoặc cũng có thể chưa cảm nhận
được bằng giác quan hay phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Shannon đưa ra cách xác định lượng thông tin có trong một thông báo qua độ đo khả năng
xảy ra các sự kiện trong thông báo. Do tính hết sức đa dạng và phức tạp của các thông báo
nên không thể lúc nào cũng xác định được độ đo khả năng xảy ra các sự kiện trong thông
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 8
báo, nên đơn vị dùng để đo lường thông tin gọi là bit, lượng thông tin là 1 bit ứng với
thông báo về 1 sự kiện có 2 trạng thái với số đo khả năng xảy ra như nhau.
Khả năng sử dụng hai số nhị phân 0, 1 (hai trạng thái thông báo) là như nhau nên thông
báo chỉ gồm 1 chữ số nhị phân được xem như là chứa đơn vị thông tin nhỏ nhất (bit viết
tắt của Binary digit).
I.2 XỬ LÝ THÔNG TIN
• Các quá trình xử lý thông tin
Xét về mặt tác động đối với các thông báo, xử lý thông tin có thể bao gồm các quá trình
sau: thu nhận, truy xuất, biến đổi, truyền thông và giải thích.
− Quá trình thu nhận (ghi nhớ thông tin): Quá trình này đối với con người là ghi và
nhớ các thông báo vào trong đầu hoặc các vật ghi nhớ trung gian.
− Quá trình truy xuất (tìm kiếm thông tin): Một tỷ lệ lớn trong lao động trí óc của
con người là tìm kiếm và thu thập thông tin.
− Quá trình biến đổi (xử lý thông tin): Các hoạt động biến đổi thông tin dẫn đến
việc thay đổi (tăng, giảm) thông tin. Biến đổi mà không làm thay đổi thông tin gọi
là quá trình chuyển đổi (mã hóa).
− Quá trình truyền: Quá trình di chuyển, dẫn thông tin đi từ nơi này, đối tượng sử
dụng này đến nơi khác, đối tượng sử dụng khác.
− Quá trình giải thích: Hoạt động mang tính trí tuệ và sáng tạo bao gồm phân tích,
so sánh, suy diễn, luận giải, đánh giá vai trò và ý nghĩa thông tin.
• Xử lý thông tin bằng máy tính
Thông thường các thông báo được chia làm 2 lớp theo đặc tính thời gian của chúng:
− Thông báo liên tục được thể hiện bằng các tín hiệu liên tục như dòng điện sóng âm,
chuyển dịch cơ học...
− Thông báo rời rạc có thể biểu diễn bằng ký hiệu nhứ số nhà, tên gọi, công thức
toán học...
• Máy tính xử lý thông báo liên tục: được gọi là máy tính tương tự hay chuyên
dụng. Máy tính xử lý thông báo rời rạc gọi là máy tính số, vì về nguyên tắc mọi thông báo
rời rạc có thể biểu diễn lại qua các chữ số theo quy tắc xác định. Như vậy máy tính số
cũng có thể xử lý thông báo liên tục nếu được trang bị thêm thiết bị biến đổi thông báo từ
dạng liên tục sang dạng số và ngược lại.
I.3 CÁC NGUYÊN LÝ XỬ LÝ THÔNG TIN TỰ ĐỘNG
Nguyên lý tự động hóa phép toán số học:
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 9
− Mọi quá trình tính toán phải dựa trên các phép tính số học cơ bản là: cộng, trừ,
nhân, chia. Để máy tính tự động hóa được một quá trình tính toán, trước hết phải
thực hiện tự động các phép tính số học cơ bản.
− Các máy tính đầu tiên do giáo sư Do thái W.Schikard (1592–1635) và nhà bác học
Pháp B.Pascal (1623–1662) chế tạo phỏng theo nguyên lý cơ giới hóa các thao tác
chuyển vận kim đồng hồ dựa trên việc dùng 1 hệ thống bánh răng ăn khớp với các
trục bánh răng. Và các máy tính này đã tự động được phép cộng, trừ và bán tự
động phép nhân, chia.
− Nhưng máy tính thực sự tự động làm được cả 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia là
do nhà toán học người đức W.Lebniz (1646–1716) thiết kế và chế tạo.
− Hạn chế của các máy tính trên là chỉ tự động thực hiện các phép toán một cách
riêng lẻ, không có khả năng nhớ kết quả trung gian.
Ví dụ Để tính biểu thức A+B×C –D các máy loại trên chỉ giúp tình từng bước sau:
Thông báo cho máy lệnh nhân B và C, máy cho kết quả BxC.
Thông báo cho máy lệnh cộng kết quả B×C và A, máy cho kết quả A+B×C.
Thông báo cho máy lệnh trừ kết quả A+B×C và D, máy cho kết quả A+B×C–
D.
Nguyên lý máy tính số của Babbage:
Nhà toán học Charles Babbage (1791–1871) luôn quan tâm đến việc chế tạo máy tự động
tính toán có khả năng giải bất cứ phương trình nào và thực hiện hầu hết mọi phép toán
phức tạp của giải tính. Ông đã đề xuất một mô hình máy hoạt động theo nguyên lý số:
Tự động hóa các phép toán số học trực tiếp với các số.
Các thành phần máy được phân định chức năng rõ ràng: đơn vị số học –logic,
bộ nhớ, đơn vị điều khiển, đơn vị vào ra.
Dùng bìa đục lỗ làm kênh liên lạc với máy tính.
• Nguyên lý máy tính phổ dụng:
Năm 1936 nhà toán học Alan Turing đã đưa mô hình lý thuyết đơn giản về thiết bị tính
toán (máy turing). Thiết bị này có thể tính được mọi hàm được xem là tính được. Điều
này có nghĩa là mọi quá trình tính toán có thể thực hiện được thì đều có thể mô phỏng lại
được trên máy turing.
Máy turing gồm:
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 10
− Một bộ điều khiển trạng thái hữu hạn, trong đó có các trạng thái đặc biệt như trạng
thái khởi đầu và trạng thái kết thúc.
− Một băng vô hạn chứa tín hiệu trên các ô.
− Một đầu đọc/ghi di chuyển trên băng (trái hay phải 1 đơn vị). Máy hoạt động từng
bước rời rạc. Bắt đầu máy khởi động với trạng thái q0, băng trắng và đầu đọc/ghi
chỉ vào ô khởi đầu. Nếu trạng thái hiện tại q trùng với trạng thái kết thúc qn thì máy
sẽ dừng. Nếu không, trạng thái q→q’, tín hiệu trên băng s→s’ và đầu đọc dịch
chuyển phải hay trái 1 đơn vị. Máy hoàn toàn xong bước tính toán và sẵn sàng cho
bước tiếp theo.
• Nguyên lý máy tính hoạt động theo chương trình được lưu và truy theo địa chỉ:
Máy tính hoạt động theo chương trình được lưu trong máy: Chương trình là một tập
hợp các lệnh máy được coi như một tập dữ liệu và do đó có thể đặt vào trong máy như
mọi dữ liệu khác. Điều đó làm tăng tốc độ tính toán vì chỉ cần phải truyền các xung điện
chứa không phải thực hiện các thao tác đọc lệnh từ ngoài vào.
Bộ nhớ được địa chỉ hóa: Để chỉ ra việc sử dụng các dữ liệu chỉ cần thay phần số trong
lệnh biểu thị cho địa chỉ của vùng nhớ chứa dữ liệu đó. Như vậy việc truy cập tới dữ liệu
được xác định thông qua địa chỉ.
Bộ đếm của chương trình: Đây là thanh ghi dùng để chỉ ra vị trí của lệnh kế tiếp theo
cần được thực hiện và nội dung của nó tự động tăng lên mỗi lần một lệnh được truy cập.
I.4 CẤU TRÚC HỆ THỐNG XỬ LÝ THÔNG TIN TỰ ĐỘNG
Hình 1.1
Dựa vào các nguyên lý trên người ta thiết lập các đặc trưng của máy tính phổ dụng như
sau:
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 11
− Máy tính trước hết phải là máy tính số, có khả năng thực hiện được dãy lệnh với
tốc độ cao, dãy lệnh này được truyền cho máy tính dưới dạng chương trình. Sau
khi truyền xong máy phải tuân theo các lệnh không có sự can thiệp của con người.
Vì máy được thiết kế xử lý thuật toán (phải thực hiện các phép toán cơ bản) nên
phải có bộ số học logic.
− Việc tổ chức và giám sát quá trình tính toán do đơn vị điều khiển. Các thao tác
được đồng bộ bằng đồng hồ trong máy. Tổ hợp giữa đơn vị số học và đơn vị điều
khiển tạo thành bộ xử lý.
− Chương trình và dữ liệu được cất trong bộ nhớ. Mọi phần tử bộ nhớ phải dễ dàng
chuyển được thông tin cho nhau.
− Máy tính phải có các đơn vị vào ra bảo đảm giữa liên lạc với thế giới bên ngoài và
thực hiện trao đổi thông tin giữa các đơn vị này với bộ nhớ máy tính.
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Đà lạt Tin học cơ sở
Trang 12
CHƯƠNG II
KHÁI NIỆM CƠ SỞ
II.1 ĐƠN VỊ THÔNG TIN CỦA MÁY TÍNH
Trong tin học thông tin được hiểu theo các con số, nó có thể rời rạc hay đếm được. Trong
một số trường hợp thông tin được chuyển đổi cho đơn giản hơn để có thể sử dụng hiệu
quả. Máy tính không thể xử lý các thông tin mà không được chia nhỏ – giải thích mà máy
tính chỉ chấp nhận các thông tin đưa ra số hoá thành từng bit.
Vậy bit là đơn vị thông tin nhỏ nhất. Bit có thể có hai giá trị tắt hay mở.
Trong trường hợp cần thể hiện nhiều thông tin hơn thì nảy sinh vấn đề thể hiện bằng
nhóm các bit. Cứ 8bit tạo thành 1 byte, 1 byte có thể đại diện cho 256 thông điệp.
Sự kết hợp các bit có thể diễn tả 1 con số, một ký tự chữa cái hay bất cứ gì khác.
− Bit– các con số: Vì máy tính được chế tạo với các thiết bị chuyển mạch nó chuyển
trạng thái dữ liệu sang dạng những con số 0 và 1 (con số theo hệ thống nhị phân).
Từ đó hệ thống chỉ taho tác trên các con số nhị phân.
− Bit– mã số: Vì máy tính chỉ làm việc với các con số nên mọi thứ đều phải chuyển
về dạng những con số. Để làm được điều này người ta đưa ra bộ mã, bộ mã đại
diện cho ký tự, con số, ký tự đặc biệt, m
File đính kèm:
- giao_trinh_tin_hoc_co_so.pdf