Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 20 tiết 55- Trả bài kiểm tra học kì i

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết nhập vai kể chuyện.

- Sự cần thiết của kiến thức xã hội để viết bài nghị luận xã hội.

2. Kỹ năng:

- Hiểu được những ưu điểm, khuyết điểm của bài kiểm tra.

- Rèn luyện kĩ năng viết đúng bài văn nói chung.

3. Thái độ: nghiêm túc trong đánh giá năng lực của bản thân.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, SGK, SGV, bài kiểm tra học kì.

- HS: Đọc lại đề và chuẩn bị dàn ý trước ở nhà.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Nội dung bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 20 tiết 55- Trả bài kiểm tra học kì i, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuàn 20: Tiết: 55 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết nhập vai kể chuyện. - Sự cần thiết của kiến thức xã hội để viết bài nghị luận xã hội. 2. Kỹ năng: - Hiểu được những ưu điểm, khuyết điểm của bài kiểm tra. - Rèn luyện kĩ năng viết đúng bài văn nói chung. 3. Thái độ: nghiêm túc trong đánh giá năng lực của bản thân. II. CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, SGK, SGV, bài kiểm tra học kì. - HS: Đọc lại đề và chuẩn bị dàn ý trước ở nhà. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: HĐ của GV-HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: Ghi lại đề bài lên bảng Câu 1 (2 điểm): Quan điểm về Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Câu 2 (3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về học đi đôi với hành. Câu 3 (5 điiểm): Nhập vai nhân vật An Dương Vương kể lại câu chuyện đời mình, từ khi gả con cho Trọng Thủy cho đến hết. - HS: Xác định yêu cầu đề + Kiểu bài + Các ý chính cần đạt * Về nhà lập dàn ý. - GV: Nhận xét, gợi ý. HĐ2 - GV: Nhận xét (với một số bài làm cụ thể) những ưu điểm, khuyết điểm của bài kiểm tra. + Nêu điển hình những bài đạt yêu cầu: diễn đạt tốt, bố cục rõ ràng, chọn được s.việc, c.tiết t.biểu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp,… + Nêu một số lỗi cơ bản HS còn mắc phải về chính tả, ngữ pháp, viết luông tuồng, chưa có bố cục,… *Có thể chọn một bài đạt yêu cầu đọc cho cả lớp nghe. * Điểm cụ thể và điểm thống kê. I. PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý 1. Xác định: kiểu bài, các ý chính cần đạt (câu 2 và câu 3) Câu 2: NL về một tư tưởng đạo lí. (Kèm hướng dẫn chấm) Câu 3: Văn tự sự (Kèm hướng dẫn chấm) II. NHẬN XÉT 1. Ưu điểm: 2. Nhược điểm: 4. Củng cố: theo từng phần của bài học. 5. Hướng dẫn tự học: - Đọc kĩ lại bài kiểm tra, chú ý những khuyết điểm để khắc phục ở bài kiểm tra HKII. - Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết: 56 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Dàn ý và yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn thuyết minh. - Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh về một đề tài gần gũi, quen thuộc. - Thực hành lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh về một đề tài gần gũi, quen thuộc. 3. Thái độ: Thể hiện lòng yêu mến danh lam thắng cảnh... và giới thiệu dến với mọi người. II. CHUẨN BỊ - GV: Giaó án, SGK, SGV. - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1- Ổn định lớp. 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Nội dung bài mới: HĐ của GV- HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS: Trả lời từng câu hỏi sgk. Bổ sung - GV: Nhận xét và chốt lại các ý chính. HĐ2 - GV: Viết một bài văn thuyết minh giới thiệu với người đọc về một tác giả văn học mà anh (chị) yêu thích. - HS: Xác định đề tài Lập dàn ý 1. Xác định đề tài: Thuyết minh về tác gia văn học Nguyễn Trãi. 2. Lập dàn ý : a) Mở bài - Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà thơ lớn của VHTĐVN, một danh nhân văn hoá thế giới - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử dân tộc và VH nước nhà b) Thân bài : - Cách 1: Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác - Cách 2: Thuyết minh cề cuộc đời và sự nghiệp qua các thời kì: + Từ nhỏ đến khi cùng Lê Lợi đánh thắng quân Minh + Thời kì làm quan cho nhà Lê đến khi ở ẩn ở Côn Sơn (11428 - 1439) + Thời kì ra làm quan tiếp cho nhà Lê đến khi bị vu oan và bị giết (1440-1442) c) Kết bài : Khẳng định, nhắc lại vị trí, tầm quan trọng của Nguyễn Trãi trong toàn bộ nền VHVN cũng như trong LS của dân tộc - GV: Nhận xét, gợi ý HS bổ sung Từ kết quả bài tập, hãy nêu cách lập dàn ý một bài văn thuyết minh - HS: Trả lời, đọc ghi nhớ sgk I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH 1. Bố cục: 3 phần 2. Mở bài, kết bài của bài văn thuyết minh - Mở bài : giới thiệu đối tượng t.minh - Kết bài: nêu giá trị, ý nghĩa hoặc vị trí của đối tượng trong đời sống 3. Phần thân bài: (Có thể sắp xếp theo các cách đã nêu trong sách) II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH 1. Xác định đề tài: 2. Lập dàn ý: a, Mở bài b, Thân bài c, Kết bài * Ghi nhớ sgk 4. Củng cố: Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ sgk. 5. Hướng dẫn tự học: - Tự đưa ra vấn đề thuyết minh và luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. - Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết : 57 PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú- Trương Hán Siêu) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Niềm tự hào về truyền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. - Sử dụng lối “chủ – khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh điển cố chọn lọc, câu văn tự do phóng túng,... 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú : kết cấu, hình tượng, lời văn, đồng thời thấy được những đặc sắc nghệ thuật của bài Phú sông Bạch Đằng. 3. Thái độ: Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú Sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả. II. CHUẨN BỊ - GV: Giaó án, SGK, SGV - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1- Ổn định lớp. 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Bài mới: HĐ của GV-HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV: Vài nét về tác giả? - HS: Dựa vào tiểu dẫn phát biểu - GV: Nhận xét, chốt lại các ý chính. Thể loại, hoàn cảnh ra đời của bài phú? -HS: Trả lời. - GV: Bổ sung, chốt ý. HĐ2 - HS: +Đọc tác phẩm và tìm hiểu các chú thích (câu 1). +Tìm bố cục bài phú, nội dung chính của từng đoạn. - GV: Nhận xét và bổ sung bố cục. Cho HS hoạt động nhóm + N1: Trả lời câu hỏi 2 + N2: Trả lời câu hỏi 3 - HS: Trao đổi, thảo luận Đại diện trình bày ( Tìm chi tiết sgk chứng minh) - GV: Phân tích bổ sung. Chốt ý chính. - HS: Trả lời câu hỏi 4 sgk. Bổ sung. - GV: Phân tích, hướng dẫn HS tìm chi tiết chứng minh. Chốt ý chính. “Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng … phá Hoằng Thao”. “Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, - Hùng hổ sáu quân, giáo gươm …” - GV: Lời ca của các vị bô lão nhằm khẳng định điều gì? - HS: Trả lời - GV: Phân tích, chốt ý Lời ca nối tiếp của khách nhằm khẳng định điều gì? - HS: Trả lời - GV: Chốt ý Đặc sắc nghệ thuật của bài phú? - HS: Trả lời - GV: Bổ sung, giảng giải, chốt ý - GV: Ý nghĩa văn bản? - HS: Trả lời, đọc lại phần ghi nhớ. - GV:Yêu cầu làm bài tập 2. - HS: Làm bài tập I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - (? - 1354), là người có học vấn uyên thâm. - Tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông – Nguyên, được các vua Trần và nhân dân kính trọng. 2.Tác phẩm: - Thể loại: phú cổ thể - Hoàn cảnh ra đời: Khi vương triều nhà Trần có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung: a.Hình tượng nhân vật “khách”: - Khách xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. - Tráng chí bốn phương được gợi qua hai loại địa danh: + Lấy trong điển cố TQ: Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,…(đi qua bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng) + Địa danh của đất Việt: Đại Than, Đông Triều, sông Bạch Đằng -> cảnh thật hùng vĩ, hoành tráng nhưng cũng thật ảm đạm, hiu hắt. - Tâm trạng: vừa vui sướng, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc. b. Hình tượng của các bô lão : Người kể lại và bình luận các chiến tích trên sông Bạch Đằng: - Chiến tích ”Ngô chúa phá Hoằng Thao”, đặc biệt chiến tích “nhị thánh bắt Ô Mã”: + Hai bên xuất quân với binh lưc hùng hậu. + Cuộc chiến diễn ra gay go quyết liệt. + Cuối cùng quân ta chiến thắng. - Thái độ, giọng điệu kể:đầy nhiệt quyết, tự hào của người trong cuộc. - Lời kể sử dụng những câu dài ngắn khác nhau, phù hợp với tâm trạng và diễn biến trận đánh: + Những câu dài, dõng dạc, gợi không khí trang nghiêm. + Những câu ngắn gọn, sắc bén, dựng lên khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp. - Lời suy ngẫm, bình luận: chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua; khẳng định vị trí, vai trò của con người. -> Cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc. - Lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí: bất nghĩa thì tiêu vong còn người có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. c. Lời ca, lời bình luận của “khách” : - Ca ngợi “hai vị thánh quân”, ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng. - Khẳng định chân lí: Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt,“nhân kiệt” là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “đức cao” 2. Nghệ thuật: - Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú và đa dạng,…. - Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương,… 3. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc. * Luyện tập: Cả 2 bài đều thể hiện: - Niềm tự hào về chiến công trên sông Bạch Đằng. - Khẳng định, đề cao vai trò, vị trí của con người. 4. Củng cố: theo từng phần của bài dạy. 5.Hướng dẫn tự học: - Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời ca của nhân vật “khách” ở cuối bài phú: “ Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đất cao” - Học thuộc lòng một số câu yêu thích. - Soạn bài: Đại cáo bình Ngô – Phần tác giả. IV. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt tuần 20 – 17/12/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 10 2012T20.doc