Hãy nhận biết và phát huy năng khiếu tư duy nội tâm của trẻ

Năng khiếu này ở trẻ có thể được thể hiện thông qua những tình huống tự nhiên hàng ngày. Hãy quan sát xem trẻ có chủ động đặt và gợi vấn đề trong mọi tình huống hay không? Trẻ có bản lĩnh bảo vệ ý kiến của mình và không nghe theo đám đông hay không? Trẻ có dành nhiều thời gian ngồi mày mò làm trò chơi, cắt quần áo cho búp bê hay tháo lung tung gấu bông, đồ chơi để tìm hiểu cấu trúc bên trong của chúng hay không? Trẻ có tự tin nói lên những suy nghĩ của mình không? Trẻ có chịu khó ngồi học một mình không, có dễ tập trung không, có bị phân tán không? Trẻ có luôn cố gắng đạt được mục đích không? Sau đây là một số gợi ý cho việc phát huy tối đa khiếu tư duy logic nội tâm của trẻ

Cho trẻ vận động trước khi ngồi vào bàn học: Thông thường trẻ được vận động (ví dụ chạy, nhảy theo nhạc, tập một số động tác thể dục) sẽ tư duy nhạy bén hơn và tập trung tốt hơn.

Tạo cho trẻ không gian yên tĩnh, không bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài. Một không gian yên tĩnh sẽ làm cho trẻ tập trung tốt hơn, khi đó dễ có khuynh hướng suy nghĩ độc lập hơn.

Tập cho trẻ cách “lắng nghe” những cảm giác của mình bằng cách mở những loại nhạc khác nhau (pop, rock, rap, hip – hop, đồng quy, cổ điển ) và sau mỗi đoạn nhạc, hãy hỏi cảm giác của trẻ như thế nào.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hãy nhận biết và phát huy năng khiếu tư duy nội tâm của trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÃY NHẬN BIẾT VÀ PHÁT HUY NĂNG KHIẾU TƯ DUY NỘI TÂM CỦA TRẺ NGUYỄN MINH ANH Trường CĐSP Mẫu giáo Trung Ương 3 Năng khiếu này ở trẻ có thể được thể hiện thông qua những tình huống tự nhiên hàng ngày. Hãy quan sát xem trẻ có chủ động đặt và gợi vấn đề trong mọi tình huống hay không? Trẻ có bản lĩnh bảo vệ ý kiến của mình và không nghe theo đám đông hay không? Trẻ có dành nhiều thời gian ngồi mày mò làm trò chơi, cắt quần áo cho búp bê hay tháo lung tung gấu bông, đồ chơi để tìm hiểu cấu trúc bên trong của chúng hay không? Trẻ có tự tin nói lên những suy nghĩ của mình không? Trẻ có chịu khó ngồi học một mình không, có dễ tập trung không, có bị phân tán không? Trẻ có luôn cố gắng đạt được mục đích không? Sau đây là một số gợi ý cho việc phát huy tối đa khiếu tư duy logic nội tâm của trẻ Cho trẻ vận động trước khi ngồi vào bàn học: Thông thường trẻ được vận động (ví dụ chạy, nhảy theo nhạc, tập một số động tác thể dục) sẽ tư duy nhạy bén hơn và tập trung tốt hơn. Tạo cho trẻ không gian yên tĩnh, không bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài. Một không gian yên tĩnh sẽ làm cho trẻ tập trung tốt hơn, khi đó dễ có khuynh hướng suy nghĩ độc lập hơn. Tập cho trẻ cách “lắng nghe” những cảm giác của mình bằng cách mở những loại nhạc khác nhau (pop, rock, rap, hip – hop, đồng quy, cổ điển…) và sau mỗi đoạn nhạc, hãy hỏi cảm giác của trẻ như thế nào. Tập cho trẻ suy nghĩ một cách độc lập bằng cách đặt vấn đề và kích thích trẻ tưởng tượng ra câu trả lời. Ví dụ: “tại sao máy bay lại bay được như chim”. Và sau đây là một trong số những câu trả lời của một trẻ năng khiếu, tư duy logic nội tâm. “Chắc là ở bên trong máy bay người ta có để nhiều chim và khi chúng bay cùng một lúc thì máy bay sẽ bay theo…”. Hãy luôn khen ngợi để khích thích trẻ tưởng tượng và sáng tạo. Tinh thần trách nhiệm của trẻ được hình thành từ cảm giác hài lòng khi làm một việc đáng khen. Chơi trò chơi “Nếu – thì…” với trẻ: Nếu con là ngưởi nổi tiếng thì con sẽ là ai, tại sao? Nếu con là một nhân vật trong truyện cổ tích thì là ai? tại sao? Nếu con biến thành một con thú hay con chim thì con muốn mình sẽ biến thành con gì, tại sao? nếu con biến mình thành một bông hoa thì con muốn mình sẽ biến thành bông hoa gì? tại sao?… Hãy tin rằng trí tưởng tượng của con người chúng ta là vô hạn. Hãy trao quyền cho trẻ và cho trẻ thời gian để chọn một trong nhiều cách giải quyết vấn đề. Nếu trẻ hỏi: “Con nên mang đồ chơi nào sang nhà bạn Vũ chơi, máy bay hay điện thoại nhựa”, bạn không nên trẻ lời câu hỏi của trẻ theo ý thích của bạn. hãy để trẻ tự giải quyết theo cách riêng của chúng bởi cuộc sống tương lai là của chúng. Hãy gợi hỏi để trẻ chọn lựa. Vậy các con sẽ chơi trò chơi gì nào? Trò chơi đó cần máy bay hay điện thoại? Ở nhà bạn Vũ có điện thoại hay máy bay chưa?…”. Trẻ phải phân tích, so sánh để tìm ra cách giải quyết. Rèn luyện óc phán đoán cho trẻ trong những tình huống hàng ngày, nếu mây đen kéo đến thì điều gì sẽ xảy ra? Có nên bắt nhốt 1 con chim vào lồng hay không? Nên nhớ rằng trong tất cả mọi tình huống không nên cho ý kiến của mình ngay mà nên bắt đầu câu trả lời của bạn bằng một câu hỏi ngược lại: “Con như nhứ thế nào” hay “Theo con thì phải giải quyết việc này ra sao?”. Khuyến khích trẻ nói lên cách giải quyết một số vấn đền như: Làm thế nào để hát hay? Làm thế nào để vẽ đẹp? làm thế nào để học tốt? làm thế nào để trở thành trẻ ngoan? Hãy cho trẻ một khoảng thời gian tự suy nghĩ và khuyến khích trẻ bảo vệ ý kiên của mình. Tập cho trẻ trao đổi về cách đặt kế họach cho những công việc cụ thể, xác định mục đích và cách đạt được mục đích đó. Chẳng hạn: “Trong tuần này con sẽ cố gắng đàn thuộc và hay bản nhạc cô yêu cầu. Vậy trong những việc cần làm là mỗi ngày con sẽ dành 10 phút để tập bản nhạc đó”. Khuyến khích trẻ chơi những trò chơi phát triển tư duy logic như: Tìm những từ có âm đầu là B, M, A… Hãy tìm và kể tên những vật mà con tìm thấy ở torng nhà bếp, ở vườn, ở ngoài đường. Đặt những tấm hình phong cảnh gần nhau và yêu cầu trẻ tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của chúng. Trẻ có năng khiếu, tư duy logic nội tâm dễ thành công trong những lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi óc phân tích cá nhân, kỹ năng làm việc độc lập như: Giáo dục, tâm lý, triết học, luật, kiểm tra, giám sát, đánh giá công việc và sản phẩm, thiết kế, đồ họa, kiến trúc, nghiên cứu khoa học, hóa chất, vật lý …), công nghệ máy tính.

File đính kèm:

  • dockinh nghiem Hay nhan biet va phat huy nang khieu tu duy cua tre.doc