Góp phần tập luyện một số năng lực học Vật lý cho học sinh thông qua các tiết luyện tập.

 Học sinh học Vật lý hiện nay phần lớn chỉ đầu tư vào việc giải hết bài tập khó nầy đến các bài tập khó khác mà chưa nâng cao được nhiều năng lực học Vật lý. Mặt khác trong các tiết luyện tập thường chỉ có Thầy và một số học sinh khá, giỏi hoạt động tích cực còn số đông chỉ biết ghi chép một cách thụ động, chưa có điều kiện phát triển năng lực học vật lý.

 Việc “Góp phần tập luyện một số năng lực học Vật lý cho học sinh thông qua các tiết luyện tập” các em là việc có thể làm được và tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.

 Tuy nhiên một trong những khó khăn khi thực hiện định hướng nầy là việc xác định những năng lực học Vật lý nào cần bồi dưỡng cho học sinh và chọn các bài tập tương ứng để giúp cho học sinh vừa lĩnh hội đầy đủ những yêu cầu của chương trình hiện hành vừa thực hiện được tốt nhất chủ đề trên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần tập luyện một số năng lực học Vật lý cho học sinh thông qua các tiết luyện tập., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Học sinh học Vật lý hiện nay phần lớn chỉ đầu tư vào việc giải hết bài tập khó nầy đến các bài tập khó khác mà chưa nâng cao được nhiều năng lực học Vật lý. Mặt khác trong các tiết luyện tập thường chỉ có Thầy và một số học sinh khá, giỏi hoạt động tích cực còn số đông chỉ biết ghi chép một cách thụ động, chưa có điều kiện phát triển năng lực học vật lý. Việc “Góp phần tập luyện một số năng lực học Vật lý cho học sinh thông qua các tiết luyện tập” các em là việc có thể làm được và tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên một trong những khó khăn khi thực hiện định hướng nầy là việc xác định những năng lực học Vật lý nào cần bồi dưỡng cho học sinh và chọn các bài tập tương ứng để giúp cho học sinh vừa lĩnh hội đầy đủ những yêu cầu của chương trình hiện hành vừa thực hiện được tốt nhất chủ đề trên. Bài này xin được giới thiệu ø phát thảo mô hình thực nghiệm thông qua các tiết luyện tập, mà Bản thân đã tiến hành thực nghiệm dạy các lớp 9 môn Vật lý năm học 2006 - 2007 của trường THCS Tập Sơn, nhằm cố gắng đạt những yêu cầu nói trên. ÏÌÐ NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Đáp ứng cho việc giảng dạy theo phương pháp mới. Để học sinh thích thú hơn trong việc học tập nhất là phải được điểm cao, hiểu bài và có nhiều kiến thức mới, học sinh có thể an tâm trong học tập. Vai trò của giáo viên hết sức to lớn, họ chính là người góp phần quyết định chất lượng hoạt động dạy học và giáo dục là người thầy gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Yêu cầu đạt được khi kiểm tra cũng là các kiến thức đã học và nâng cao, tuỳ thuộc vào năng lực của học sinh mà yêu cầu này đạt được những mức độ khác nhau. Nếu học sinh làm được các bài tập khó, giúp học sinh hiểu bài tốt, sẽ đưa học sinh vào tiết học sôi nổi và thích thú hơn, khi kiểm tra viết sẽ đạt điểm cao hơn. II. CÁC BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CỤ THỂ: Xây dựng tiết dạy luyện tập, các bước tiến hành nhằm thực hiện định hướng trên: 1/. Nghiên cứu trọng tâm kiến thức, mục tiêu tiết luyện tập, từ đó xác định những năng lực nào có thể tập luyện cho học sinh. 2/. Xây dựng nhóm bài tập theo mức độ nâng cao dần trên cơ sở những bài tập đã có trong SGK hiện hành vừa để d8át học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện những năng lực học Vật lý đã dự kiến. 3/. Giúp học sinh tìm tòi lời giải những bài tập đó: Tất cả học sinh được chủ động suy nghĩ nhiều hơn, làm bài tập nhiều hơn trong học tập. 4/. Rút ra những thuật toán, công thức tự tạo hoặc định hướng giải cho mỗi loại, tìm kiếm những kiến thức mới, tập luyện những năng lực học Vật lý cần thiết. Như vậy giáo viên thiết kế một phương án dạy học nhằm giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức, kỹ năng của bài học theo quy trình tự xây dựng, tự khám phá, tự trình bày theo cách hiểu của chính mình, đồng thời được tập luyện một số năng lực học Vật lý cụ thể. Học sinh hiểu được thực chất cấu trúc của bài tập, trực tiếp hoạt động giải toán Vật lý, phát huy tối đa tính độc lập của mình dưới sự hướng dẫn có giáo viên. Kết quả thu được trong hoạt động giải bài tập Vật lý là: học sinh thu được các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu chương trình cùng với một số học sinh khá, giỏi. Sau đây là một số ví dụ và cách giải minh hoạ: R1 Ví dụ 1: Mạch điện như hình vẽ ( h. 1 ) R1= 6 W, R2= 18W, R3=1,5W, U= 6V. Tính P3? ________________________ R3 __________ o o R2 Đa số học sinh tính P3 sai bằng cách: I3=; P3=UI3= 6.4=24W Vì các em chưa nắm vững hiệu điện thế giữa 2 đầu của từng điện trở. Do đó dẫn đến kết quả P3=24W sai. Cũng có một số học sinh khá vẫn bị sai ở hiệu điện thế của từng điện trở: R= R3 + R12= 1,5 + 4,5 = 6 W I =; P3= UI = 6.1 = 6W à Như vậy từ một bài toán cụ thể, trong quá trình giải quyết nảy sinh vấn đề giúp các em phán đoán tìm phương án đúng: Muốn tìm hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở, phải nhìn vào hình vẽ xem kỹ hai đầu dây của điện trở trong một đoạn mạch gồm 3 điện trở thì hiệu điện thế U3 không thể bằng hiệu điện thế U được. Giáo viên hướng dẫn học sinh phải nhận biết ngay công thức đúng là: P3=U3I3 ; Từ đó phải tìm U3= I3R3 mà I3= I nghĩa là: I3 = I = U3= I3R3= 1. 1,5 = 1,5V P3=U3I3 = 1,5. 1 = 1,5W Ví dụ 2: Mạch điện như hình vẽ ( h. 2 ) R1= 2 W, R2= 4W, nối tiếp vào U= 12V. Mắc thêm R3, Tính R3? ( I’=3A )____________ R2 R1 __________ o o R3 Học sinh làm được các phần tính như: I = U1 = IR1 = 2.2 = 4V U2 = IR2 = 2.4 =8V * Phần lớn học sinh vẫn bị lúng túng và làm sai ở hiệu điện thế hai đầu R3 : R3= hay R3 = ( sai ) * Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể là phải tìm hiệu điện thế giữa hai đầu R3 và tìm cường độ đòng điện qua R3 bằng phương pháp phân tích ngược như sau: R3 = , phải tìm U3 = U2= U23= I23.R23 = 3. 2 = 6V Phải tìm I2 = Phải tìm I3 = I23 - I2 = 3 - 1,5 = 1,5A Phải tìm I23 = I’ = 3A Phải tìm R = = Phải tìm R23 = R - R1 = 4 - 2 = 2W Từ lập các bước giải ngược với trên ta được kết quả đúng và chính xác. R3 = = * Cách khác ngắn gọn hơn: Tính: R3= Phải tìm R23 = R - R1 Phải tìm R = * Nghĩa là: R = = R23 = R - R1 = 4 - 2 = 2 W R3== TIẾN HÀNH VÀ KẾT QUẢ: Cho học sinh giải từng bài tập vào vở. Giáo viên nhấn mạnh tác dụng của mỗi bài tập. Tất cả học sinh phải làm việc một cách tích cực và đều có kết quả đối với những câu hỏi có vận dụng kiến thức cơ bản mà các học sinh từ yếu tới trung bình phải làm được. Giáo viên tích cực kiểm tra chất lượng của tất cả các kết quả đó. Điều này thể nghiệm được qua việc kiểm tra từng học sinh, cho thấy phần lớn đều giải được những bài tập nói trên. Nếu việc này được tiến hành một cách thường xuyên thì các năng lực sẽ dần dần được nâng cao. Ưu điểm: Kết quả thu được trong hoạt động giải bài tập đạt kết quả tốt. Đặc biệt học sinh tự đề xuất được nhiều bài tập đa dạng khi giải câu 3b,c nên các em rất hào hứng trong học tập. Đa số học sinh rất thích phương pháp nầy. Học sinh nắm vững kiến thức lâu hơn. Trên 100% các em đều có điểm trung bình trở lên khi làm bài kiểm tra. Tồn tại: Một số học sinh chỉ nghe giảng và ghi chép bài giải nên không đạt điểm tối đa khi kiểm tra. ơơơ KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1/ Năng lực suy luận chính xác, linh hoạt: Tóm tắt ngay bài toán bằng các kí hiệu các đại lượng đã cho và cần tìm. Ghi ngay công thức đại lượng cần tìm: R; I; I1; I2; P 2/ Năng lực tính toán đúng và hợp lý: Thay giá trị đã có vào công thức và tính nhẩm hoặc bằng máy tính. Ghi kết quả tìm được và đơn vị thích hợp 3/ Năng lực xử lý tình huống vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiển và lập công thức mới. Khái quát hoá đưa ra cách tìm hiệu điện thế giữa hai đầu dây và cường độ dòng điện qua từng trường hợp các điện trở mắc hỗn hợp. Hiệu quả giáo dục được nâng cao, kết quả học tập của các em được khả quan đó là nhờ công lao tìm tòi kiến thức mới của người thầy và sự siêng năng nhận thức của học sinh. Việc nghiên cứu triển khai dạy Vật lý lớp 9 nói riêng, vật lý THCS nói chung theo định hướng bồi dưỡng năng lực học lý cho học sinh trước hết ở các lớp 9 là một việc có thể làm được. Việc áp dụng cách làm trêm trong điều hiện nay là khả thi nếu người thầy thường xuyên đầu tư thoả đáng, trước hết là khâu chuẩn bị của bài giảng. Năng lực của người Thầy được nâng cao thêm thông qua thực tiển nghiên cứu kỹ hơn toàn bộ chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo qua việc dự kiến được diễn biến trong giờ học. II. CÁC YÊU CẦU ĐỂ ĐẠT: Yêu cầu đạt được khi giải bài tập là củng cố và nâng cao kiến thức. Tuỳ thuộc vào năng lực của học sinh mà yêu cầu nầy đạt được những mức độ cao thấp khác nhau. Một số năng lực học lý cần định hướng tới khi dạy các tiết luyện tập vật lý 9: 1/ Năng lực suy luận chính xác, linh hoạt: Khả năng nhớ tên, kí hiệu các đại lượng, các đơn vị của các đại lượng. Khả năng nhớ, nắm vững các công thức chính đã học 3/ Năng lực tính toán đúng và hợp lý: Khả ngăng tính đúng, nhanh Khả năng kết hợp tính nhẩm, tính viết, tính bằng máy tính Khả năng kiểm tra lại các bước tính toán và đơn vị hợp lý. * Đề nghị: Chuyên đề này chưa gọi là hoàn chỉnh. Trong thời gian thực hiện còn nhiều thiếu sót. Xin quý đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho hoàn chỉnh hơn. Giúp sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, hiệu quả giáo dục ngày càng cao.

File đính kèm:

  • docGop phan tap luyen nang luc hoc vat ly.doc