Gợi ý làm bài đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 khối D

Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, ông là nhà văn có quan điểm về nghệ thuật tiến bộ, nhất quán trong quá trình sáng tác của mình. Những nội dung quan điểm tuy không phát biểu trực tiếp nhưng đã được nhà văn gửi gắm trong những sáng tác của mình. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công xuất sắc của Nam Cao là quan điểm nghệ thuật được thể hiện một cách hệ thống, nhất quán và toàn diện.

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước hết là nghệ thuật vị nhân sinh. Đó là văn chương phản ánh chân thực đời sống, phục vụ cho đời sống con người. Theo ông, người cầm bút không được trốn tránh sự thực. Trong truyện ngắn Trăng sáng, ông đã nói rõ: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng sáng lừa dối, không cần ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than ”

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là quan điểm hiện thực và nhân đạo. Nam Cao cho rằng, tác phẩm phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong tác phẩm Đời thừa, ông đã viết: “ nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.”

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gợi ý làm bài đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 khối D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GỢI Ý LÀM BÀI ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 KHỐI D PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1 (2 điểm) Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, ông là nhà văn có quan điểm về nghệ thuật tiến bộ, nhất quán trong quá trình sáng tác của mình. Những nội dung quan điểm tuy không phát biểu trực tiếp nhưng đã được nhà văn gửi gắm trong những sáng tác của mình. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công xuất sắc của Nam Cao là quan điểm nghệ thuật được thể hiện một cách hệ thống, nhất quán và toàn diện. - Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước hết là nghệ thuật vị nhân sinh. Đó là văn chương phản ánh chân thực đời sống, phục vụ cho đời sống con người. Theo ông, người cầm bút không được trốn tránh sự thực. Trong truyện ngắn Trăng sáng, ông đã nói rõ: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng sáng lừa dối, không cần ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than…” - Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là quan điểm hiện thực và nhân đạo. Nam Cao cho rằng, tác phẩm phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong tác phẩm Đời thừa, ông đã viết: “… nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.” - Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao còn coi lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu. Ông xem người viết văn phải là người sáng tạo. “Nhà văn phải biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…” (Đời thừa). Ông đòi hỏi người viết phải có lương tâm nghề nghiệp, nhất là không được cẩu thả. Ông đã từng lên tiếng: “Cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. - Tóm lại, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là quan điểm tiến bộ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với quan điểm đó cùng tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tôn vinh như một hiện tượng văn học không thể thay thế. Câu 2 (5 điểm) 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả: Tô Hoài là nhà văn có những sáng tác cả trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, hồi kí, kịch bản phim...Ở thể loại nào, ông cũng để lại những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. - Giới thiệu tác phẩm và nhân vật: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được trích trong tập Truyện Tây Bắc in năm 1953 (được nhận giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955). Đây là thành quả chuyến đi công tác của Tô Hoài cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc năm 1952. Mị - nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, đánh dấu tài năng nghệ thuật đặc sắc của tác giả, nhất là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tình huống Mị cắt dây trói cứu A Phủ là sự kiện cao trào, thể hiện rõ nét tính cách nhân vật, tư tưởng của tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của Tô Hoài. 2. Thân bài - Mị vốn là một cô gái thông minh, xinh đẹp, hiếu thảo nhưng phải chịu số phận bất hạnh, phải làm "con dâu gạt nợ" cho nhà thống lí Pá Tra. Bị người nhà thống lí bóc lột, hành hạ vô cùng tàn nhẫn, Mị tưởng như đã mất hết sức sống, mất hết sự phản kháng, không còn chút hy vọng nào vào tương lai. Nhưng điều kì diệu là, không một thế lực tàn bạo nào có thể dập tắt được ngọn lửa khao khát sống, khao khát hạnh phúc của Mị. Sức sống tiềm tàng trong cô đã được khơi dậy và thể hiện trong "đêm tình mùa xuân" nhưng nhanh chóng bị A Sử vùi dập tàn nhẫn. - Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói: Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. A Phủ bị bắt trói trong nhà nhưng dường như Mị hoàn toàn không để ý, hoàn toàn vô cảm, cô vẫn "thản nhiên thổi lửa, hơ tay". - Diễn biến hành động, tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ: + Chi tiết mang tính chất tiền đề, tạo sự đổi thay mạnh mẽ trong tâm lí Mị: Mị nhìn thấy "một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xạm lại" của A Phủ. Những giọt nước mắt khổ đau, tuyệt vọng đã đánh thức trong Mị lòng thương xót đối với bản thân mình, với A Phủ. + Mị nhận thức rõ ràng và kết tội gia đình chồng, cũng là kết tội cái chế độ xã hội tàn bạo, độc ác vùi dập con người: "chúng nó thật độc ác" + Mị "phảng phất nghĩ" đến sự vô lí trong cái chết của A Phủ "người kia việc gì mà phải chết thế". Và cô nghĩ đến việc giải thoát cho A Phủ, hình dung tình thế của mình khi A Phủ đã trốn thoát và mình thì phải "trói thay vào đấy", "phải chết trên cái cọc ấy". Nhưng Mị không hề thấy sợ hãi. + Từ sự thức tỉnh về nhận thức, từ những suy nghĩ nội tâm, Mị đã quyết định hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ và cũng là tự giải phóng cho mình. Hành động đó của Mị là kết quả của sự thôi thúc mãnh liệt của tình thương người, của khao khát tự do đang trỗi dậy mãnh liệt trước tình thế bức bách. + Hành động tự giải phóng: sau khi giải cứu A Phủ, chứng kiến A Phủ được tự do, trong khoảnh khắc quyết định ấy, Mị đã quyết định vùng bỏ chạy cùng A Phủ. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí và hành động nhân vật của Tô Hoài: + Nhà văn đã mô tả tâm lí nhân vật rất biện chứng phù hợp với hoàn cảnh, tính cách nhân vật, trong mối quan hệ giữa ngoại cảnh và nội lực. + Quá trình diễn biến tâm lí nhân vật được thể hiện sinh động, tỉ mỉ, tinh tế, vừa tự nhiên, vừa bất ngờ thông qua việc tác giả phân tích những diễn biến nội tâm nhân vật, thủ pháp độc thoại nội tâm, qua các suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật. 3. Kết luận: - Mị là một nhân vật phụ nữ miền núi được xây dựng thành công trong nền văn xuôi Cách mạng Việt Nam. Cuộc đời và số phận của cô tiêu biểu cho quá trình nhận thức, giác ngộ, trưởng thành và vùng lên đấu tranh tự giải phóng của đồng bào miền núi. - Xét về mặt nghệ thuật, Mị cũng đánh dấu tài năng nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài trong việc thể hiện quá trình phát triển tính cách, miêu tả nội tâm, mối quan hệ biện chứng giữa tâm lí và hành động.... PHẦN RIÊNG (Thí sinh chọn làm một trong hai câu III.a hoặc III.b) Câu III.a Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. 1. Giới thiệu bài thơ và vị trí của đoạn thơ phải bình giảng: - Đây mùa thu tới được rút từ tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938, tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. - Bài thơ bộc lộ cảm xúc trữ tình của Xuân Diệu qua một bức tranh miêu tả bước đi của trời đất ở thời điểm chuyển mùa từ nóng qua lạnh, từ hạ sang thu. Đây là một trong những tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế, mới mẻ và nghệ thuật thơ đầy tính cách tân của một tác giả được gọi là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. - Bài thơ gồm 4 khổ. Đoạn thơ phải bình giảng là khổ thứ hai, có vị trí đặc biệt trong mạch vận động của thi tứ. 2. Tâm trạng trữ tình và cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế của Xuân Diệu - So với khổ thơ mở đầu, ở khổ thơ thứ hai, cảnh thu được mở rộng. Nhưng bước đi của thiên nhiên vẫn được cảm nhận chủ yếu ở phía cận cảnh. Trong vườn, hoa rụng, rồi cây cối đổi sắc, những luồng gió lạnh tràn về, lá “run rẩy rung rinh”, tất cả như đang chia lìa, rời bỏ nhau, để cuối cùng chỉ còn trơ lại “đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Cảnh mở ra trong không gian mà nói được bước đi của thời gian. Chi tiết nào cũng gợi buồn. Tất cả hợp lại thành một bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng của cái tôi nhạy cảm với sự sống, khát khao giao cảm với đời. - Hai câu trước của khổ thơ nói về những thay đổi của thiên nhiên được cảm nhận chủ yếu qua cái nhìn thị giác. Bằng mắt thường, có thể nhìn thấy hoa rụng. Cũng có thể quan sát bằng mắt thường cảnh “trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”. Chữ “rủa” có bản viết là “rũa”. Viết là “rủa”, câu thơ làm nổi bật sự tương phản, xung đột giữa “sắc đỏ” và “màu xanh”. Có người nói, Xuân Diệu đã mượn cách diễn đạt của văn chương Pháp. Chữ “rũa” lại có nghĩa là bào mòn, mài mòn dần. “Sắc đỏ” đang bào mòn, mài mòn dần “màu xanh”. Viết như thế, câu thơ gợi tả được sự thay đổi, sự ngả màu, có cả cái gì như là sự tan rã đang diễn ra âm thầm, mà dữ dội trong thiên nhiên. Dù viết thế nào thì ý thơ vẫn nói về sự đổi thay. Cảnh tàn mà vẫn tươi, vẫn trong sáng, vì “sắc đỏ” là màu rực rỡ, thuộc gam nóng. - Ở hai câu sau, sự thay đổi của thiên nhiên được diễn tả bằng một chi tiết tạo hình độc đáo giống như bức tranh vẽ bằng mực nước theo kiểu hội hoạ phương Đông. Trên cái nền tương phản, xung đột giữa “sắc đỏ” và “màu xanh”, nổi lên vài nhánh cây khô gầy guộc, mỏng manh, với mấy chiếc lá còn sót lại đang run rẩy trước gió, chuẩn bị lìa cành. Đang có hai cách hiểu khác nhau về câu thơ thứ ba. Cách hiểu thứ nhất: những luồng gió làm lá “run rẩy rung rinh”.Vẫn là hình ảnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng cái nhìn thị giác đang chuyển dần vào cái nhìn nội tâm. Bởi vì, lá “run rẩy rung rinh” là hình ảnh nhân hoá, làm nổi bật cái lạnh được cảm nhận bằng xúc giác. Cách hiểu thứ hai: có “những luồng run rẩy”, luồng sống đang “rung rinh”trong gân lá, cuống lá. Sự vận động này không nhìn thấy bằng mắt thường, mà chỉ có thể cảm nhận bằng da thịt. Hiểu theo cách nào, thì trước mắt ta vẫn là một hình ảnh thiên nhiên Câu III.b. Cảm nhận về khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử 1. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm - Hàn Mặc Tử là một trong số những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới lãng mạn 1932-1945. Ông đã để lại nhiều tập thơ đặc sắc, trong đó có những bài thơ rất trong trẻo và tươi sáng, hình ảnh đẹp như trong ca dao, cổ tích. Đó là các bài Tình quê, Mùa xuân chín và đặc biệt là bài Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Thơ điên của nhà thơ. - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác khi Hàn Mặc Tử đang mang bệnh nặng, phải điều trị cách li với mọi người. Nhân được nhận tấm bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc (có bức ảnh về thôn Vĩ và đằng sau là những lời thăm hỏi của Hoàng Cúc - là người bạn gái của Hàn Mặc Tử), ông đã sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. - Khổ thơ phân tích là khổ thơ thứ hai của bài thơ. 2. Bình giảng khổ thơ - Nội dung: Nội dung cảm xúc bao trùm toàn bộ khổ thơ là nỗi buồn, sự cô đơn, niềm hoài vọng, khắc khoải của tác giả. + Hai câu thơ đầu: Vẫn là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ, xứ Huế nhưng không tươi đẹp, trinh khiết như trong khổ thơ đầu mà thiên nhiên đã nhuốm màu u buồn, khắc khoải. Các hiện tượng, sự vật vốn gắn bó với nhau(gió, mây) nay chia lìa, li tán. Những sự vật đẹp đẽ (dòng sông, hoa) mang một vẻ "buồn thiu". Sự sống như bị phai nhạt, bị rút đi, bị vơi hụt rất nhiều. + Hai câu sau: Xuất hiện con người, nhưng hình ảnh con người xa xôi, mờ ảo, vô định (đại từ phiếm chỉ "ai"). Thông qua hệ thống hình ảnh mang tính biểu tượng cao (thuyền, bến, sông, trăng) câu thơ thể hiện khát khao cháy bỏng muốn được giao cảm với con người, với cuộc đời nhưng đồng thời, nhà thơ cũng ý thức rõ được hoàn cảnh thực tại nên cảm xúc thơ càng trở nên da diết, khắc khoải vô cùng. Niềm khao khát, ước mong trở thành nỗi băn khoăn, da diết (câu hỏi tu từ: "Có chở trăng về kịp tối nay?") - Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nhằm thể hiện sinh động những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. + Sử dụng những hình ảnh thơ mang tính biểu tượng và giàu giá trị biểu cảm: gió - mây, thuyền - bến, sông trăng. + Sử dụng câu hỏi tu từ: Câu thơ cuối "Có chở trăng về kịp tối nay?" khép lại khổ thơ với sự hoài nghi, nỗi khắc khoải, da diết của nhà thơ. + Sử dụng đại từ phiếm chỉ "ai". + Nhịp thơ có sự thay đổi nhằm diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình (câu thơ đầu khổ thơ như bị "bẻ đôi" thể hiện sự chia lìa, li tán của thiên nhiên tạo vật, hai câu sau nhịp thơ liền mạch thể hiện dòng cảm xúc khắc khoải, băn khoăn da diết của nhà thơ). 3. Kết luận Tiếp nối khổ thơ đầu, khổ thơ thứ hai của bài Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tâm trạng u buồn, cô đơn, niềm khát khao, mong ước đến khắc khoải da diết của nhà thơ. Từ những câu thơ, những hình ảnh thơ, ta nhận ra một Hàn Mặc Tử luôn khát khao giao cảm với cuộc đời, khát sống, khát yêu, một trái tim luôn thiết tha, gắn bó với tình đời, tình người. Bài thơ cũng thể hiện rõ nét phong cách thơ của Hàn Mặc

File đính kèm:

  • docKhoi D 2008.doc