Câu 1: VHVN gồm mấy bộ phận hợp thành
A.2 bộ phận B. 3 bộ phận
C. 4 bộ phận D. 5 bộ phận
Câu 2: VHDG gồm mấy thể loại hợp thành
A. 10 thể loại B. 11 thể loại
C.12 thể loại D. 13 thể loại
Câu 3: Đâu là khái niệm hoạt động giao tiếp
A.Hoạt động giao tiếp là hoạt động giữa người nói với người nghe nhằm mục đích trao đổi thông tin
B.Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động diễn ra theo hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
C.Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhămg thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, về hành động.
Câu 4: Hoạt động giao tiếp diễn ra chịu sự chi phối của mấy nhân tố ?
A. 4 nhân tố B. 5 nhân tố
C.6 nhân tố D. 7 nhân tố
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi và đáp án Môn : Văn 10 Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Sơn Động số 3
Giáo viên: Lộc Thị Hương
Hệ thống câu hỏi và đáp án
Môn : Văn 10
Học kỳ II
Kiến thức hết tuần 17
Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: VHVN gồm mấy bộ phận hợp thành
A.2 bộ phận B. 3 bộ phận
C. 4 bộ phận D. 5 bộ phận
Câu 2: VHDG gồm mấy thể loại hợp thành
A. 10 thể loại B. 11 thể loại
C.12 thể loại D. 13 thể loại
Câu 3: Đâu là khái niệm hoạt động giao tiếp
A.Hoạt động giao tiếp là hoạt động giữa người nói với người nghe nhằm mục đích trao đổi thông tin
B.Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động diễn ra theo hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
C.Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhămg thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, về hành động.
Câu 4: Hoạt động giao tiếp diễn ra chịu sự chi phối của mấy nhân tố ?
4 nhân tố B. 5 nhân tố
C.6 nhân tố D. 7 nhân tố
Câu 5: Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương giao tiếp với người đọc về vấn đề gì ?
A.Về cuộc đời, than phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
B. Về chiếc bánh trôi nước
C. Về vẻ đẹp của người phụ nữ.
Câu 6: Thế nào là văn bản?
A.Văn bản là sản phẩm của quá trình giao tiếp.
B. Văn bàn là sản phẩm của cá nhân.
C. Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
Câu 7: Theo lĩnh vực và hoạt động giao tiếp người ta chia ra làm mấy loại văn bản?
A.4 loại văn bản B. 5 loại Văn bản
C.6 loại văn bản D.7 loại văn bản
Câu 8: Sử thi Đăm Săn là của dân tộc nào?
A.Dân tộc Ba Na B. Dân tộc Tày
C. Dân tộc Ê Đê D. Dân tộc Nùng
Câu 9: Đoạn trích “chiến thắng Mtao-Mxây” nói lên Đăm Săn là anh hung như thế nào?
A.Trọng danh dự
B. Gắn bó với hạnh phúc gia đình.
C. Thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc
D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 10: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể về việc gì?
A. Kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
B. Kể về tình yêu,
C.Kể về tình cảm cha con.
Câu 11: Qua câu truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nhân dân ta muốn nêu lên:
A. Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
B. Cách xử lý mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
C. Cả A và B
Câu 12: Sử thi I – li – át là của nước nào?
A.Ba lan B. Pháp
C.Ai Cập D. Hi lạp
Câu 13: Đoạn trích Uy – lit – xơ trở về kể về:
A.Việc trở về của Uy – lit – xơ.
B. Cảnh trở về sau hai mươi năm xa cách.
C. Kể về việc Uy – lit – xơ đánh thắng 108 tên cầu hôn.
Câu 14: “Ra – ma buộc tội” trích từ sử thi nào?
A.I – lit – át B.Ô – đi -Xê
C. Ra ma – ya – na D. Ma – ha – bha – ra – ta.
Câu 15: Sử thi Ra –ma – ya – na kể về người anh hung nào?
A.Đăm săn B. Uy – lit – xơ
C. Ac – ma – na D. Ra ma
Câu 16: Sự việc Xi ta quyết định bước lên giàn hỏa thiêu trong đoạn trích Ra–ma buộc tội là sự việc tiêu biểu nhất vì:
A.Sự việc đã phát triển đến cực điểm của mâu thuẫn giữa người buộc tội với người bị buộc tội, giữa cái sai và cái đúng.
B. Hành động đó thể hiện quyết tâm của Xi – ta đấu tranh đến cùng cho danh tiết của mình.
C.Sự việc đó là cái mốc giải tỏa mọi suy đoán chủ quan của Ra – ma và đưa Xi – ta trở lại bản chất đẹp đẽ của nàng và hạnh phúc vợ chồng.
D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 17: Giữa Xi – ta trong Ra – ma –ya – na và Vũ Nương trong truyện Người con gái Nam Xương có điểm giống nhau là cùng bị oan ức, bị nghi ngờ về danh tiết, cùng tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Nhưng giữa hai nhân vật có điểm riêng nào?
A.Xi – ta bị Ra – ma ruồng bỏ vì danh dự anh hùng – nhà vua.Còn Vũ Nương bị Trương Sinh ruồng bỏ vì sự ghen tuông tầm thường.
B. Xi – ta là nhân vật sử thi còn Vũ Nương là nhân vật truyện ngắn thuộc văn học viết
C. Cả A và B.
Câu 18: Sự việc, chi tiết tiêu biểu có vai trò gì trong văn bản tự sự ?
A.Dẫn dắt câu chuyện.
B. Tô đậm tính cách nhân vật.
C. Thể hiện chủ đề và nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện.
D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 19: Miêu tả và biểu cảm…
Hãy chép tiếp vào chỗ 3 chấm để hoàn thành nhận định vai trò của miêu tả và biểu cảm trong văn bản từ sự.
Câu 20: Diễn biến tâm trạng của Uy – lit – xơ trong đoạn trích Uy – lit – xơ trở về là :
A.Kiên nhẫn, đợi chờ.
B. Giận dỗi, lo âu
C. Cảm thông trân trọng.
D. Cả 3 ý kiến trên.
Câu 21: Truyện cổ tích “Tấm Cám” có chủ đề là:
A.Thể hiện sức sống. sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.
B. Sức mạnh của cái thiện thắng cái ác.
C. Phản ánh mâu thuẫn cà xung đột trong gia đình phụ quyền thời xưa.
Câu 22: Chủ đề của truyện Tam đại Con gà là gì ?
A.Phê phán thầy đồ dốt.
B. Chế giễu thầy đồ.
C. Chê cười, chế giễu thầy đồ giỏi, giấu dốt.
D. Trào phúng sự ngu dốt nhưng lại cố tình giấu dốt, càng che giấu càng bộc lộ và làm trò cười cho mọi người.
Câu 23: Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thường sử dụng những liệu pháp nghệ thuật:
A.So sánh ẩn dụ
B. Biểu trưng.
C. Phóng đại.
D. A và B.
Câu 24: Ca dao hài hước thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật :
A.Chi tiết, hình ảnh hài hước.
B. Cường điệu phóng đại.
C. So sánh đối lập.
D. Cả 3 ý kiến trên.
Phần II: Phần Tự luận.
Câu 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong lời ca dao sau:
Trâu ơi ta bảo trâu này.
………………………
Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (Vấn đề ô nhiễm môi trường)
Câu 3: Cảm nghĩ của anh (chị) về một tác phẩm văn chương.
Câu 4: Tưởng tượng mình là Cô Tấm trong truyện Tấm Cám và kể lại câu chuyện với một kết thúc khác tác giả dân gian.
Câu 5: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành,xuống Thủy cung,Trọng Thủy đã tìm lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại với ngôi kể thứ nhất.
Câu 6: Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy bằng lời của anh ( chị) với một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.
Câu 7: Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao – Mxây.
Câu 8: Hãy là Tê – lê –mác kể lại cảnh người cha của mình là Uy – lit –xơ trở về.
Câu 9: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất của anh (chị)
Câu 10: Viết bài văn miêu tả con chim bị nhốt trong lồng.
Câu 11: Kể lại đoạn trích Uy – lit –xơ trở về theo lời kể của Pê – nê – lốp.
Câu 12: Kể lại đoạn Ra – ma buộc tội theo lời kể của Ra – Ma.
Câu 13: Ghi lại cảm nghĩ của anh (chị) về những ngày dầu tiên đến trường THPT.
Câu 14: Cảm nhận của anh (chị) về thời khắc giao mùa thu sang đông.
Câu 15: Cảm nghĩ của anh (chị) về tình bạn.
Câu 16: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về chùm ca dao yêu thương tình nghĩa
Câu 17: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về chùm ca dao hài hước.
Câu 18: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về một bài ca dao mà mình thích.
Câu 19: Hãy kể một câu chuyện cười theo lời anh (chị) không dùng hình thức đối thoại.
Câu 20: Suy nghĩ của anh (chị) về lối sống của thanh niên hiện nay.
Câu 21: Suy nghĩ của anh (chị) khi nhìn những em bé không nơi nương tựa.
Câu 22: Anh (chị) hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đàu bằng cụm từ thân em…nêu cảm nghĩ của anh (chị) về những lời ca dao ấy.
Câu 23: Qua truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Trủy, anh (chị) thấy tình cảm và suy nghĩ của người xưa đối với nhân vật như thế nào?Thể hiện điều đó tác giả dân gian đã chọn các sự việc chi tiết nào?
Câu 24: Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của Uy – lit – xơ và Pê – nê – lốp trong sử thi Ô –đi – xê của Hi lạp.
Câu 25: Suy nghĩ của anh (chị) về truyện cổ tích Tấm Cám.
Câu 26: Vẻ đẹp của Đăm Săn qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao – Mxây”.
File đính kèm:
- ngan hang de hap dan.doc