Việt Nam
• Là quốc gia nằm dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Năm 1883, triều đình Huế ký kết Hiệp ước Harmand với đế quốc Pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của họ trên khắp An Nam.[4] Từ sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến
• Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp.
• Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn.
o Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến.
o Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
o Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản.
Nguồn gốc
1. Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam:
o Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước;
o Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái;
o Truyền thống lạc quan, yêu đời;
o Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo.
2. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
o Tư tưởng văn hóa phương Đông: Nho giáo, Phật giáo;
o Tư tưởng và văn hóa phương Tây: thắng lợi của cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ, tư tưởng dân chủ phương Tây,.;
3. Chủ nghĩa Marx-Lenin: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh;
4. Nhân tố chủ quan: phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn cảnh ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàn cảnh ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Việt Nam
Là quốc gia nằm dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Năm 1883, triều đình Huế ký kết Hiệp ước Harmand với đế quốc Pháp, thừa nhận quyền bảo hộ của họ trên khắp An Nam.[4] Từ sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến
Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp.
Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn.
Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến.
Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản.
Nguồn gốc
Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam:
Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước;
Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái;
Truyền thống lạc quan, yêu đời;
Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo.
Tinh hoa văn hóa nhân loại:
Tư tưởng văn hóa phương Đông: Nho giáo, Phật giáo;
Tư tưởng và văn hóa phương Tây: thắng lợi của cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ, tư tưởng dân chủ phương Tây,...;
Chủ nghĩa Marx-Lenin: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh;
Nhân tố chủ quan: phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
Những nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tuyên truyền cho cuộc vận động "Học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm cơ bản về giải phóng dân tộc, giai cấp và con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; tư tưởng về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người công bộc thật trung thành của nhân dân.
Về vấn đề dân tộc
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
"Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". - Hồ Chí Minh
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Hồ Chí Minh đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị[5].
Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước. Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"[6]
Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế: "Các dân tộc ở đó (ở phương Đông) không bao giờ có thể ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới... Ngày mà hàng trăm triệu người châu Á bị nô dịch và áp bức sẽ thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một nhóm bọn thực dân tham tàn và chính họ sẽ hình thành được một lực lượng đồ sộ vừa có thể thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa đế quốc, vừa giúp đỡ những người anh em phương tây trong sự nghiệp giải phóng”[7]
Về chủ nghĩa xã hội
Khái niệm chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nhiều ý nghĩa khác nhau, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
- Chủ nghĩa xã hội như là một phong trào lịch sử mang tính chính trị xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, ở đây, Hồ Chí Minh hiểu chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa Marx-Lenin.
- Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản mà hình thức xấu xa, tàn bạo nhất của nó là chủ nghĩa thực dân, cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới. [8]
Định nghĩa chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:
Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người.
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.[9]
"Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [10]
"Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân"[10]
"Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ...Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" [10]
Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.[11]
Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải đi lên bằng con đường gián tiếp.
Phải thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc trước, sau đó mới từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Về thời gian của thời kỳ quá độ: xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.
Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.
Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, trong đó xây dựng là trọng tâm, là nội dung cốt lõi, lâu dài.[12]
Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ:
Chính trị: giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Kinh tế: nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội. Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Văn hóa - xã hội: nhấn mạnh vấn đề xây dựng con người mới.[13]
Về đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng.
Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong tác phẩm “Nên Học Sử Ta”, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi…”[14]
Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng là bạn với tất cả mọi nước dân chủ.
Theo Hồ Chí Minh, "phải làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản"[15]
Về nông dân
Bài chi tiết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân
Xem giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của phong trào dân tộc, là cơ sở cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, chịu áp bức bởi thực dân Pháp và tay sai (phong kiến và địa chủ), sẵn sàng đứng lên cùng công nhân trong cuộc cách mạng vô sản đang phát triển. Trong Sách lược cách mạng của Đảng, Người viết: “ Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông”.
Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng “hữu khuynh” và “tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Về công nhân
Bài chi tiết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nhân
Tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, bất kỳ họ lao động trong công nghệp hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp công nhân. Chủ chốt của giai cấp ấy, là những công nhân tại các xí nghiệp như nhà máy, hầm mỏ, xe lửa v.v. Những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông v.v. cũng thuộc giai cấp công nhân. Nhưng chỉ công nhân công nghiệp là hoàn toàn đại biểu cho đặc tính của giai cấp công nhân.
Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, kỷ luật. Công nhân là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, có trách nhiệm đánh đổ chế độ của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, xây dựng một xã hội mới. Vì những lẽ đó, giai cấp công nhân có thể lĩnh hội và thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất: chủ nghĩa Marx Lenin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và làm gương cho các tầng lớp khác. Do đó, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.[16]
Về quân sự
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là quan điểm và lý thuyết của Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. Đó là sự áp dụng lý thuyết quân sự của chủ nghĩa Marx Lenin vào thực tiễn Việt Nam, kết hợp truyền thống quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại.
Một trong các cơ sở quân sự của tư tưởng Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốc theo phương châm "quân với dân như cá với nước", tất cả sức mạnh đều từ dân mà ra. Cơ sở tiếp theo của quân sự là chính trị. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân sự phục vụ cho chính trị là một quan điểm cơ bản, đấu tranh chính trị và chiến tranh quân sự luôn gắn bó với nhau. Do đó, trong Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn có những chính trị viên và chính ủy, họ có nhiệm vụ giáo dục chính trị trong quân đội.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến của toàn dân chống ngoại xâm, bao gồm cả ba thứ quân: quân chủ lực, quân địa phương và dân quân tự vệ. Nguyên tắc "ba thứ quân" này là kế thừa từ truyền thống tổ chức quân sự cổ truyền trong lịch sử Việt Nam, khi đó các thành phần hương binh, quân các lộ và quân triều đình đều tham gia chiến sự. Chiến tranh du kích là nền tảng, kết hợp với chiến tranh chính quy, lấy nhỏ quấy phá lớn, lấy thế thắng lực, áp dụng cơ sở tinh thần chính trị khi cần, ứng dụng quân sự tiên tiến.
Chiến lược cơ bản chống đối phương xâm lược là bước đầu tiến hành quấy rối, làm hao mòn lực lượng, đánh vào tâm lý, sau đó gây sức ép chính trị để đối phương tự rút quân. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu về Chiến tranh Đông Dương như sau:
“
Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy.
”
—Hồ Chí Minh[17]
Phương pháp chiến tranh của tư tưởng này nhấn mạnh vào việc vận dụng hợp lý việc xây dựng lực lượng và đánh tiêu hao đối phương, trong đó việc xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, vũ khí, và trường kỳ mai phục vào mùa khô, ẩn nấp vào ban ngày, đánh tiêu hao địch vào mùa mưa và ban đêm.
Về dân chủ
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ có nhiều nét tương tự với chủ nghĩa Marx Lenin, tuy nhiên vẫn có những kiến giải riêng về cách vận dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Theo ông, đặc điểm dân chủ tại Việt Nam là:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân, trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựng nhân dân dân chủ chuyên chính, nghĩa là dân chủ với nhân dân, chuyên chính với những người phản động.
Tư tưởng của giai cấp công nhân (tư tưởng Marx Lenin) là tư tưởng lãnh đạo, ngày càng phát triển và củng cố.
Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng này, nhân dân có đoàn thể cách mạng chắc chắn của nó như: Công đoàn, Nông hội, Hội thanh niên, Hội phụ nữ,... thực hiện dân chủ, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.[18]
Về khái niệm "dân chủ tập trung", ông cho rằng các cơ quan chính quyền phải thống nhất, tập trung. Từ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đến Quốc hội và Chính phủ Trung ương, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung.[19]
Dân chủ là "của báu" vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Thực hành dân chủ có tác dụng giải phóng tiềm năng sáng tạo của người dân và trở thành động lực của sự tiến bộ và phát triển. Trái lại, ông cho rằng, nếu trong cán bộ, nhân dân "ít sáng kiến, ít hăng hái là vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì cách lãnh đạo của ta không được dân chủ".[20]
Hồ Chí Minh có quan điểm không khoan nhượng với những hành vi lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân danh dân chủ để chống phá cách mạng. Theo ông thì dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại. Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì nếu không chuyên chính thực sự thì "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân". Dân chủ và chuyên chính quan hệ mật thiết với nhau.[21]
Hồ Chí Minh cho rằng dưới chế độ tư bản, phong kiến, chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân. Dưới chế độ dân chủ, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.[22]
Về vấn đề giai cấp
Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển. Song đa số người lao động thì suốt đời nghèo khó, mà thiểu số người không lao động thì lại hưởng thụ thành quả lao động đó. Đó là do một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội. Họ có tư liệu sản xuất nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng. Do đó mà có giai cấp. Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng, là giai cấp bóc lột hay giai cấp tư sản. Những người lao động mà không được hưởng giá trị thặng dư và thành quả lao động là giai cấp bị bóc lột hay giai cấp công nhân. [23]
Nhận định
Tại Việt Nam
Trên cơ sở các hành động, lời nói, bài viết, phát biểu... của ông, nhiều nhà nghiên cứu đã đúc kết, khái quát lên thành "tư tưởng Hồ Chí Minh".[cần dẫn nguồn] Do phần lớn cuộc đời ông giành cho các hoạt động cách mạng và trong các giai đoạn khác nhau, quan điểm của ông có những sự chuyển dịch khác nhau, mang tính "chiến lược", hay "sách lược" phù hợp với hoàn cảnh thực tế đòi hỏi cách mạng. Khi ông mất, đất nước chưa thống nhất, và phong trào cộng sản quốc tế đang có sự phát triển song song với sự phân rẽ, nên các quan điểm của ông đến khi đó mang tính sách lược nhiều hơn là hệ thống lý luận xuyên suốt. Rất khó để phân biệt sự độc lập tư tưởng của ông với các tư tưởng khác đủ để khái quát lên thành một tư tưởng triết học hay chính trị độc lập[cần dẫn nguồn].
Theo PGS.TS Lê Văn Tích, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên kết hợp thành công sức mạnh trong nước và quốc tế - dân tộc và thời đại, yếu tố khách quan và chủ quan để tìm ra lời giải cho "Bài toán thế kỷ" đã đặt ra cho dân tộc từ đầu thế kỷ XX. Mặc dù Luận cương của Lênin cũng như những quan điểm của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp có vị trí quan trọng trong "con đường cứu nước" mà Hồ Chí Minh tìm đến; song đó chưa phải là con đường cứu nước Hồ Chí Minh, bởi lẽ đó chỉ là những nguyên tắc lý luận, định hướng mang tính phổ biến. Con đường cứu nước Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo những nguyên tắc, quan điểm ấy vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.[24]
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Marx-Lenin, được chính thức đưa ra từ Đại hội VII của Đảng.
Từ bên ngoài
Vì tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu được áp dụng ở cách mạng Việt Nam, nên hệ tư tưởng này không được nhiều các học giả Phương Tây nghiên cứu như đối với các hệ tư tưởng khác. Một số nghiên cứu đánh giá tích cực về ý nghĩa của Tư tưởng Hồ chí Minh đối với cách mạng giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam và ở Đông dương. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các vấn đề xã hội mang tính nhân văn, vẫn mang tính thời sự.
Tháng 12 năm 2008, tại cuộc Hội thảo Việt Nam học tại Hà Nội, giáo sư Yoshiharu Tsuboi, đại học Waseda, Nhật Bản, đã thu hút sự chú ý của hàng trăm nhà nghiên cứu Việt Nam và nhiều nước với bài thuyết trình nhận định Hồ Chí Minh là người "theo chủ nghĩa cộng hòa chứ không phải cộng sản". Giáo sư cho rằng: "Có lẽ giá trị mà Hồ Chí Minh coi trọng nhất trong suốt cuộc đời mình là những giá trị của nền cộng hòa", "cơ sở lý luận là Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Tóm lược bài thuyết trình: Hồ Chí Minh coi mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước; không chỉ xây dựng chế độ Dân chủ Cộng hòa mà còn xây dựng những con người đóng vai trò gánh vác quốc gia độc lập; không chỉ đất nước được độc lập, nhà nước có chủ quyền, mà phải thực hiện thứ tự do của mỗi người dân. Người dân phải trở thành chủ thể xây dựng từ dưới lên trật tự của nền cộng hòa. Từng cá nhân suy nghĩ, quyết định với tinh thần trách nhiệm cao. Hồ Chí Minh cho rằng mỗi người dân đều có quyền mưu cầu hạnh phúc và phải chủ động, tích cực tranh đấu để giành được hạnh phúc.
Khi là thành viên Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh vẫn cho rằng lúc đó cần ưu tiên "đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại độc lập cho Việt Nam chứ không phải là vấn đề giai cấp. Về mặt này, Hồ Chí Minh không phải là một người cộng sản 'chính thống' theo chủ nghĩa Marx-Lenin".
Về huyền thoại "vị Thánh dân tộc", bà Quinn-Judge, hiện dạy ở đại học Temple của Mỹ, nói Hồ Chí Minh không phải là "đồ đệ một chiều" của Quốc tế cộng sản. Quan hệ của ông với phong trào này phức tạp và mong manh, và ông thường hành động theo niềm tin của riêng mình [25]
Nhà sử học Pháp ông Pierre Brocheux: Hồ Chí Minh về bản chất thực ra là một người theo Khổng giáo. Ông luôn cố gắng kết hợp những ý tưởng của Khổng Giáo, một truyền thống ý thức hệ Đông Á với các dòng tư tưởng châu Âu, từ Marxism đến Leninism, trước sau ông là một người tốt, một người Khổng Giáo. Theo tôi, ông đã cố gắng đưa vào thực tế tính nhân và tính công bằng xã hội theo kiểu của Khổng Giáo."[26]
Những câu nói nổi bật
"Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ."
"Đảng phải gần dân, hiểu biết dân, học hỏi dân."
"Đất có bốn phương Đông Tây Nam Bắc.
Trời có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Người có bốn đức Cần Kiệm Liêm Chính.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một đức thì không thành người."
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp bể
Quyết chí ắt làm nên."
"Thắng không kiêu, bại không nản."
"Hoàn cảnh thế nào không quan trọng, quan trọng là đối phó thế nào." [27]
File đính kèm:
- Tu tuong HCM.doc